Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/05/2010 09:05 # 1
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Trường Đại học Duy Tân tuyển sinh nguyện vọng 2


Họ và tên: LƯƠNG HOÀNG THỊ VÂN

Khoa: DU LỊCH

Lớp: K14DLK1

MSSV: 142412594

Điện thoại: 0905 707 323

E-mail: vk1525@yahoo.com

Bài viết này em xin gửi đến tất cả thầy cô trong Hội đồng tư vấn và tuyển sinh trường Đại học Duy Tân. Và đặc biệt em xin gửi đến thầy – người đã giúp em lựa chọn đúng tương lai cho mình.

Em cũng chẳng biết tên thầy là gì nữa, có lẽ do vô tâm mà cũng có lẽ do cai dáng mạo “bệ vệ” của thầy khiến em sợ quá mà không dám hỏi tên.

Thầy ạ! Nếu như không phải là 16.5, nếu như hôm đó em không ghé vào trường, nếu như em không gặp thầy, nếu như…, nếu như…

Mà có lẽ không phải “ nếu như” thầy nhỉ? Bởi vì đúng là 16.5, vì em đã vào trường và bởi vì may mắn em được gặp thầy, bởi vì thầy đã cho em hiểu nhiều điều về Đại học Duy Tân.

 

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TUYỂN SINH NGUYỆN VỌNG 2…”

Cái băng- rôn treo ngang tiền sảnh 184 Nguyễn Văn Linh khiến “sĩ tử” nào rớt nguyện vọng 1ngang qua cũng phải chú ý và em cũng không ngoại lệ.

   “Nhưng mà thôi ai đời đi nộp trường tư bao giờ”- Cái ý nghĩ ấy cứ quanh quẩn trong đầu, 3 lần đến trước cổng trường Đại học Duy Tân rồi lại quay về.

   “Mà  người ta nói “ Sự bất quá tam” có lẽ không có duyên với trường này rồi! Thôi về vậy, hẹn mùa thi năm sau”

-Em ơi! Sao không vào mà cứ đứng mãi ngoài đó thế! Vẫn còn trong giờ  tuyển sinh mà!

Cái giọng rõ to, “sánh đặc” chất miền Trung vang lên khiến em giật thót mình.

-Dạ!

-Lại nghĩ Duy Tân là trường tư chứ gì! Lại sợ mang tiếng học trường tư đúng không?

            -Dạ! Đúng. À mà không. À mà có…

            -Sao mâu thuẫn dữ! Có rồi không. Thầy có làm gì em đâu nào

            - Dạ!

            -Thầy hiểu tâm trạng của em. Thế được bao nhiêu điểm? Đưa thầy xem thử

            nào! Ấy cha! 16.5 Tiếc ghê! Thêm 0.5 nữa là ngon rồi!

Nghe thầy tiếc mà tự dưng nỗi buồn trong lòng lại được dịp trỗi dậy, âm ỉ chưa kịp tắt mà giờ lại bùng trỗi dậy.

-Mà thôi. Buồn chi nhiều! Vui lên đi! Vấp ngã để đứng dậy vững vàng hơn

Mà để thầy giải thích cho nghe, rồi có nộp đơn vào trườn này hay không là tùy thuộc vào em.

Không kịp cho em trả lời, thầy thao thao một hồi khiến em cũng hơi khó chịu “sao mà ông thầy này lắm chuyện vậy trời?”. Nhưng càng nghe lại càng hay, càng “thấm”, em cũng không nhớ hết tất cả những gì thầy nói, chỉ biết hơn 30 phút thầy độc thoại một mình và em - diễn viên kịch câm chuyên nghiệp- gật đầu đáp lại.

-Không quan trọng bây giờ em học ở đâu mà quan trọng sau này ra trường em ngồi ở vị trí nào thôi! Hiểu chưa cô bé?

Câu nói danh ngôn là đây- cuộc đời thay đổi là đây! Và rồi em quyết định nộp đơn vào trường Đại học Duy Tân.

Một buổi chiều như ba buổi chiều, nhưng đã tạo ra một kỳ tích, bước ngoặt mới cho cuộc đời của em. Bây giờ con đường em đang và sắp bước đi còn lắm chông gai nhưng em vẫn rất vui vì sự lựa chọn của mình đã không phải hối tiếc.

Xin cám ơn thầy nhiều lần hơn nữa – “ Ông thầy lắm lời”. Hy vọng khi bài viết này được gửi đi ở đâu đó thầy sẽ đọc được. Mùa tuyển sinh năm nay em sẽ lại đến 184 Nguyễn Văn Linh để có thể gặp và biết được tên thầy, để nói với thầy

“ CÁM ƠN THẦY! CÁM ƠN ĐẠI HỌC DUY TÂN”





 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
05/05/2010 10:05 # 2
k8-9889
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/20 (0%)
Kĩ năng: 11/20 (55%)
Ngày gia nhập: 21/03/2010
Bài gởi: 10
Được cảm ơn: 21
Tôi yêu nơi đây...!


        BÀI DỰ THI VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TÔI YÊU NƠI ĐÂY....!


             Vậy là cũng kết thúc 1 chuyến hành trình dài hơn 800km để đến được nơi đây. Rời xa gia đình, người thân và bạn bè cùng mảnh đất quê hương, nơi mà tôi đã gắn bó hơn 16 năm tuổi thơ. Để đến được nơi đây, một nơi xa lạ, cái cảm giác đầu tiên tôi có thể cảm nhận được đó là cái nắng nóng oi ả mà ở quê tôi không có, ngôn ngữ địa phương nơi đây, cái nhìn của mọi người nơi đây đối với một thằng nhóc có giọng “Bắc Kỳ”…tất cả đều như xa lạ với tôi khi tôi mới đặt chân đến mảnh đất này.  


 
           Thời gian cũng đã thấm thoắt trôi, vậy là cũng đã được 2 năm tôi gắn bó với mảnh đất miền Trung thân thương này Cũng chính mảnh đất với bao thiên tai, lũ lụt… mà tôi biết được cái cảm giác lần đầu tiên được sống cùng bão lũ, cùng cái nắng như thiêu như đốt của miền Trung…Quãng thời gian tuy không phải dài đối với 1 đời người nhưng cũng đọng lại trong tôi không biết bao nhiêu là kỳ niệm, gắn liên với nơi tôi đang trau dồi kiến thức ... ngôi trường Duy Tân.

         Nhờ nơi đây, tôi có thể được theo học ngành mà mình yêu thích, ngành Quản trị marketing. Để có thể theo đuổi ngành mà mình yêu thích này tôi đã phải đấu tranh với gia đình và đây cũng là lần đầu tiên tôi tự quyết định con đường mình cần đi…Duy nhất chỉ có một người luôn tin tưởng và dõi theo tôi, đó chính là ba tôi. Nhờ ba mà tôi có thể tự tin vào quyết định mà mình lựa chọn, để có thể tự tin rời xa vòng tay che chở của gia đình đến một nơi hoàn toàn xa lạ, không bạn bè, không người thân…để học tập. Cũng ở nơi đó tôi đã quen được những người bạn miền Trung, những người đã cùng tôi trải qua bao kỷ niệm của quãng thời gian 2 năm sinh viên. Những buổi thảo luận sôi nổi trên lớp về những tình huống thầy cô đưa ra, những lần họp nhóm làm bài tập ở công viên 29/3, những lần lên thư viện ôn thi cuối kỳ…tất cả cùng nhau miệt mài, vô tư và tuy không giống nhau về mục đích khi ra trường nhưng đều chung một điểm là sau này với những kiến thức được học tập ở ngôi trường này, với hành trang thầy cô truyền thụ lại chúng tôi có thể vững bước trên con đường của mình đã lựa chọn. Được tiếp xúc với một môi trường giảng dạy với sự nhiệt tình của thầy cô, những người tuy thâm niên giảng dạy chưa nhiều nhưng hết mình vì sinh viên. Xen giữa kiến thức cũng là những bài học về cách làm người mà thầy cô đưa đến cho tôi.

          Cùng với đó là những lần dã ngoại, những lần đi tắm biển, những lần lang thang quanh đỉnh Sơn Trà, từ nơi đây tôi có thể thấy được hình ảnh mảnh đất Đà Nẵng thân yêu này, nơi tôi có được cảm giác thật thư thái, được ngắm nhìn thiên nhiên… Rồi những đợt cắm trại truyền thống của trường …3 ngày 2 đêm, nhờ những lần đó mà tôi cùng bạn bè hiểu nhau nhiều hơn, cùng vui chơi, cùng tâm sự, mọi người như gần lại nhau hơn và hiểu thêm về nhau nhiều hơn…và quan trọng hơn nó giúp cho ta bớt căng thẳng bởi những buổi học trên lớp. Và những lần về quê thằng bạn chơi và cũng từ đó, lần đầu tiên trong đời tôi biết lội đồng để kéo tôm cùng nhà hắn, được thấy những vất vả của người nông dân “hai sương một nắng” để biết được giá trị của lao động quý đến nhường nào…!

      Rồi những đợt tình nguyện của đoàn khoa tổ chức, như lần lên trại trẻ Hi vọng, được gặp gỡ và vui chơi cùng các em nơi đây, trò chuyện vơi các em tôi như cảm nhận được phần nào những gì các em đang trải qua…nhưng ở các em vẫn có sự hồn nhiên vô tư, lạc quan vào một tương lai tốt đẹp. Điều đó khiến tôi thật cảm phục. Đôi khi cuộc sống không cho ta tất cả những gì ta muốn nhưng đối với ai đó thì những gì ta có là quá nhiều và ta nên biết chân trọng những gì đang có đó!

       Đã từ lúc nào, tôi đã không còn xa lạ với mảnh đất này nữa. Thật vui khi đang được sống và học tập ở nơi đây, nơi đã giúp cho tôi trưởng thành hơn rất nhiều và cũng đem lại cho tôi nhiều điều thú vị cùng những bài học cuộc sống và nhiều những trải nghiệm khác nữa. Mặc dù có thể sau này  có thể sẽ phải xa rời nơi đây để trở về quê hương nhưng đây sẽ là một quãng thời gian đẹp đẽ mà tôi không thể nào quên. Cảm ơn ba, người luôn tin tưởng và dõi theo con…! Cảm ơn những người bạn miền Trung,những người đã cùng tôi trải qua quãng thời gian sinh viên, cảm ơn ngôi trường đã giúp tôi thực hiện được mơ ước của mình và đã giúp tôi có được những kỷ niệm đẹp đẽ này. Cảm ơn mảnh đất thân thương này, nơi đã gắn liền với tôi suốt thời gian qua và quãng thời gian sau này nữa. Cùng với tất cả, tôi tự tin vững bước trên con đường biến ước mơ của mình thành hiện thực dù có nhiều khó khăn và thử thách trước mắt đang chờ đợi tôi.

