Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/01/2013 15:01 # 1
hotuanvu
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 35/110 (32%)
Kĩ năng: 38/40 (95%)
Ngày gia nhập: 25/09/2012
Bài gởi: 585
Được cảm ơn: 98
Trắc nghiệm về đạo đức nghề nghiệp


Đạo đức nghề nghiệp

Ngày nay cụm từ "Đạo đức nghề nghiệp" nên được nhắc thật nhiều để thức tỉnh một số đông người trong xã hội chúng ta ngày càng đánh mất nó.

Ví dụ 1 : Giáo viên không dạy hết cho học trò khi lên lớp, giữ lại các phần bài để dạy riêng trong các buổi học thêm. Sau đó ra bài kiểm tra bằng phần kiến thức ấy để đánh đố những học sinh không đi học thêm ở nhà thầy cô.

Ví dụ 2: Bác sĩ không chữa hết bệnh cho bệnh nhân. Họ cho thuốc theo kiểu nuôi bệnh để cho bệnh nhân cứ phải đeo theo nộp tiền cho họ. Nếu bạn chữa bệnh trong các bệnh viện chuyên khoa thì đã có các phác đồ điều trị và có bệnh án kê đơn thuốc rõ ràng, có sự quản lý và chịu trách nhiệm của các cấp lãnh đạo. Nhưng bệnh viện luôn quá tải. Người bệnh thì ngày càng đông do môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Các phòng mạch tư mọc lên như nấm. Bao nhiêu bác sĩ trong số này còn y đức? Họ kê đơn thuốc không đọc được. Chia thuốc theo từng liều gói sẵn cho bạn để bạn chả biết được đó là thuốc gì. Nếu đơn kê đúng mà thuốc có là bột khoai nghiền đóng viên bạn cũng chịu, không thể kiểm tra. Tinh vi hơn họ vờ không bán thuốc (để có vẻ là họ chỉ khám bệnh và kê đơn thôi) nhưng chỉ định nhà thuốc buộc bạn phải mua ở đó để ăn chia tiền mua thuốc của bạn với nơi bán thuốc... rất rất nhiều bài bản để lừa người xui quẩy bị bệnh.
Ví dụ 3: Nếu bạn thuê thợ xây mà không biết gì về xây dựng hoặc không có thời gian để giám sát họ sẽ ăn cắp của bạn hoặc là vật tư , hoặc là các công đoạn thực hiện công việc. Ví dụ như sơn tường phải lăn 2 lần họ chỉ lăn 1 lần, họ có thể ko đầm nền nhà của bạn trước khi lót gạch... Nếu bạn thuê người giám sát. Trong thời gian thi công thợ xây dựng sẽ mời giám sát của bạn đi nhậu Họ thành anh em với nhau và sẽ không "phản bội" nhau nữa. Vả lại bạn là người có tiền để xây nhà, bạn là người giàu. Không thể đáng thương bằng những người lao động kia được. Đó có phải là một kiểu "quan điểm giai cấp" không nhỉ? Có người nói vì là bạn ôm đồm quá, sao không giao cho nhà thầu "chìa khóa trao tay"? Xin trả lời: tôi đã từng. Nhưng để bớt chi phí nguyên liệu họ trộn bê tông không đủ qui cách, tôi sợ quá phải "đơn phương hủy bỏ hợp đồng".

Ba ví dụ trên cho các bạn những suy nghĩ gì? Tôi đều tức tối vì bị lừa nhưng ở ví dụ 3 chỉ đau vì mất của thôi (Vì phải chi thêm tiền để gia cố sửa chữa lại) Còn 2 ví dụ trên thật thấy xấu hổ cho tầng lớp những người tri thức. Họ được học hành, đào luyện để được xã hội phân công trọng trách chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục nuôi dưỡng thế hệ trẻ vậy mà chỉ vì tham vọng phì gia mà đánh mất "đạo đức nghề nghiệp". kiếm tiền trên sức khỏe, mạng sống của đồng bào và kiếm tiền thô bạo trước tầm nhìn ngây thơ của con trẻ đều là tội ác.

