Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/03/2015 17:03 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
9 bản hit đình đám nhưng vô nghĩa



 

The Fox (What Does the Fox Say?) - Ylvis (2013)

Hồi mùa thu 2013, cả thế giới dường như phát điên vì câu hỏi về tiếng kêu của loài cáo. Nhiều người tỏ ra thích thú với The Fox, nhưng cũng không ít kẻ lớn tiếng chỉ trích ca khúc vô nghĩa của Ylvis, nhất là khi nó leo lên vị trí thứ 6 trên BXH đĩa đơn Billboard Hot 100 ba tuần liên tiếp.

Trên thực tế, Ylvis là một nhóm hài nổi tiếng với chương trình Tonight with Ylvis tại Nauy. Họ tạo ra The Fox với ý định biến đây thành một bản “anti-hit”, một thảm họa YouTube, nhưng rốt cuộc hiệu ứng ngược lại xảy ra. Ca khúc giúp Ylvis được cả thế giới biết đến, nhưng họ cũng chẳng mảy may quan tâm đến thành công của The Fox và vẫn tiếp tục cho ra đời những ca khúc tưng tửng, mang dáng dấp thảm họa kiểu như vậy suốt từ đó tới nay.

 

Ylvis - 'The Fox (What Does the Fox Say?)'

Gangnam Style – Psy (2012)

 

Tiếng Hàn không phải là một thứ ngôn ngữ phổ biến, nhưng Gangnam Style vẫn chinh phục cả thế giới chủ yếu nhờ giai điệu bắt tai và điệu nhảy ngựa hài hước. Hầu như không ai rõ nội dung ca khúc là gì, nhưng hình tượng gây cười của Psy khiến cả trẻ em lẫn người lớn si mê.

Trước khi gặt hái thành công vang dội, Psy từng hát những ca khúc bày tỏ thái độ căm ghét người Mỹ. Nhưng khi Gangnam Style đạt hơn 1 tỷ lượt view trên mạng xã hội YouTube, quan điểm của anh có lẽ đã thay đổi.

Like a G6 – Far East Movement (2010)

 

 

Làm mưa làm gió trên sóng phát thanh hồi 2010, đĩa đơn Like a G6 bán được hơn 4 triệu bản tính riêng tại Bắc Mỹ. Dù không phải ai cũng biết G6 là một loại chuyên cơ đắt tiền, khán thính giả vẫn nhiệt tình hưởng ứng ca khúc. Còn nội dung của Like a G6 chỉ toàn xoay quanh chuyện đi bar, tiệc tùng không biết đến ngày mai.

Thậm chí, ca khúc còn đem đến một số từ ngữ chẳng tồn tại trong từ điển. Chẳng hạn như “slizzard”, được các thành viên nhóm Far East Movement giải thích là để chỉ tình trạng say túy lúy. 

My Humps – The Black Eyed Peas (2005)

 

Thật khó tin khi một ca khúc xoay quanh động tác đẩy hông của Fergie lại có thể đoạt giải Grammy, VMA và đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại nhiều quốc gia trên thế giới.

My Humps cho thấy tài sáng tác giai điệu của nhóm The Black Eyed Peas, đồng thời khiến nhóm có thêm không ít anti-fan bởi một bộ phận khán giả cho rằng đĩa đơn này hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí có phần dung tục.

Who Let the Dogs Out? – Baha Men (2000)

 

 

Ra mắt tại thời điểm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, đến giờ vẫn chưa ai trả lời được câu hỏi “Ai đã thả lũ chó ra?” của nhóm Baha Men. Nhưng sức lan tỏa của ca khúc là không thể chối cãi.

Nếu bật Who Let the Dogs Out? tại một sự kiện công cộng hoặc giữa đám đông, người ta sẽ nhiệt tình đáp lại “Who? Who? Who?” mỗi khi câu hỏi cất lên. Dù vô nghĩa, đĩa đơn trở thành một phần của văn hóa đại chúng không thể chối cãi trong suốt 15 năm qua. 

Mambo No. 5 – Lou Bega (1999)

 

 

Nói đúng ra thì ca khúc này xoay quanh chuyện si mê gái bán hoa của một đấng mày râu, nhưng Mambo No. 5 lại đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng âm nhạc tại 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ca khúc ăn khách nhờ phần giai điệu bắt tai, được phát tại nhiều địa điểm công cộng và cứ thế lan tỏa trong suốt hơn 15 năm qua.

Blue – Eiffel 65 (1998)

 

 

Câu chuyện về một anh chàng da xanh, sống trong một thế giới toàn màu xanh của ca khúc Blue chẳng mang bất cứ một ý nghĩa gì. Đọc lyrics của ca khúc, người ta có thể lầm tưởng rằng nhóm Eiffel 65 muốn cố tạo ra ca khúc đạt kỷ lục có nhiều chữ “blue” nhất trong lịch sử.

Song, nhóm nhạc europop đến từ nước Italy tạo ra được một giai điệu quá sức cuốn hút, đến nỗi bom tấn Iron Man 3 ra mắt trong năm 2013 cũng phải chèn Blue vào đoạn kết của bộ phim. 

Barbie Girl – Aqua (1997)

 

“Come on, Barbie, let’s go party!” (tạm dịch: Nào, Barbie, chúng ta mở tiệc thôi!”) là câu hát nổi tiếng trong bản hit Barbie Girl của nhóm Aqua. Ca khúc đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 1997, dù nội dung và MV minh họa đều dường như vô nghĩa.

Nhưng cũng chính nhờ thành công của Barbie Girl mà album Aquarium của nhóm nhạc pop đến từ Bắc Âu bán được 3 triệu bản tại Bắc Mỹ sau đó.

Ice Ice Baby – Vanilla Ice (1990)

 

 

Nhiều nhà phê bình cho rằng thành công của Ice Ice Baby đến từ việc ca khúc “dở tuyệt vời”. Chỉ với nội dung xoay quanh một người da trắng cố gắng thuyết phục thính giả anh ta là dân anh chị, đĩa đơn có công đưa dòng nhạc hip hop tới gần hơn công chúng. Trên thực tế, Ice Ice Baby là ca khúc hip hop đầu tiên đứng đầu các bảng xếp hạng của hệ thống Billboard.

Theo T.L | Tri Thức

 



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024