Họ Tên: Trương Quang Minh
Lớp`: K14-QTM
MSSV: 132.124.174
ĐT: 0975.052.689
E-Mail: kou_mei1989@yahoo.com.vn





 
Các thành viên đã Thank k8-9889 vì Bài viết có ích:
05/05/2010 13:05 # 3
Ghitar
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 05/05/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 5
20 năm đầu đời của tôi, của bạn so với hơn 15 năm sống của Đại Học Duy Tân !?


20 năm đầu đời của tôi, của bạn so với hơn 15 năm sống của  Đại Học Duy Tân !?

 

Đại Học Duy Tân

 

Từ nhỏ, sinh ra trong một gia đình miền núi với bố mẹ làm nông, tôi tự hiểu sự gian lao và cực khổ mà ba mẹ tôi đã chấp nhận hi sinh trong 20 năm qua, vào cái ngày của năm 1990 đó, tôi chào đời!

20 năm, ngắn không? Chắc hẵn đối với một cuộc đời con người, nó vẫn còn ngắn lắm. Khi tôi ở đây, đặt chân cái đất Đà Thành này, là lúc tôi tròn 18 tuổi, một cô bé còn ngây thơ, còn đang đăm chiêu, suy nghĩ tại sao mình lại ở đây? Tại sao mình lại không đi thực hiện ước mơ của mình, được chăm sóc mọi người, được an ủi, vỗ về khi họ bị đau ốm, một Bác sỹ điều dưỡng, có gì sai? Thật ngu ngốc khi phải đặt ra những câu hỏi như thế! Tiếng còi xe tại 184 Nguyễn Văn Linh làm tôi giật mình, lật đật bước xuống xe ôm và cảm ơn bác tài, tôi lủi thủi đi bên mẹ bước vào nộp hồ sơ nhập học mà quên nhìn lên tòa nhà cao ngút hiện diện trên đầu, ngôi trường mà tôi sẽ theo học, một ngôi trường có hai chữ Dân lập phía trước! Tự nhiên thấy tủi thân với anh mình, Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh, chị mình nữa, Đại Học Y Dược, và ngay cả với nhỏ bạn thân cấp ba, vốn dĩ nó học ở Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng…

Và giờ đây, khi tôi đã quá quen thuộc với không khí nơi đây, chất sống mà con người nơi đây hàng ngày vẫn thực hiện, tôi hiểu giá trị của hiện tại hơn bao giờ hết.

Học tại trường đến thời điểm này đã gần 2 năm, đã đặt chân đến biết bao nhiêu phòng học, đã từng dành từng con điểm một trong kỳ thi kết thúc học phần, cũng trong chính những căn phòng đó, tôi nhìn thấy những nét đơn giản nhất mà các bạn có chắc là để ý!? Tôi xin được phép nhờ cuộc thi này với danh dự là sinh viên của Đại Học Duy Tân, nói ra những điều mà tôi đã từng nghe và từng thấy! Và đó là sự thật!

Lấy một ví dụ đầu tiên: Cơ sở vật chất trường mình có đầy đủ? Xin thưa là đối với tôi điều này quá đầy đủ, với một phòng học, nhưng với một không gian chơi thể thao, giao lưu bóng đá, bóng chuyền, có chưa? Tôi chưa thấy bao giờ!

Hay như là có ai biết rằng phòng 410 và 510 ở chi nhánh 5A Quang Trung có mấy cái quạt bị hỏng? Rồi những phòng thực hành máy tính có bao nhiêu cái màn hình không mở được? Hay có bao nhiêu con chuột không có tác dụng?

Học theo hệ thống tín chỉ, các bạn sinh viên có bao nhiêu thắc mắc, nhà trường có biết không? Trong khi thư viện sách còn hạn chế? Thời khóa biểu thì phức tạp, sáng sáng chiều chiều, có hôm học cả ngày, có hôm lại ở nhà ngồi nhìn trời mà không biết làm gì??? Rồi các khoa liên kết sinh viên với nhau như thế nào? Sinh viên khoa này có biết gì về sinh viên khoa kia hay không?

Rồi người ta nói rằng: “An cư thì mới có lập nghiệp”, thế mà không biết khi nào ký túc xá trường mình mới có để cho nhưng sinh viên ngèo bớt khổ?

Nhắc đến những sinh viên ngèo, tôi lại không khỏi tò mò về chính sách hỗ trợ các bạn đã hợp lý hay chưa? Rồi những chính sách khác, như là những anh chị năm cuối thực tập được nhà trường quan tâm như thế nào? Sự thật là:   

Còn vô vàn những điều từ nhỏ đến lớn! Những bức xúc mà các bạn sinh viên muốn được nhà trường giải đáp!

 


 

Thế nhưng, nói đi rồi cũng phải nói lại! Tôi tự hỏi mình rằng, mình đã tốt hay chưa? Mình đã thực sự cố gắng trong những năm học Trung Học Phổ Thông? Và lý do mà mình phải vào học tại trường là gì? Đúng là đôi khi cuộc sống đi ngược lại với sự lựa chọn của chính mình, người ta vẫn nói định mệnh thì ko thể thay đổi, có chăng cũng chỉ là cái duyên phận hoặc là sự đánh đổi một quy luật nhân quả nào đó kiếp trước do chính bản thân mình tạo ra. Tôi yêu cái sự tự nhiên, không sắp đặt, tôi biết rằng mục đích của mình không toàn vẹn, không như mình mong đợi, tôi không biết mình chọn như vậy là đúng hay sai, nó cũng có thể là một quyết định tạm thời giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn sau kì thi đại học ,nhưng bây giờ nó ko còn ý nghĩa nhỏ nhặt đó, tôi cảm thấy hài lòng với chọn lựa của mình. Không biết những thắc mắc, những khó chịu đó, có khi nào các bạn tự giải đáp hay chưa? Riêng tôi thì đã hơn một lần như thế! Thời gian hơn 15 năm qua, đối với một trường Đại học, thực sự là dài, nhưng mà đối với một sự phát triển cho từng ấy năm thì không dễ dàng gì để đạt tất cả mục đích mà mọi người muốn, tôi muốn, bạn muốn. Một không gian cho sinh viên giao lưu, học tập! Các bạn muốn có một sân vận động lớn chỉ riêng của trường mình thôi ư? Hay là các bạn muốn trường mình có cơ sở vật chất tốt nhất đất nước mình? Mà đâu phải cứ trường nào học phí cao là trường đó phải có tất cả những gì mà các bạn muốn!? Một thiết bị nào đó của phòng học bị hỏng, các bạn có dành thời gian để đến phòng  phục vụ học đường để báo hỏng hay không? Mà tối cũng không chắc rằng bạn biết phòng phục vụ học đường ở đâu đâu nhỉ?

Tôi cũng thực sự cảm thấy buồn khi đọc một bài báo, thầy Cơ tâm sự về việc đào tạo cán bộ giảng dạy trong trường, mỗi người khi được đưa đi đào tạo, tiền tỷ đấy các bạn ạ! Thế mà đâu phải ai được đi đào tạo về là ở lại trường đâu, ai cũng có tham vọng, thường mình muốn cán bộ nhân viên có thể giảng dạy cho sinh viên một cách hiệu quả nhất, tốn bao nhiêu kinh phí mỗi khi đào tạo như vậy, các bạn biết không? Có bao giờ các bạn tìm hiểu về một trường dân lập khác, và biết rằng đội ngủ giảng dạy của trường đó  ra sao? Sau khi tôi tìm hiểu, thì tôi thấy giảng viên cả trường mình thật tuyệt vời!

 

Thầy Lê Công Cơ

 

Nói đi đâu cho xa, những cô lao công hay những chú bảo vệ, ai cũng nhiệt tình và vui vẻ lắm cơ! Phòng học thì nhiều, mà sinh viên chúng ta có ít ai ăn sáng hay mang đồ ăn thức uống vào lớp dùng xong và bỏ vỏ vào thùng rác hay không? Hay là tiện thể dùng luôn hộc bàn làm phương tiện để rác! Ngày mai đi học, ngồi lại chính bàn đó, ghế đó, phòng đó, bạn có thấy gì khác biệt hay không? Còn những phòng vệ sinh lúc nào cũng sáng bóng nữa. Những lúc khi gửi xe dưới cổng trường, bạn cứ lấy vé xe là dựng chân chống đi thẳng một mạch mà không để ý rằng sau lưng mình, các chú bảo vệ đang nhích bánh xe của bạn từng chút một cho thẳng hàng thẳng lối!

Rồi là mỗi khi kỳ thi đến, tôi cứ thấy con bạn mình vào thư viên trường, mựơn hai cuốn sách dày cộp, sách về, xếp xó cho đến khi thi, rồi thi xong lại rên thư viện trường mình sách không đảm bảo! Tôi cũng không biết bao nhiêu lần như thế, nói thẳng ra là tài liệu môn học mà giảng viên cung cấp một đường, các bạn lại đi kiếm sách một nẻo!

Tôi thực sự thích thú và cảm thấy hỏ thẹn khi tham dự các chương trình tình nguyện hay giao lưu với những anh chị đã đạt kết quả tốt trong trường. Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi, cô Trang khoa kế toán, sinh năm 1987 thôi, nhưng những gì cô nói về trường, nhìn trong ánh mắt đó, tôi thấy cô tự hào về trường lắm, làm cho tôi cũng ước mơ được có những suy nghĩ chính chắn như thế, để rồi nhận thức rõ ràng hơn về cuộc sống hiện tại mà mình đang sống..., hay là những chương trình tình nguyện, của khoa, của forum trường, tại sao tối biết, tôi tham gia được mà các bạn lại không nhỉ? Chỉ tại tính chất thụ động của sinh viên trong mỗi bản thân các bạn chưa thoát ra khỏi suy nghĩ mà thôi! Nhiều khi tôi cũng thế, thấy không cần thiết phải đi, thấy mất thời gian, thấy phiền phức! Và đó chính là một trong những suy nghĩ lệch lạc nhất mà tôi ân hận để đến bây giờ mới thực hiện!