Con người sống trên đời cần có đạo đức, mà để sống thì con người cần làm việc, có nghề nghiệp vì thế bất cứ nghề gì cũng cần đạo đức nghề nghiệp để tạo ra giá trị, lơi ích cho xã hội, TTXD cũng vậy thôi. Nhưng mỗi người chỉ có thể có đạo đức khi nghề nghiệp của họ đảm bảo được cuộc sống, chừng nào cuộc sống còn khó khăn thì chừng đó hạt mầm đạo đức chưa đủ dinh dưỡng để mà nảy nở. Dù có cơ chế giám sát, kiểm tra đội ngũ thanh tra đó thì cũng đạt đc ít kết quả nếu đời sống của họ chưa đc bảo đảm, khác gì kiểm soát việc các giáo viên dạy thêm và đủ thứ việc làm phạm pháp khác.. Bạn làm nghề gì, đạo đức nghề nghiệp của bạn như thế nào?

Đạo đức nghề nghiệp từ lý luận đến thực tiễn

Trong mọi nghề nghiệp, để người hành nghề có thể thực hiện công việc với chất lượng cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất cho khách hàng, các cơ quan chức năng, phải thiết lập các quy định cho người hành nghề. Kế toán, kiểm toán là nghề mang tính chuyên nghiệp cao, vì vậy, càng cần phải chịu sự chi phối bởi các quy định có liên quan.

Trong những năm gần đây, việc nhiều công ty bị phá sản do lỗi của công ty kiểm toán không còn xa lạ. Sở dĩ có tình trạng này là một nguyên nhân hết sức quan trọng, không giải quyết được các xung đột lợi ích trong quá trình hành nghề, một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức của người hành nghề kiểm toán. Để khôi phục lòng tin của công chúng, IFAC cũng như hội nghề nghiệp kiểm toán ở nhiều quốc gia trên thế giới đã hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã có những thay đổi về luật pháp để điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm bảo vệ cho lợi ích của công chúng và nền kinh tế.

Nền chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên thực hiện công việc và là cơ sở để kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, thì chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, chinh các quy định về đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Khi thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một nguồn cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là một phương thức để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng vào nghề nghiệp, là một phương tiện giúp tăng cường lòng tin của công chúng vào các thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán đã hình thành và phát triển đòi hỏi Việt Nam phải tiêu chuẩn hoá các dịch vụ theo thông lệ quốc tế, trong đó, có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nhìn chung, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Việt Nam ban hành đã phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Tuy vậy, việc đưa các quy định này vào thực tế để mang lại kết quả như ý muốn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bởi vì để chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được các thành viên tôn trọng chấp hành đuúg đắn, không thể chỉ dựa trên ý chí của Nhà nước thông qua một văn bản pháp quy. Lịch sử phát triển hàng trăm năm đạo đức nghề nghiệp trên thế giới cho thấy đây là một hệ thống thể chế phức tạp, cần có sự kết hợp hài hoà giữa kỳ vọng của xã hội, vai trò của nhà nước, nỗ lực của tổ chức nghề nghiệp và ý chí của những người hành nghề. Do vậy, dù đã được ban hành hơn một năm, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vẫn còn xa lạ với khá nhiều KTV và công ty kiểm toán, đặc biệt là một số là một số các công ty kế toán vừa và nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa thiết lập cơ chế giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như không có bộ phân xét xử kỷ luật với các hành vi vi phạm đạo đức của KTV.

Chính vì vậy, để các quy định đạo đức nghề nghiệp đi vào thực tế, cần phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định.

Đạo đức nghề nghiệp - bạn có hay không?

Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Nó quyết định khả năng tồn tại của bạn trong thị trường lao động. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ngay trong cách bạn phản ứng trước những tình huống trong cuộc sống công sở hàng ngày.

Vậy liệu bạn có phải là người trung thực trong công việc và mức độ đạo đức nghề nghiệp của bạn ra sao? Hãy làm bài trắc nghiệm sau để có câu trả lời cụ thể:
1. Bạn in 200 trang tài liệu và đã dùng hết giấy trong máy in. Sau đó, bạn sẽ làm gì?