 


 

Đó chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt nhất mà ai cũng có thể biết, có thể suy nghĩ đến không phải riêng tôi, trong vòng hơn 15 năm, mà đạt được như thế này, khổ cực lắm, gian lao lắm. Những thắc mắc của các bạn, tôi biết lý do vì sao không được giải đáp, vì các bạn không thắc mắc cho những người đáng ra phải được nghe những thắc mắc đó. Vì thế, có bao giờ các bạn có được những câu trả lời ưng với ý mình đâu! Tuổi tôi nhiều hơn con số 15, chắc chắn các bạn cũng vậy! Vậy thì làm gì cho cái tuổi đó của các bạn có ích đi nào! Trường mình ư? Sống xanh lắm, xanh như bầu trời chứa đựng những nối niềm của riêng ai đó! Chứa đựng những tương lai rộng mở, biết hi sinh, biết suy nghĩ kỹ càng hơn, thấu đáo hơn cho cuộc sống của chính mình! Bây giờ so với hai năm trước, con đường mà tôi đang đi nó khác nhiều lắm rồi, sự thay đổi đó có thể xem là lớn lao, cũng có thể xem là bước nhảy nhỏ trong cuộc đời của tôi. Nhưng hiện tại, tương lai của tôi là tại nơi này, nơi tôi đã đặt sự tin cậy, với một nỗi niềm như bao bạn trẻ khác, học tập và gây dựng cuộc sống tương lai…! Đại Học Duy Tân - 15 năm nhưng lớn và trường thành lắm rồi!

Mission

With the Vietnamese spirit and the traditions of the historic DuyTan movement, Duy Tan University makes the most out of its own strengths and its close cooperation with domestic and international universities, enterprises and individuals in order to become a multi-level, multi-discipline university, providing quality human resources of international standards in different lines of business and technology to serve the industrialization and modernization of Vietnam.


Tên: Lương Thị Linh
Lớp: K14KCD2
MSSV: 141.323.468
Email: luonglinh_kcd2_141323468@yahoo.com


Sống là không chờ đợi!

 
Các thành viên đã Thank Ghitar vì Bài viết có ích:
05/05/2010 14:05 # 4
BigZero
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 78/110 (71%)
Kĩ năng: 49/90 (54%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 628
Được cảm ơn: 409
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


Con  đ ư ờng t ôi đi...
 
   Ngày…tháng…năm đó, một ngày thật mưa khi đôi chân tôi lần đầu tiên bứơc đi trên những con đường Đà Nẵng- tôi đả tự hứa với mình rằng; cuộc đời mình sẻ gắn bó với mảnh đât này ít nhất là thêm ba năm nữa, dù có xảy ra bất cứ chuyện gi., ấy vậy mà giờ này…! Tất cả mọi chuyện giờ chỉ là quá khứ, nhưng riêng đối với tôi sẻ chẳng bao giờ quên BigZero ạ, dù gì đi nửa thì các bạn sẻ mãi bên tôi sẻ luôn có trông mỗi bước đi, con đường mà tôi đả chọn lại.
   Sáng sớm nay,một ngày chẳng giống như bao ngày- tôi choàng đậy thật sớm.. Bên những tia nắng sáng sớm, nhửng tia nắng bắt đầu một ngày mới .Tôi ngồi đây, bên những kí tưỡng như mới chỉ ngày hôm qua lại hiện về. Một đêm thật dài đã qua và tôi đả chẳng ngủ được.Nhớ ngày ấy!
Sinh ra và lớn lên gần một phần ba cuộc đời ở một mảnh đất còn nhiều nghèo khó, và gần bốn năm quyết tâm ra đi tìm kiếm một con đường cho tương lai , nhưng cuối cùng với tôi chừng đó thời gian là chưa đủ để tôi tìm một cuộc sống mới và đủ cho lối đi riêng của mình. Nhưng có lẻ hơn hết tôi nhận ra một điều rằng mọi thứ có lẻ đến giờ vẩn chứ có thể bắt đầu với tôi.
 Năm ấy tôi là sinh viên của trường. Có lẻ quyết tâm làm lại lần nửa nên tôi đả học rất tôt, và có rất nhiều bạn hiền. K15DCD2 đả cho tôi biết bao kĩ niệm, biết bao hạnh phúc , để rùi đổ vỡ chỉ trong một ý nghỉ, quyết định điên rồ. Còn nhớ nhửng buổi cuối tuần, và những nơi chúng tôi thường ngồi với nhau bên những ánh mắt nụ cuời.., còn đó những buổi rong chơi không biết mệt mỏi trên nhửng con đường Đà Nẳng. Cuộc đời đối với con người xét cho cùng dẫu bất cứ ai cũng phải có thiếu và cái thiếu ở đây là bất cứ thứ gì. Nhưng tình bạn là cái dễ tìm và giữ nhất. Vui, Thão,Trinh,Vy à chừng đó là quá đủ để chúng ta đặt niềm tin vào nhau rồi đó.
 Ai đó có nói :Liệu tiền có thể mua được tất cả ? Nhưng đối với tôi vì chuyện ấy mà thêm lần nửa tôi phải bõ dở chuyện học hành. Dưới mái trương thân yêu ấy tôi đả có được những người bạn thật tuyệt vời, nhưng cũng trên mảnh đất ấy sự cám giổ của đồng tiền đả chiến thắng được và lấn át nhửng dòng suy nghỉ để kéo tôi vào một con đường khác. Rời mảnh đât quê hương với bao lời nhắn nhủ gửi gắm của mọi người, giờ đây tôi thấy tội lỗi của mình thật lớn khi phải gánh lên đôi vai đã quá mệt nhọc của bố mẹ thêm chuyện này nửa. “Cá độ đá banh hay số đề, được mấy ai giàu lên từ nó .
 Sẻ chẳng có chuyện những đứa bạn của tôi thuở xa xưa năm nay ra trường còn tôi giờ đây lại cặm cụi bên những trang sách để lại bắt đầu một chuyến đi dài. Với tôi thế là quá đủ để những ân hận suy nghỉ chạy dài trong kí ức.
 Sẻ chẳng có lời biện hộ nào biện minh cho hành động  ngu muội ấy. Khi tôi dường như chẳng còn gì thì BigZero lại bên tôi giúp đở tôi dù không còn chung một mái trường.
 Lặng thầm một mình với những âm thanh quen thuộc của một buôi sáng, đâu đó trong làn hương gió thoãng cùng với bao kí ức dội về, lại vang lên những giai điệu quen thuộc của bài hát Mong ước kĩ niện xưa với nhũng giai điệu thiết tha...
Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại….
  Vâng, giả sử nếu có ước muồn giành cho tôi, tôi nguyện xin trở lại chiều mưa hôm ấy, cái ngày đôi chân tôi lần đầu tiên lạ lẫm trêm nhửng con đường Đà Nẵng…..đi về nơi xa....Xa rồi , xa rồi cái ngày ấy.
   Cảm ơn tất cả , cảm ơn tất cả mọi người, cảm ơn mái trường DTU thân yêu, FDTU thân yêu, các bạn BigZero và hơn tất cả nhửng gì muốn nói con đường tôi đi nay đả vắng các bạn nhưng trái tim của tôi  luôn có các bạn. Không có con đường nào là không có lối đi , nhưng đi như thế nào là tùy ở bạn, con đường tôi đả đi qua các bạn đừng bao giờ đi lại .

BigZero K15 DCD2
phitruonglybiet_vvh@yahoo.com


Đợi chờ....!

 
Các thành viên đã Thank BigZero vì Bài viết có ích:
05/05/2010 15:05 # 5
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Trong chúng ta ai cũng có những giây phút bồi hồi ...


          TÊN  :ĐINH THỊ THƯƠNG

          LỚP  :K15VHO

          SỐ ĐT : 01649570449

          EMAIL :dinhthithuongc@gmail.com
           

          Trong chúng ta ai cũng có những giây phút bồi hồi bỡ ngỡ và phấn khởi khi đón chào một ngôi trường mới mà nhất là nơi đó lại là con đường ngắn nhất và thành công nhất của mỗi người để chuẩn bị bước ra thế giới muôn màu muôn vẽ. Mỗi con người khi sinh ra đã đều là những sinh linh bé bỏng và trong sáng nhưng sau những sóng gió của cuộc đời con người sẽ dần dần thay đổi. Có thể họ sẽ là những người tốt hoặc là những kẻ xấu nhưng chúng ta vẫn luôn biết được rằng tồn tại trong họ là những tâm hồn trong sáng và tốt đẹp. Và rất khó để chúng ta có thể nhận biết đâu là người tốt kẻ xấu, có thể đối với bạn họ sẽ tốt nhưng chắc đâu với nững người khác họ lại tử tế gì, hay có thể hôm nay đây họ là người tốt nhưng mai sau họ sẽ là những tên côn đồ khát máu phần con sẽ chiếm lĩnh cả phần người của họ. Con người rất dễ bị thay đổi bởi những tác động bên ngoài nhất là trong lứa tuổi mười tám đôi mươi lứa tuổi vừa rời chân khỏi ghế nhà trường bước chân vào cổng trường đại học, cao đẳng lúc đó là thời cơ tốt nhất họ sẽ như những con chim sổ lồng thoát khỏi sự giám sát của cha mẹ, không bị ràng buộc bởi những kỹ cương của thời học sinh nhỏ bé.

           Đại học duy tân ngôi trường dân lập lớn nhất miền trung-nơi đây đã thu hút được rất nhiều sĩ tử của mọi miềm đất nước và ngay cả những sinh viên nước bạn cũng đã tá túc và theo học tại ngôi trường này. Mỗi sinh viên, mỗi tính cách có thể là dân bản địa có thể là dân tứ xứ nên nơi đây có một nền văn minh phong phú và đa dạng. Trong khoảng 15 ngàn sinh viên thì đại học duy tân xứng đáng là ngôi truờng lớn. Đại học duy tân có nhiều hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và bậc cao học đào tạo ra những nhân tài của đất nước với nhiều ngành nghề giúp ích cho xã hội. Họ là hội tụ của nhiều nền văn hóa, của 54 dân tộc trên đất nước.

          Sinh viên đại học Duy Tân với nhiều lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh khác nhau họ theo học tại trường với nhiều ngành nghề nhiều cấp học nhưng mỗi người đều có một lý tưởng một mục đích riêng. Ấn tượng nhất trong chúng tôi là hình ảnh những bạn học sinh phải bương trãi với số phận của mình để cố gắng theo học tại trường, những buổi đi học vô tình đi sớm hay đi trể một chút là các bạn phải nặng nề lê những bước chân khó khăn lên từng nấc thang. Không những như vậy mà với những bạn không đủ điều kiện không có xe máy thì lại phải đi xe đạp, hay những lúc trở trời các bạn lại phải vật lộn với nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Liệu rằng các bạn có khi nào là không oán trách cho số phận của mình không?  Các bạn cũng có nhưng nhu cầu thẩm mỹ của mình khi nhìn các bạn trong trường trong lớp diện trong mình những bộ áo dài mềm mại hay những bộ trang phục khoa dễ thương mang bản chất của khoa mình các bạn sẽ càng đau đớn ngậm ngùi hơn khi mình bị mất đi  điều đó. Chúng ta có thể làm gì để giúp được các bạn đó? Và bởi chính những tình cảm chân thành của chúng ta sẽ là động lực giúp các bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn gian khổ trong thời gian này, giúp các bạn có nghị lực hơn trong cuộc sống xa nhà vắng đi sự chăm sóc của cha mẹ. Nhưng bên cạnh những số phận nghiệt ngã đó trường đại học Duy Tân lại có những thành phần phản cảm của xã hội có phải là lúc bấy giờ họ đã cảm thấy mình trưởng thành hay chưa, có phải là họ đang cố chứng tỏ cho người khác biết mình là người sành điệu, là người lớn trước mặt cha mẹ mình không?.

          Sinh viên đại học Duy Tân đa số đều có  điều kiện khá giả đây sẽ là điều kiện chủ chốt làm cho những sinh viên ở đây càng đua đòi hơn trong cuộc sống sinh viên. Nhưng những sinh viên học hành chăm chỉ luôn nhận được sự công nhận của lớp của nhà trường, với những cuộc thi sinh viên vô tình phát huy được những nãng khiếu, sở trường của mình làm cho sinh viên thêm sự tự tin và năng động hơn.

          Trong cuộc sống sinh viên thì không thể tránh khỏi những bương trãi khó khăn nhưng chính điều đó sẽ làm cho chúng ta thêm mạnh mẽ và vững bước hơn trên con đường ra đời. Các hoạt động ăn uống, tụ tập với bạn bè trong cuộc sống sinh viên là những hoạt động xã hội đẹp giúp tăng kiến thức, giao lưu với xã hội thêm kho tằng kiến thức phong phú cho mỗi sinh viên “ trong ba người đi với chúng ta thì sẽ có một người là thầy của mình”. Tương lai sinh viên đại học Duy Tân sẽ như thế nào là tùy thuộc vào chính bản thân của họ sẽ rèn luyện trong quá trình theo học tại trường.

           




 
05/05/2010 15:05 # 6
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Chúng tôi là những sinh viên khoá K15 ...


Họ và tên     : Võ Thị Thu Sương

Lớp              : K15.VHO

MSSV          : 152716374

EMAIL       : vothusuong.v781@gmail.com

SĐT             : 01649 569 699

Chúng tôi là những sinh viên khóa k15 ngành văn học của trường đại học Duy Tân. Khi được hỏi:

-         “Bạn học ngành gì vậy?”

-         “Văn học”

-         “Bữa nay mà còn học văn học àh.”

Phần đông mọi người nghĩ rằng, người học Văn ra chỉ có thể đi dạy học, như những anh giáo làng ngày hai buổi cần mẫn đến trường. Một số ít khác lại liên tưởng đến hình ảnh những con người mơ mộng, lãng mạn, tài làm thơ lại khéo mồm tán tụng. Bạn có quyền nghĩ như họ, nhưng nếu đã lựa chọn theo đuổi ngành Văn học thì hãy có nhiều lí do hơn một câu trả lời rằng “Vì tôi thích học Văn”. Hãy đừng quyết định tương lai của mình chỉ bằng một ý thích cảm tính vì điều đó quá mông lung cho một định hướng nghề nghiệp.

Tôi muốn trở thành...: Ước mơ là tài sản vô giá của tuổi trẻ, hãy dùng nó để mua lấy những mục tiêu cuộc đời. Nếu bạn có mong muốn trở thành phóng viên trong các lĩnh vực báo viết, báo hình, báo mạng, báo nói; giảng viên trong các trường đại học hay giáo viên cấp III; nhà nghiên cứu văn học; nhà biên kịch; biên tập viên tại các nhà xuất bản; nhà quản lí tại các đơn vị làm công tác văn hoá, nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị, xã hội…, Khoa Văn học là nơi có thể chắp cánh cho những ước mơ đó của bạn.

Khám phá cơ hội tìm hiểu và học tập những tác phẩm văn học kinh điển của thế giới và Việt Nam, cơ hội gặp mặt những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và những nhà nghiên cứu tên tuổi, cơ hội được tiếp cận một lĩnh vực học tập mới mẻ và hấp dẫn là Nghệ thuật học, tham gia các lớp học về Biên kịch Điện ảnh, cơ hội trải nghiệm niềm tự hào khi là một sinh viên Văn khoa Tổng hợp…

Đào tạo cử nhân văn học có phẩm chất và chuyên môn để ra trường làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực liên quan đến văn học. Sinh viên tốt nghiệp phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc và tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại, góp phần vào việc xây dựng đời sống văn học lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.

  Cơ hội việc làm:

s        NGƯỜI LÀM BÁO

Hãy thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống để “săn tin”. Một cảnh ngộ khó khăn cần được xã hội giúp đỡ, một gương mặt học sinh nghèo đỗ thủ khoa cần vinh danh, một hành động đánh đập trẻ em tàn nhẫn cần lên án… Tất cả đều có thể là những câu chuyện để bạn đưa lên mặt báo.

Năng lực bạn cần có: Bạn trước tiên phải là người giàu lòng trắc ẩn, biết rung cảm trước những cảnh đời éo le, biết căm phẫn trước những bất công xã hội và khao khát góp công sức làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thay vì chỉ lên án và phê phán nó.

Với tính chất nghề nghiệp là phải đưa các thông tin nhanh, mới, cập nhật nên sự năng động và nhạy bén là tố chất không thể thiếu đối với người làm báo. Nghề báo đôi khi còn đòi hỏi bạn phải có một tinh thần quả cảm và dám hi sinh. Và tất nhiên, một kĩ năng rất cần thiết là bạn phải có khả năng viết lách tốt, nếu nó chưa phải là năng lực bạn hiện có thì sẽ phải là mục tiêu để bạn phấn đấu nếu muốn lựa chọn nghề này.

Bạn có thể xin việc ở đâu? Tất cả các cơ quan báo chí và truyền thông trên toàn quốc

Nhu cầu xã hội: Một xã hội “khao khát” thông tin như hiện nay luôn cần sự góp sức của các phóng viên. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao chúng ta có thể trở thành những phóng viên có năng lực

Hiện nay, các cựu sinh viên Tổng hợp Văn đang công tác ở hầu hết các cơ quan báo chí trên toàn quốc. Có nhiều người đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng như Vũ Quang Vinh (K18) TBT báo Thiếu niên Tiền phong; Dương Kì Anh (K13), nguyên TBT báo Tiền phong; Thuận Hữu (K21), Phó TBT báo Nhân dân; Tạ Việt Anh (K18), Phó TBT báo Hà Nội mới, Lưu Quang Định (K29), TBT báo Nông thôn ngày nay…

s        BIÊN KỊCH ĐIỆN ẢNH TRUYỀN HÌNH

Xây dựng kịch bản cho phim điện ảnh, phim truyền hình (cốt truyện, các nhân vật, phân tập, phân đoạn…)

Năng lực bạn cần có: Nếu bạn yêu thích điện ảnh, văn học, truyền hình, nếu bạn có trí tưởng tượng phong phú, những ý tưởng độc đáo và yêu thích sự sáng tạo, nếu bạn là người có khả năng quan sát tinh tế và khả năng sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, có lẽ bạn nên suy nghĩ đến công việc làm một nhà biên kịch điện ảnh hoặc truyền hình.

Tất nhiên, để làm tốt công việc này bạn cần phải đọc nhiều các tác phẩm văn học của Việt Nam và thế giới, cần tích luỹ một vốn kiến thức, hiểu biết xã hội rộng lớn. Nếu có thể, hãy đừng bỏ qua những cơ hội để trải nghiệm và lăn xả vào cuộc sống.

Hãy thường xuyên đặt câu hỏi cho chính mình, nếu bạn là khán giả bạn sẽ thích xem một bộ phim như thế nào?

Bạn có thể xin việc ở đâu? Bộ phận biên kịch của các đài truyền hình, các hãng sản xuất phim của nhà nước và tư nhân, các công ty truyền thông, các công ty chuyên viết kịch bản… Nếu có năng lực, thậm chí bạn có thể là một nhà biên kịch tự do.

Nhu cầu xã hội: Nhu cầu tìm kiếm các kịch bản hay đang là vấn đề nan giải của các nhà sản xuất phim trong nước, và đó chính là cơ hội cho các nhà biên kịch thử sức.

Ngoài những gương mặt của thế hệ trước như nhà văn – nhà biên kịch Nguyễn Thị Thu Huệ (K29), nhà thơ – nhà biên kịch Phan Huyền Thư (K34)… đang có một thế hệ các nhà biên kịch trẻ trưởng thành từ môi trường của Khoa Văn học như Hà Thuỷ Nguyên (K48) với phim Vòng nguyệt quế, Nhóm biên kịch trẻ Song Thuỷ Lưỡng Hà (K45-46) với phim Lập trình cho trái tim…

s        BIÊN TẬP TẠI CÁC NHÀ XUẤT BẢN

Chỉnh sửa bản thảo các cuốn sách, tìm kiếm ý tưởng xây dựng các đầu sách phục vụ đời sống.

Năng lực bạn cần có: Để có thể cho ra đời một cuốn sách được bạn đọc đón nhận, biên tập viên phải nắm bắt chính xác nhu cầu tìm hiểu tri thức của xã hội, cụ thể là phải biết độc giả đang cần loại sách gì.

Bạn đặc biệt phải tích luỹ một vốn từ tiếng Việt phong phú, đặc biệt các thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực sách mà bạn phụ trách (văn học, khoa học, sách thiếu nhi).

Ngoài ra, sự tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì được xem là tố chất hàng đầu của một biên tập viên bởi vì bạn phải biết rằng chính những trang bản thảo dày đặc chữ sẽ là người bạn đồng hành với bạn trong công việc này.

Bạn có thể xin việc ở đâu? Mọi đơn vị xuất bản trên toàn quốc đều có thể là lựa chọn của bạn như: Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Nhà xuất bản Phụ nữ, Nhà xuất bản Tri Thức, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia…..

Nhu cầu xã hội: Chừng nào xã hội còn cần sách, chừng đó luôn còn chỗ đứng cho nghề biên tập viên.