A. Cho đầy giấy vào khay ngay lúc đó

B. Nói cho mọi người xung quanh biết để họ tự cho giấy vào khi cần in

C. Không làm gì và nghĩ rằng mọi người sẽ tự biết

2. Sếp giao cho bạn một tập giấy và tình cờ trong đó có một số tài liệu mật. Bạn sẽ:

A. Trả lại ngay cho sếp khi phát hiện ra

B. Giữ lại và tìm những tài liệu bạn cần

C. Đọc tài liệu đó

3. Bạn sẽ hành động ra sao nếu đi làm muộn vì tối hôm trước đi chơi khuya?

A. Gọi điện thông báo trước cho nhóm làm việc để họ không khó chịu vì sự chậm chễ của bạn

B. Bạn đến muộn và hi vọng không ai để ý

C. Bạn đến muộn và nói đó là do tại tắc đường

4. Bạn đã không có một kì nghỉ trong nhiều tháng qua và nhận thấy rằng mình cần phải nghỉ ngơi. Bạn sẽ:

A. Nói với sếp rằng bạn cần một kì nghỉ để nghỉ ngơi và nạp năng lượng

B. Giả vờ ho và nói rằng bạn cảm thấy không khoẻ, từ đó có cớ để xin nghỉ ốm

C. Chờ đợi một ngày nào đó trong tuần sếp không đến công ty, bạn để lại lời nhắn cho mọi người rằng bạn có việc gấp và dành ngày đó để nghỉ ngơi

5. Trong một cuộc họp tẻ nhạt, bạn cảm thấy rằng mình sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn ở bàn làm việc thay vì ngồi đó. Bạn sẽ:

A. Cố gắng chịu đựng vì thật bất lịch sự khi bỏ đi giữa chừng

B. Giả vờ như nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp và trở lại bàn của mình để làm việc

C. Giả vờ vào phòng nghỉ nhưng quay lại bàn làm việc và lên Facebook

6. Bạn phát hiện ra người cùng phòng có mối quan hệ tình cảm với một thực tập sinh ở phòng kế toán.
A. Bạn coi như không biết gì

B. Bạn nói cho đồng nghiệp thân nhất của mình vì cho rằng rằng anh/chị ấy sẽ không nói với ai

C. Bạn sẽ nói cho bất kì ai muốn nghe

7. Bạn sẽ bắt đầu làm việc tại một công ty mới sau một tháng nữa. Tuy nhiên, ngày hôm sau, sếp hiện tại thông báo rằng bạn sẽ giữ vai trò chủ chốt trong dự án mới.
A. Để không cản trở công việc của anh/chị ấy, bạn thông báo rằng mình sẽ chuyển đi trong một tháng nữa

B. Bạn vẫn bắt đầu kế hoạch cùng sếp. Sau 2 tuần bạn thông báo rằng mình chỉ làm việc cho công ty 2 tuần nữa.

C. Không nói gì và làm việc cho tới ngày cuối cùng
8. Bạn biết sếp đang trong tâm trạng không vui. Bạn cũng biết rằng đồng nghiệp đang định tới chỗ sếp để yêu cầu tăng lương.

A. Bạn lặng lẽ cảnh báo đồng nghiệp rằng anh ta có thể bị “ăn mắng” nếu vào phòng sếp lúc này

B. Bạn tiếp tục làm công việc của mình và coi như không liên quan

C. Bạn không đề cập tới tâm trạng của sếp và khuyến khích đồng nghiệp đề nghị tăng lương gấp 3 lần

9. Giả sử bây giờ đang là 3h giờ chiều trước ngày nghỉ lễ. Không có điện thoại hay email gửi tới. Bạn sẽ:

A. Ở lại cơ quan đến 5 giờ vì đó là công việc của bạn

B. Chờ thêm 30 phút để chắc rằng sẽ không có gì đặc biệt xảy ra, sau đó ra về

C. Bạn đã về từ trưa

10. Sếp thích ý tưởng của bạn và không ngừng nói về nó với mọi người. Nhưng vấn đề ở chỗ, ý tưởng đó là thành quả cố gắng của bạn và đồng nghiệp. Bạn sẽ:

A. Nói với sếp: “Cám ơn sếp vì đã đánh giá cao nhưng đó không phải là ý tưởng của mình tôi. Mọi người trong nhóm đã làm việc rất chăm chỉ”.