Cựu sinh viên Tổng hợp Văn đang là lực lượng biên tập hùng hậu trong hệ thống các nhà xuất bản khắp cả nước. Một số người đang giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt: Nguyễn Văn Cừ (K18), Giám đốc Nhà xuất bản Văn học; Mai Quỳnh Giao (K19), Giám đốc NXB Phụ nữ…

s        CÁC CƠ HỘI VIỆC LÀM KHÁC

·                 Nếu bạn có thành tích học tập tốt hoặc xuất sắc, nếu bạn say mê nghiên cứu và mong muốn được chia sẻ hiểu biết của mình với nhiều người hơn, bạn hãy lựa chọn nghề làm giảng viên tại các trường Đại học.

·                 Bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu Văn học, Viện nghiên cứu Văn hoá…

·                 Học thêm một chứng chỉ sư phạm, bạn hoàn toàn có cơ hội trở thành giáo viên tại các trường Trung học phổ thông trên toàn quốc, đặc biệt các trường học tại địa phương.

·                 Cán bộ tại các cơ quan văn hoá thông tin cấp thành phố, tỉnh, huyện: Sở Văn hoá, Phòng Văn hoá…

·                 Cán bộ hoạt động phong trào: Trung ương Đoàn thanh niên, Trung ương Hội sinh viên, các Tỉnh đoàn địa phương, Uỷ ban nhân dân các thành phố…

Đến với ngành Văn học của Đại học Duy Tân, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềm qua những môn học mới của nhà trường như Nói và trình bày(tiếng Việt), Viết(tiếng Việt), Kỹ năng xin việc…; bạn cũng sẽ có cơ hội thể hiện mình qua những hoạt động ngoại khóa được tổ chức liên tục trong năm: hoạt động dã ngoại, cắm trại; hoạt động tình nguyện mùa hè xanh; nhiều hoạt động mang tính nhân văn cao như Hiến máu nhân đạo, Áo ấm tình thương…bạn cũng được tham gia giao lưu với các doanh nghiệp( do nhà trường và các phong ban phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tổ chức) để tìm kiếm cơ hội làm thêm hoặc đơn giản là để khẳng định  mình…




 
05/05/2010 15:05 # 7
zero910
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 25

Kinh nghiệm: 18/200 (9%)
Kĩ năng: 3/250 (1%)
Ngày gia nhập: 11/01/2010
Bài gởi: 1918
Được cảm ơn: 3003
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


Ước mơ 1 thời!

Với mình, khoản thời gian hiện tại thật đẹp và mình hài lòng về nó, ngồi đây ngẩm nghỉ lại 1 thời, cái thời 1 cậu học sinh mới học xong cấp 3..
Khoản thời gian đó ôi sao thất vọng và bi quan đến thế, 1 thời ham chơi lơ đản việc học để rồi ngồi ngẩm nghỉ lại thấy rằng trường nào cũng ngoài khả năng của mình. Năm thứ nhất sau cấp3, mình rớt ĐH Hoa Học Huế - ĐH nông lâm Huế - ĐH BK ĐN, cảm giác thật buồn, nhưng cái thời mình chưa biết nghỉ sâu sắc. Năm thứ hai sau cấp 3, mình quyết định thi ở Đà Nẵng, lúc đó chưa có nguyện vọng mà chỉ nộp hồ sơ trường và thi, mình và 1 người bạn thân quyết định an phận thủ thường, lần này chọn Kinh Tế ĐN và Duy Tân.. Đơn giản lúc đó nghỉ ĐH Duy Tân chắc dễ đậu...và kết quả là kinh tế được 5 điểm và Duy Tân thiếu đâu 2 - 3 điểm gì đó.. Bạn thân của mình thì đủ điểm vào trường Duy Tân nhưng không đủ điểm vào ngành, thế là tiêu 1 năm. Cũng trong năm đó mình quyết định học trung cấp và bạn mình thì học Duy Tân. Cảm giác của mình thật buồn và cảm thấy thật vui vì thằng bạn thân cũng đậu ĐH, với mình lúc đó thật nể phục bạn mình và cảm thấy Duy Tân như 1 cái gì đó thật xa vời... Sau vài năm học trung cấp thì tôi học tiếp ĐH tại chức, trong khi 1 vài người bạn cùng khóa tiếp tục thi lên liên thông cùng ngành tại trường ĐH Duy Tân.. Lại 1 lần nữa tôi không có duyên với trường.
Thời gian trôi qua cho đến hiện tại, khi công việc mỗi đứa đều ổn định, đôi khi ngồi nhâm nhi tách cafe nghỉ lại 1 thời... 1 thời thật đáng để nhớ. Hiện nay giữa tôi và trường đã có mối liên hệ với nhau, đó là được tham gia trong BQT Forum ĐH Duy Tân, được làm việc cho trường, đóng góp cho trường..Đó là 1 niềm vui lớn đã thành hiện thực của tôi.
Hỡi các bạn sinh viên DTU, tôi thấy các bạn thật giỏi, các bạn đã có 1 điểm tựa lý tưởng, nơi các bạn có thể bay cao, bay xa hơn. Các bạn hãy cố gắng học tập, trao dồi kiến thức để sau này có được công việc tối để giúp ích cho gia đình, xã hội và làm rạng danh cho DTU nhé!
Chúc cho DTU luôn phát triên lên tầm cao vinh quang mới!

zero910.


Smod khu vực "Giao lưu - giải trí"
mail/ yh: thcuong910@yahoo.com

 
05/05/2010 15:05 # 8
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Viết về kỷ niệm đáng nhớ khi học tại Đại học Duy Tân


Tôi- sinh viên năm I trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng- được sinh ra và lớn lên trên quê hương Ninh Bình, một vùng quê thuộc phía Bắc của đất nước.

 

            Những buổi đầu của thời sinh viên, tôi đến sinh sống tại một nơi hoàn toàn xa lạ, không người thân, không bạn bè…, tôi bỡ ngỡ đủ điều, cảm thấy hoang mang nữa. Ngay từ giao thông, cơ sở vật chất, điều kiện môi trường và  điều kiện sinh hoạt ở một thành phố lớn, cho tới ngôi trường mà tôi được học- ngôi trường dân lập lớn nhất khu vực miền Trung- tất cả đều lạ lẫm với tôi nhưng suy cho cùng, chẳng có điều gì để lại ấn tượng trong tôi để tôi coi đó là một kỷ niệm đáng nhớ cả. Có chăng đi nữa cũng chỉ là những chuyện buồn có liên quan khi tôi quyết định vào học ở Duy Tân- Đà Nẵng. Vì chính tại nơi đây, tôi đã thay đổi.

 

       *             *


         *

 

            Tuổi thơ của tôi không sống cùng cha mẹ, 17 năm đầu đời tôi sống trong sự cưu mang chở che của bà cố ngoại. Khi người khuất núi, tôi trở về sống với cha mẹ. Quãng thời gian sau đó, cũng như tất cả bạn bè, tôi dần lớn lên với những suy nghĩ chín chắn hơn, có ước mơ và có hoài bão. Tôi đã từng mơ ước sẽ trở thành một nhà giáo tâm huyết với nghề. Rồi thì cả ước mơ cũng thay đổi khi tôi nhận thấy cuộc sống cũng thay đổi không ngừng. Tôi muốn trở thành một nhà báo! Và tôi đã quyết định thi vào trường Học viện Báo chí và tuyên truyền Hà Nội.

 

            Sau khi nhận tấm giấy chứng chỉ tốt nghiệp, tôi rất háo hức để dự kì thi tuyển sinh Đại học, để nhanh chóng thực hiện được ước mơ của mình. Những tưởng cái ước mơ đó thực hiện được đơn giản như trở bàn tay, nhưng, có lẽ tôi đã quá chủ quan. Cũng chỉ vì cách học của tôi chưa được khoa học hoặc do tôi đã không chịu nghe phương pháp mà thày tôi đã chỉ bảo nên tôi đã rớt thi. Tôi đã chán nản, vì nghĩ sự học hành của mình không lẽ chỉ đến đó hay sao? Nhờ gia đình và thày cô động viên, cũng vì muốn thực hiện được cái ước mơ kia nên tôi quyết định thi lại lần nữa. Một năm trôi đi, ngày tôi nhận được giấy báo điểm, chỉ vì thiếu 1 điểm mà tôi không được vào học trường mà tôi mơ ước. Quyết định đến với Đại học Duy Tân là một sự tình cờ và bất ngờ đối với tôi.

 

            Vốn dĩ, xưa nay chưa lần nào tôi nghĩ sẽ vào học tại một ngôi trường ơ miền Trung hay miền Nam. Nhưng…

           

                                                                                            *                     *

 

                                                                                                        *

 

            19 tuổi, tôi biết thế nào là tình yêu và cảm nhận được hương vị tình yêu như thế nào. Tình yêu giữa tôi và anh nghe như trong chuyện cổ tích. Tôi và anh vốn ở hai tỉnh khác nhau, cũng do tình cờ mà gặp gỡ rồi trao nhau lời yêu. Chúng tôi yêu nhau nhưng cơ hội gặp được nhau nhiều nhất cũng chỉ 3 lần/năm vì cách xa về mặt địa lí, hơn nữa công việc của anh thường rất bận. Từ nơi anh công tác cách Đà Nẵng khoảng chừng 4-500km về phía cửa khẩu Nam Giang. Vì tình yêu mà tôi đặt NV2 vào Đà Nẵng, với hy vọng chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội gặp nhau hơn, thời gian ở bên nhau nhiều hơn. Đại học Duy Tân là ngôi trường mà anh đã tư vấn cho tôi, hướng cho tôi những thuận lợi sau này.

 

            Đó là lý do tôi đến với mái trường Duy Tân!

 

            Ngày đầu tiên tôi vào học, anh đã xin nghỉ hai ngày để về Đà Nẵng. Đó là nguồn động viên khích lệ lớn nhất đối với tôi. Hết học kỳ một, việc học của tôi vẫn ổn. Rồi thì sáu tháng trôi qua, tất cả đã không như tôi nghĩ. Với tôi, đó là một cú sốc cực mạnh, và cũng chính từ đó tôi thay đổi.

 

            Vào một ngày cuối tháng ba năm Canh Dần, trong tiết trời se se lạnh của buổi chiều tà, anh hẹn gặp tôi tại một quán nước gần trường. Tôi nửa mừng nửa lo; mừng vì có lẽ đã hơn ba tháng rồi chúng tôi chưa gặp nhau, nhưng tôi thấy lo vì cảm nhận được lần gặp này hoàn toàn không như lần trước. Rồi thì chuyện gì đến cũng đến. Đến gặp tôi, theo sau anh là một người con gái tuổi khoảng chừng tuổi tôi. Thật như trời đổ sụp lên đầu tôi làm tôi tối tăm mặt mũi, chẳng còn biết gì nữa. Tôi cố giữ bình tĩnh ngay cả khi anh nói với tôi đó là bạn gái anh, chị ấy học cùng trường với tôi, trên tôi một khóa. Sao cũng là một kiếp người mà tôi lại bị đối xử như thế? Tôi thầm hỏi thế nào thì được gọi là thề non hẹn biển? Phải chăng nó cũng theo gió mà bay đi? Có phải cuộc đời đang dạy cho tôi biết cách phải chấp nhận?

            Lý do cho cuộc chia tay rất đơn giản: “Anh thấy mình không hợp và không thể tiến xa hơn được nữa. Anh em mình làm bạn tốt nhé, những gì mình có với nhau em hãy coi đó là những kỷ niệm đẹp nhé”.

            Tôi còn biết phải làm sao nữa, anh đã muốn đi thì tôi cố níu kéo cũng chẳng để làm gì. Anh không hề lắng xem suy nghĩ của tôi thế nào, không cần biết đến những vết thương lòng mà anh đã để lại cho tôi hằn sâu đến nhường nào. Tình yêu không nên ích kỷ, tôi không làm được như anh. Tôi không oán hận anh, nhưng tôi trách anh, tôi giận anh, đến một ngày không xa anh sẽ phải suy nghĩ lại mà thôi.

 

            Thất bại trong tình yêu đã khiến tôi không còn như trước, tôi khó khăn với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những anh chàng đang ở tuổi yêu, tôi nhìn họ  thiếu thiện cảm, tôi khinh ghét họ vô cớ. Tôi nổi nóng bất thường và mắng xối xả cả đám bạn thân khi chúng lỡ nhắc đến những nỗi đau trong lòng tôi. Thật tình tôi biết mình cư xử không đúng nhưng mãi mà tôi vẫn chưa sửa được. Tôi đã bỏ bê cả việc học hành, không tập trung được như trước, vì tôi bận với việc đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Tại sao anh lại tệ với tôi như thế?”

 

            Đó là điều tôi cũng như tất cả mọi người không ai muốn nó xảy ra trong cuộc đời mình, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã và đang phải đối mặt với nó. Ai cũng khuyên tôi hãy quên đi, anh không xứng đáng với tình yêu của tôi, rằng thời gian dần trôi rồi tôi sẽ được hưởng hạnh phúc mà tôi đáng được hưởng…Những lời khuyên dù có ý nghĩa hay chân tình đến đâu thì trong hoàn cảnh đó tất cả đối với tôi như nước đổ đầu vịt, tôi còn biết gì mà khuyên với can!

 

            Con người dù mạnh mẽ đến đâu thì cũng có lúc phải yếu mềm, đó là điều mà tôi nhận thấy sau những gì đã xảy ra. Dẫu sao tôi cũng cảm ơn cuộc đời đã cho tôi nhận ra nhiều điều, bắt tôi vấp ngã rồi dìu tôi dậy, để lại cho tôi những vết thẹo để tôi xem đó là những bài học đắt giá không thể mua được bằng tiền mà phải đánh đổi bằng tình cảm, bằng sự hy sinh chịu đựng của con người,….

 

            Đến với Duy Tân, đó là “kỷ niệm” đáng nhớ nhất mà tôi không hề muốn có, một bài học để đời mãi không phai. Tôi sẽ dành tình yêu đó cho một người xứng đáng hơn anh, thậm chí còn hơn thế nữa, để anh thấy được rằng sau những lúc yếu mềm, tôi còn mạnh mẽ hơn khi trước; rằng không có anh tôi vẫn sống vui, vẫn hạnh phúc. Anh có nghe thấy thông điệp gì trong những lời tôi nói không?- “Tôi cảm ơn anh đã cho tôi cơ hội tìm thấy một người thực sự tốt, người mà tôi cần hơn tất cả!- Tôi sẽ tìm được người đó”.

           

            Tôi hy vọng trong những ngày còn học ở ngôi trường này sẽ có thật nhiều kỷ niệm đẹp để thay thế những vết sầu của bây giờ, để tôi có thể tự tin kể với mọi người rằng đời sinh viên của tôi ngập tràn những kỷ niệm vui và đẹp!


HỌ TÊN   :  LÃ THỊ THÚY

LỚP          :  K15VHO

MSSV       :  152714493

SĐT              :  01695073950

           



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
05/05/2010 16:05 # 9
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Cũng như ngành Văn học của nhiều trường đại học ...


Cũng như ngành Văn học của nhiều trường đại học trong cả nước, ngành Văn học thuộc khoa. Khoa học xã hội và nhân văn của trường Đại học Duy Tân luôn là nơi hấp dẫn đối với những bạn yêu thích văn chương và mong muốn làm những công việc xã hội.Được sự cho phép của Bộ GD&ĐT, ngành Văn học- với mã ngành 601- được thành lập cách đây hơn 3 năm. Mặc dù đây là ngành học còn non trẻ nhưng nhà trường đã đầu tư tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ giảng dạy. Đến với ngành học này ở Duy Tân bạn sẽ tiếp cận được một hệ thống thư viện hiện đại với nhiều đầu sách chuyên ngành được cập nhật hàng năm, hệ thống mạng ADSL được truy cập miễn phí, một đội ngũ giảng viên trẻ nhiệt tình với gần 100% là tiến sĩ, thạc sĩ; nhiều giảng viên mời giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong và ngoài khu vực như Đại học Đà Nẵng, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội…

Đến với ngành Văn học của Đại học Duy Tân, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềmqua những môn học mới của nhà trường như Nói và trình bày(tiếng Việt), Viết(tiếng Việt), Kỹ năng xin việc…; bạn cũng sẽ có cơ hội thể hiện mình qua những hoạt động ngoại khóa được tổ chức liên tục trong năm: hoạt động dã ngoại, cắm trại; hoạt động tình nguyện mùa hè xanh; nhiều hoạt động mang tính nhân văn cao như Hiến máu nhân đạo, Áo ấm tình thương…bạn cũng được tham gia giao lưu với các doanh nghiệp( do nhà trường và các phong ban phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tổ chức) để tìm kiếm cơ hội làm thêm hoặc đơn giản là để khẳng định  mình…

Đến với ngành Văn học của Đại học Duy Tân, cơ hội việc làm của bạn sẽ được mở rộng. Cùng với những kỹ năng mềm đã được rèn luyện bạn có thể làm công việc giảng dạy môn văn trong các trường phổ thông nếu bạn học thêm chứng chỉ sư phạm( nhà trường sẽ trang bị cho bạn chứng chỉ này khi lên năm 3); bạn cũng có thể làm ở lĩnh vực du lịch; văn hóa; bảo tàng; báo chí; văn phòng…nếu học thêm chứng chỉ nghiệp vụ tương ứng.

Sinh viên ngành Văn học: Ra trường, làm gì?

Từ khi được học trong môi trường văn chương, có không khí, tôi thấy mình viết được nhiều hơn, thấy mình chững chạc hơn rất nhiều trên con đường văn chương của mình.

Với những sinh viên sắp ra trường như chúng tôi thì tất cả còn ở phía trước, con đường vẫn còn nhiều chông gai. Tôi thấy hiện nay văn trẻ nước mình khá phát triển, nhiều cây bút mới đã tạo được chỗ đứng cho mình và có tiếng vang như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy… và tôi thấy rất nhiều người có tâm huyết với văn chương, thực sự yêu thích văn chương và tha thiết gắn bó với nó.

Hiện nay văn đàn nước nhà có rất nhiều những cây bút gạo cội mà không dễ dàng gì thế hệ trẻ, những người cầm bút trẻ có thể ngay lập tức thay thế nhưng ở thế hệ nào cũng thế thôi, với sức viết và lối tiếp cận của văn trẻ hiện nay tôi tin tưởng những thế hệ trẻ có thể tiếp nhận văn đàn hiện nay và làm chủ được nó.

Đây là may mắn lớn nhất đối với sinh viên chúng tôi. Còn việc có trở thành một người viết chuyên nghiệp hay không thì lại là một việc khác. Các thầy, cô giáo có thể cho chúng tôi những kiến thức cơ bản nhất nhưng để vận dụng nó vào tác phẩm của mình thì còn tùy thuộc khả năng mỗi người.

Cũng là một người cầm bút, tôi rất hy vọng những người viết trẻ sẽ được quan tâm hơn nữa. Và tôi cũng rất hy vọng những người viết trẻ hãy cố gắng nỗ lực nhiều hơn để có thể khẳng định mình trên văn đàn.

Cũng giống như bất kì người viết nào, tôi cũng ấp ủ nhiều hoài bão, khát vọng trong mình. Tôi vừa vui mừng vừa lo lắng về sự "trẻ" của mình, nó cho tôi thời gian nhưng cũng mang đến cho tôi sự bồng bột, nông nổi. Nhất là trong khi người viết phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách, những "cơm áo gạo tiền" để tồn tại và viết.

Hơn thế nữa nhìn vào một thực tế ở nước ta hiện nay cũng có khá nhiều người viết chuyên và không chuyên, muốn khẳng định được mình thì bản thân mỗi người viết phải cố gắng rèn luyện ngòi bút và phải "sống" rất nhiều. Là một người viết trẻ trong thời hội nhập tôi mong muốn sẽ tự khẳng định được mình bằng tác phẩm, cụ thể đó là một tiểu thuyết mà bản thân đang ấp ủ. Tự biết mình chưa đủ sức nên tôi đang hy vọng và chờ đợi… chờ đợi vào sự cố gắng của mình.

Tôi hy vọng vào thế hệ những người cầm bút trẻ, cũng như tôi đã hy vọng vào bản thân mình. Chỉ cần mỗi một người viết có một niềm tin như thế thì chắc chắn văn học trẻ sẽ làm được một điều gì nó, ít nhất là nó sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, về con người.

Dĩ nhiên là văn học trẻ sẽ thật thành công nếu nó có cái nhìn mới dựa trên những nền tảng về bản sắc văn hoá dân tộc. Còn bản tôi không dám nói to tát rằng mình có một sứ mệnh văn chương hay không? Nhưng tôi luôn cố gắng học tập, sống và rèn luyện ngòi bút của mình, khao khát nói được những điều mà con người muốn nói.