B. Bạn nhận lời tán thưởng. Sau đó nói với đồng nghiệp mọi chuyện và rằng bạn không biết nói sao với sếp

C. Bạn nhận lời khen ngợi và cố gắng đẩy đồng nghiệp ra.
Thang điểm:

Đáp án A: 1 điểm

Đáp án B: 2 điểm

Đáp án C: 3 điểm


Kết quả:

10 điểm: bạn là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp tốt cho người khác

11 - 15 điểm: Dù không phải là người hoàn hảo nhưng bạn luôn được người khác kính trọng vì đạo đức nghề nghiệp của mình. Hãy luôn nhắc nhở bản thân phải cư xử đúng đắn.

16 - 20 điểm: Bạn đang bị lạc trên con đường đạo đức nghề nghiệp. Hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kĩ để không đi sai đường.
21 - 25 điểm: Bạn đang đứng trước bờ vực không có đạo đức nghề nghiệp và nó có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thoát khỏi bờ vực đó nếu làm việc chăm chỉ và trung thực với bản thân cũng như mọi người.

26 - 30: Mọi người coi bạn như một người không có đạo đức nghề nghiệp. Danh tiếng của bạn bị hủy hoại. Đã đến lúc bạn bắt đầu lại từ đầu để xây dựng đạo đức nghề nghiệp.

Cái nhìn của mỗi người về hạnh phúc sẽ quyết định mục đích sống của họ và đó sẽ là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp.

Nếu một giáo viên cảm thấy hạnh phúc khi thu nhập mỗi tháng của họ tăng lên từng ngày thì họ sẽ hành động như vậy. Nhưng nếu niềm hạnh phúc của một giáo viên là niềm vui khi nhìn thấy sự cố gắng, sự trưởng thành của từng lớp học sinh thì họ sẽ không hành động như vậy.

Hạnh phúc của một bác sỹ là nhìn thấy nụ cười của người bệnh khi sức khỏe hồi phục? hay niềm vui của họ tăng lên theo độ nặng của túi tiền???

Sai lầm từ hành động xuất phát từ sai lầm về nhận thức. Một bác sỹ bằng những hành động trà đạp lên lương tâm và đạo đức nghề nghiệp sau 10 năm hoặc 20 năm ông đã trở thành tỷ phú. Khi vô tình nghe đứa cháu ngoại bày tỏ thái độ căm ghét về một người bác sỹ khác có những hành động như ông từng làm cách đây 20 năm trước. khi nó đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có những người bác sỹ nhẫn tâm đến vậy? ông sẽ trả lời ntn??? Nhìn lại cuộc đời mình ông thấy mình đã làm được gì: cái duy nhất ông có thể kể để khoe với cháu mình là ông đã kiếm được 10.000.000 đồng (hay hơn nữa). Khi đi dạo trong công viên vô tình nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên gương mặt bác sỹ khác được một người nhà bệnh nhân cũ bắt tay hoan hỷ cảm ơn và nghe anh ta kể về cuộc sống hạnh phúc của ngươi bệnh đó hiện nay, ông sẽ nghĩ gì??? Liệu đã có bao nhiêu gia đình vì ông mà tan lát. Lúc đó thời gian không thể quay lại để ông có thể sống lại....

Đạo đức nghề nghiệp chỉ có ở những con người xác định đúng mục đích nghề nghiệp của mình. Nhưng thường thì mọi người lại đặt mục đích kiếm tiền lên trên hết.




 
Các thành viên đã Thank hotuanvu vì Bài viết có ích:
09/08/2013 09:08 # 2
gopgao
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 6/10 (60%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 06/08/2013
Bài gởi: 6
Được cảm ơn: 1
Phản hồi: Trắc nghiệm về đạo đức nghề nghiệp


Bạn còn bảng trắc nghiệm nào nữa không. Tình hình hiện nay đạo đức suy thoái khá nhiều, những người có TẦM và có TÂM chẳng còn bao nhiêu




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024