Tôi nghĩ môi trường sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất để rèn luyện tính chuyên nghiệp trong nghề. Với nghề văn, môi trường sáng tạo đặc biệt quan trọng của một đời văn, và quan trọng hơn đối với những người viết trẻ. Trước khi theo học Khoa XH & NV, tôi cũng đã làm thơ, viết văn và kiếm sống bằng nghề tin học (một nghề rất khác với viết văn). Dần dần tôi ý thức được niềm đam mê của mình và muốn có một môi trường để rèn luyện.

Trong quá trình học, được tiếp xúc với các thầy giáo, chúng tôi không chỉ thu nhận được tri thức mới, mà còn hiểu biết nhiều vấn đề xã hội đương đại, được tiếp xúc với phong cách làm việc của các thầy, cô giáo. Hầu hết các sinh viên đang theo học ở đây đều có ý thức hướng đến tính chuyên nghiệp trong nghề, vẫn biết điều này cực khó.

Tôi học viết văn, không phải để tìm kiếm danh vọng, mà ý thức rõ ràng là để học và làm việc bằng nghề viết. Văn chương sẽ là niềm đam mê suốt đời, nhưng sau khi ra trường chúng tôi phải sống bằng nghề báo, biên tập viên, truyền thông… và đó sẽ là vốn để nuôi dưỡng văn chương, nuôi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp.

Tuy có làm thơ, viết văn, nhưng trong quá trình học tập tại khoa tôi lại hướng sang chuyên ngành Lý luận Phê bình Văn học - lĩnh vực mà rất ít người trẻ lựa chọn. Trong đời sống văn chương đương đại Việt Nam đang dần xuất hiện nhiều gương mặt trẻ, tuy chưa khẳng định được nhiều thành công nhưng hứa hẹn hy vọng.

Tôi thường theo dõi các diễn đàn về văn học nghệ thuật, người ta hay bàn về phạm vi ảnh hưởng của văn chương trong đời sống hôm nay. Theo tôi, đó là quy luật vận động tự nhiên của phát triển. Khi nền kinh tế của một xã hội phát triển, cộng đồng đó được tiếp xúc với nhiều công việc khác nhau, đương nhiên họ có quyền và có nhu cầu thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật, giải trí khác.

Thực tế, không có gì khiến chúng ta phải ngạc nhiên và lo ngại, văn chương vẫn chiếm một vị trí quan trọng, xứng đáng trong đời sống xã hội. Điều mà những người cầm bút, nhất là những người viết trẻ cần làm là sáng tạo những tác phẩm hay. Chỉ có tác phẩm mới có căn cứ để chúng ta bàn luận. Chúng ta cũng không cần phải thổi phồng những gì chưa hoặc không đáng nói.

Từ một người ham đọc sách báo, những năm THPT tôi luôn là người có mặt ở thư viện huyện thường xuyên. Đọc và bắt đầu viết những bài báo, những truyện ngắn, những bài thơ tuy còn ngô nghê nhưng đó là những bước đi đầu đời. Báo Thiếu niên tiền phong và chương trình văn nghệ thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam đó là những nơi đã nâng đỡ tôi trong những bước đi ấy để đến hôm nay có những thành công nho nhỏ.

Năm thứ nhất đó là bước thử nghiệm với ngòi bút của mình. Năm thứ hai bắt đầu viết nghiêm túc. Năm thứ ba đó là sự trải nghiệm sự trăn trở của bản thân cũng như sự lo toan về cuộc sống hiện tại, chính những điều đó đã hướng những trang viết của tôi về cái thực tại. Từ đó tôi càng hướng bản thân mình để có thể "chung sống" với văn chương là: Sống, nuôi đam mê và viết

Văn học trẻ đã và đang là mối quan tâm của nhiều độc giả bởi cách nghĩ, cách sống và cách viết. Những gì tôi quan sát những gì tôi thấy nó thể hiện đâu đó trong các tác phẩm và hiển nhiên thế hệ 8X đang thao thức với những điều đó. Đó là sự tươi rói, sự lạc quan hay ngược lại là sự lo toan về cuộc sống.

Đó là cái nhìn lạc quan về thế giới quan nhưng cũng không ít cái nhìn ngược chiều. Sex trong văn học trẻ cũng kéo được nhiều sự quan tâm đấy chứ. Nhưng cái quan trọng là trong những dòng văn những lời thơ sex ấy chúng ta tìm thấy cái giá trị mỹ học cho mình. Như thế chúng ta sẽ nhìn văn học trẻ với ánh mắt trìu mến hơn.Những bước đi tiếp theo tôi chỉ biết sẽ cố gắng hết mình.

Có lẽ tôi sẽ thiên về mảng thiếu nhi hơn. Tôi thích viết về quá khứ, những gì tôi đã trải qua. Tôi bắt đầu viết những truyện giả tưởng, hy vọng thời gian tới sẽ có được những thành công ở đề tài này. Sau cùng, tôi muốn nói đến cái gọi là đam mê. Người viết không có sự đam mê và dấn thân đừng hòng thành công



 
05/05/2010 16:05 # 10
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Thời gian một chiều


Nguyễn Mỹ Quyên

D15KDN1

0942 499 499

0511 3820678

mywuyen@gmail.com

mywuyen@yahoo.com

143 Lê Lợi – Đà Nẵng


Thời gian một chiều

 

Tặng K12CK6, Cô Yên, Thầy Cường,Thầy Dương

 

"Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương..."  Đó là những câu hát tôi tình cờ nghe lại trong lúc đi ngang qua một ngôi trường tiểu học. Trong tiếng còi xe inh ỏi của buổi chiều tan tầm, tôi bỗng nhiên phát hiện rằng, đây chính là điều mà tôi sẽ mở đầu cho tình cảm mến yêu đối với ngôi trường  Đại Học của tôi  - Duy Tân. Nơi tôi đã từng có một khoảng trời đẹp đẽ nhất của đời mình, nơi tôi đã học làm một người có ích, nơi tôi đã trưởng thành lên theo năm tháng, và là nơi tôi chôn dấu bao nhiêu tình cảm không thể nói thành lời.

Tôi không sao quên được những tháng ngày đầu tiên ấy.  Tôi xa lánh bạn bè, xa lánh những cuộc vui chơi, chỉ thui thủi một mình dưới góc lớp.  Đi đúng giờ về đúng giấc. Nhưng thật ra, tôi đang sống phần lặng lẽ nhất, để quan sát, để tìm cách thích nghi, và chọn sự im lặng để lắng nghe rõ ràng  những giờ triết học , mà ở cái tuổi mười tám, mười chín của tôi cũng chẳng có hiều được bao nhiêu.  Tôi như con chim non sợ sệt không dám cất cánh, không dám bay đi tránh rét mùa đông. Tôi như con chim non lặng lẽ , bị rách tiếng hót rồi. 

Mãi đến học kỳ thứ hai, tôi chơi chung với anh bạn lớp trưởng hay ngồi bên cạnh, rồi từ đó quen biết hơn với mấy cô bạn cùng lớp. Vậy là chúng tôi tụm năm,  tụm ba lại chơi với nhau. Nhờ có họ, tôi cảm thấy hoà nhập với mọi thứ xung quanh nhiều  hơn, rồi sau đó tôi dần dần cởi mở và nhận ra rằng, ở nơi đây cũng có nhiều thứ  để tôi gắn bó . Vậy mà trước đó, tôi nào có hay ..

Cơ sở Nguyễn Văn Linh thì nhỏ, không có chỗ cho lũ sinh viên chúng tôi tự do tung tăng đùa giỡn, Sân trường cơ man nào là xe,  thời khoá biểu dán chi chít và thay đổi mỗi tuần... vậy mà tôi vẫn yêu trường tôi lắm .

Năm thứ hai, tôi học ở cơ sở Quang Trung. Lúc này trường tôi vẫn còn là một dãy nhà cũ kỹ, ít có ai biết tới.  Những ngày trời mưa, nước ngập cả sân trường, lan cả vào giảng đường, vậy mà chẳng đứa nào nghỉ học. Mặc cho tiếng mưa rơi lộp độp trên mái tôi có khi lấn át cả giọng giảng bài của thầy giáo, lũ chúng tôi vẫn cắm cúi ghi ghi chép chép. Ở ngoài khung cửa là mưa trời , ở dưới chân chúng tôi là nước . Bây giờ khi quay về lại nơi đó, tôi bất ngờ nhận ra trường mình đã khác rồi. Toà nhà cao sừng sững, phòng học, máy chiếu,bàn ghê còn thơm mùi gỗ,  tất cả đều hiện đại làm sao… nhưng trong tôi vẫn nhớ hoài hình ảnh những ngày trời mưa tháng mười hai ấy.

Tôi yêu những buổi trưa tháng năm nắng gắt, lững thững đứng trước cổng trường chờ ba tôi đón về.  Sân trường lúc này  sinh viên thưa thớt,  tôi nghe lòng mình buồn thiu. Chỉ thiếu những cánh phượng tháng năm rơi xuống, là tôi thấy khung cảnh  trường tôi đã đủ đầy.
Có khi tôi chui vào một góc trong sân trường, hoặc là tôi đứng ở một tầng cao nào đó và nhìn xuống dưới,  kia là khoảng trời sinh viên với nhiều ký ức ngọt và rực rỡ .

Thật là lạ, khi còn nhỏ , con người ta ai cũng mong cho thời gian trôi nhanh để được làm người lớn. Khi đã đi qua những gì đẹp đẽ nhất lại mong ước được quay trở lại từ ban đầu như nguyên sơ.  Bạn tôi có đứa đã đi làm, có đứa đã đi xa tận phương trời nào..  Chúng tôi như những cánh chim non chập chững bay vào đời, cuộc đời không đơn giản như chúng tôi hằng tưởng tượng , Không như khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không có màu xanh trong sáng như ánh nắng trên tầng sáu mà tôi hay nhìn ngắm. Và cũng không đủ sự thảnh thơi để chúng tôi thi thoảng cất tiếng hát ca.

Khi những mùa nắng bắt đầu lên cao, những lời bạn bè chuyện trò nhạt dần, những buổi lên lớp bắt đầu phân ly, là khi ấy tôi bước chân ra khỏi quãng đời đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ, Chia tay với nơi đây hẳn tôi sẽ nhớ nhung nhiều lắm.

Dần bước về cuối con đường đại học thì lại càng mong mỏi được quay trở lại như ban đầu. Được quay lại những gì mới mẻ tinh khôi , như lần đầu tiên bước chân vào cổng trường. Nếu có thể quay trở lại từ đầu, liệu có ai giống như tôi không? Ước được quay trở lại một lần nữa, muốn được chịu khó học tập, nắm bắt kiến thức, được nghe lời giảng dạy, được quen với một vài người bạn, rồi sau đó lại trở thành tri kỷ của nhau.

“Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ”

(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)

Có nhiều khi giờ tan học, tôi chẳng vội về ngay mà lang thang bước đi trên những hành lang vắng.  Trước mắt tôi , những cô nữ sinh xinh xắn mới vào trường mặc áo dài tung tăng, vị thầy giáo già rất hay mặc áo quần đen trắng, những bạn bè tôi gom thành từng nhóm đi chung với nhau… Tất cả đang hiện lên trước mắt tôi, chầm chậm. Bất giác tất cả ký ức vụt biến đi , qua một cái chớp mắt đã không trở lại,  tôi cũng không tài nào níu giữ. Tất cả mang hơi thở mà chỉ ở trường tôi mới có, hơi thở của tôi, của thầy cô tôi, một luồng sinh khí màu xanh trong vắt, màu xanh biêng biếc của cây, màu trong xanh của cỏ.

 

Trường tôi đó, đã để lại trong lòng chúng tôi , những thế hệ đã đi qua một kí ức không bao giờ phai nhạt . Những tháng ngày như thế này là những  tháng ngày chúng tôi đánh dấu cuộc đời mình, cuộc đời mà sau này  tôi có cái để kể cho đàn em của tôi rằng :  “.. á , ngày xưa ta học trường này đó nhe… ” 

 

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

( Thơ Đoàn Phú Thứ )

Tuổi thanh xuân của chúng tôi cũng là một màu xanh.
Và thời gian không bao giờ quay trở lại nữa

 

Đà Nẵng,

Những ngày tháng 5.2010




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
05/05/2010 16:05 # 11
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Những ấn tượng của bạn đối với đại học Duy Tân


Đà nẵng:05/05/2010                                                                               


Nhật ký:Ngày …tháng…năm

Hôm nay tôi đã rất buồn khi đón nhận giấy thông báo điểm.Thế là chỉ vì thiếu 0,5 điểm mà tội không thể đậu vào trường mà tôi mong uớc.Cái trường mà tôi đã đặt hết niềm tin,hi vọng và cả ước mơ vào đó.Tôi trón hẳn trong phòng suốt 3 ngày liền như chỉ để quên đi cái sự thật đau buồn ấy.

Ngày 05/09/2009

Thế là đã mất gần 1 tháng tôi mới cầm bút để viết lưu bút.Hôm nay đúng là một ngày trọng đại.Một ngày vui thật hạnh phúc sau những chuỗi ngày dài thất vọng.Vậy là tôi đã được nhận vào trường đại học Duy Tân sau khi nộp hồ sơ nguyện vọng 2.Thế là từ nay tôi đã trở thành sinh viên. Điều mà tôi đã mong ước bấy lâu.Sau khi tìm hiểu tôi đã có cái nhìn khá hấp dẫn về trường đai học Duy Tân.

Ngày 16/09.2009

Vậy là cuối cùng tôi cũng đã đặt chân lên mảnh đất đà nẵng đầy nhộn nhịp và sôi động.Mái trường đại học duy Tân với lịch sử:

Trường Đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo quyết định số 666/TTg của Thủ tưởng Chính phủ. Là trường Đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, trường được giao nhiệm vụ đào tạo bậc sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, bằng hai, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học và từ trung cấp chuyên nghiệp lên đại học.

 

Với phương châm đào tạo lấy nghiên cứu và thực hành làm trọng tâm trong công tác đào tạo, qua 15 khóa tuyển sinh Đại học nhà trường đã tuyển trên 32.000 sinh viên, chưa kể 8.000 học sinh Trung cấp chuyên nghiệp. Đã có 11 khóa tốt nghiệp với hơn 11.000 Kỹ sư và Cử nhân ra trường hầu hết có việc làm góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của miền Trung và Tây nguyên. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên Duy Tân sau khi tốt nghiệp khoảng hơn 80%. Đồng thời, các ngành đào tạo của trường đã gắn kết với trên 200 doanh nghiệp ở địa phương và cả nước. Đại học Duy Tân luôn có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm ngay từ năm hai hay năm ba của bậc Cao đẳng và Đại học.

 

Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Trường đã tạo dựng được 5 cơ sở với diện tích mặt bằng 40.000m2 và diện tích sử dụng 30.000m2. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học được trang bị hiện đại đảm bảo nhu cầu đào tạo sinh viên với 1000 máy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin Internet. Hầu hết phòng học được trang bị máy chiếu đa phương tiện (multi-projectors), các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, thư viện đảm bảo để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.

Tòa nhà 5A Quang Trung: Một công trình mang tầm vóc quốc tế

 

Tọa lạc ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, cách sông Hàn 500 mét, công trình được khởi công xây dựng đầu năm 2008 và đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 2009, với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 100 tỉ đồng. Đây là công trình có số vốn đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

 

Công trình được xây dựng trên tổng diện tích trên 3.000 m2 gồm 4 khối nhà, mỗi khối 8 tầng liên kết với nhau thành một tổ hợp 109 phòng. Trong đó có 28 phòng học hiện đại, mỗi phòng có từ 50 đến 100 chỗ ngồi, 27 phòng làm việc, 8 phòng thực hành máy với 490 máy tính được kết nối intenet, 7 phòng thực hành thí nghiệm, 1 hội trường với 350 chỗ ngồi, 36 phòng cư trú dành cho sinh viên nước ngoài, 1 thư viện với hàng ngàn đầu sách các loại. Ngoài ra nhà trường còn cho xây dựng một số phòng đặc biệt như phòng chiếu phim, phòng thu âm, xưởng in để phục vụ cho nhu cầu của sinh viên.

 

Không gian chức năng của tòa nhà được phân chia khá hợp lý. Tầng 1 được thiết kế chủ yếu để giữ xe, căn tin, xưởng in, phòng bảo vệ và phòng hành chính. Tầng 2 được dùng làm văn phòng các khoa. Các tầng còn lại được bố trí xen kẽ giữa phòng học, phòng thực hành, phòng cư trú… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của sinh viên.

 

Mặt tiền của tòa nhà được phủ kín bằng những tấm kính chịu lực lớn tạo nên vẻ trang nhã và sang trọng. Công trình được thiết kế theo nguyên tắc tận dụng tối đa khả năng sử dụng đất, tạo cảnh quan thoáng đãng đảm bảo một môi trường học tập lý tưởng cho các bạn sinh viên.


Việc đưa công trình này vào sử dụng, Đại học Duy Tân đã đi trước một bước trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng hợp tác quốc tế.

 

Khi đươc theo hoc tại đây với môi trường học tập

* Một môi trường học tập năng động và hiện đại đang chờ đón và thử thách các bạn sinh viên ham học hỏi từ mọi miền đất nước
Chất lượng đào tạo luôn luôn là một mục tiêu tối trọng của Duy Tân. Vì lý do này, lãnh đạo trường đã không ngừng đầu tư, tạo ra nhiều điều kiện tối ưu cho công tác dạy và học:

* Môi trường học tập thân thiện và an ninh, ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng: thuận tiện hơn các trường trong cùng địa bàn như đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đại học Kinh Tế Đà Nẵng, hay trường Cao Đẳng Công Nghệ Đà Nẵng (trực thuộc đại học Đà Nẵng)

* Nhiều chính sách ưu đãi cho sinh viên về miễn giảm học phí (từ 15% đến 100% tùy hình thức chính sách), cấp phát học bổng (hơn 100 suất), và hỗ trợ việc làm (quan hệ với trên 200 doanh nghiệp, bản thân Duy Tân cũng là một nhà tuyển dụng lớn cho các công ty vệ tinh của trường)

* Phương pháp dạy và học tiên tiến và không ngừng cải thiện: dưới sự cố vấn và hỗ trợ của phần đông các giáo sư người Việt tại các đại học hàng đầu ở Mỹ (như Harvard, MIT, UC Berkeley, Carnegie Mellon, …)

* Cơ sở vật chất đào tạo tiên tiến: hầu hết các cơ sở đào tạo của đại học Duy Tân đều được xây dựng dưới mười năm trở lại đây, mới hơn phần lớn các trường đại học trong cùng địa bàn; phần lớn các phòng học đều gắn máy chiếu, hệ thống âm thanh kỹ thuật số, và thường có máy điều hòa; trường còn có lắp đặt hệ thống Internet băng thông rộng (1-3 Gbps, máy chủ đặt tại Mỹ) và hệ thống Internet không dây phủ sóng toàn trường

* Cơ hội du học tại chỗ hay nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác với các đại học danh tiếng trong khu vực và trên thế giới

Ngoài các hoạt động học tập ở trường, sinh viên Đại học Duy Tân còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau do trường tổ chức như:

* Giao lưu với sinh viên quốc tế, câu lạc bộ ngoại ngữ
* Diễn đàn sinh viên Duy Tân trên Internet
* Thi hùng biện và thi tài năng trẻ
* Các hoạt động văn nghệ của trường và thành phố
* Dã ngoại hay cắm trại nhân các dịp lễ hội của trường hay Việt Nam
* Thi đấu thể thao với các trường bạn trong cùng địa bàn hay trên toàn quốc
* Hoạt động tình nguyện: xây nhà tình nghĩa, “Mùa hè xanh”, hiến máu nhân đạo

Về các hoạt động:

Sinh viên kiến trúc Đại học Duy Tân hành trình về thủ đô

Nhằm hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội và đại hội kiến trúc sư lần thứ 8, từ ngày 24/03/2010 đến ngày 27/03/2010, "Festival sinh viên kiến trúc toàn quốc”  lần thứ 7 đã diễn ra tại khuôn viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. 17 trường đại học đã tham gia chương trình.

 

 

 

Festival bao gồm hàng loạt các hoạt động sôi nổi thi tài giữa sinh viên các trường như: thiết kế nhanh cho sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ ba với nội dung Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, thiết kế nhanh năm thứ tư và thứ năm với nội dung khu Hoàng thành Thăng Long, báo cáo các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên về Hà Nội, tìm hiểu lịch sử Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam và 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 

 

 

Với 17 thành viên ưu tú nhất được cử đến tham dự hội thi, ngay ở phần thi chào hỏi trong ngày khai mạc, Đại học Duy Tân đã nhận được sự hoan nghênh và đánh giá cao từ Ban Tổ Chức. Phát huy lợi thế đạt được, các thành viên Duy Tân tự tin hơn và tỏ ra ngang sức ngang tài đối mặt với các đội thi khác.

Kết quả, ở nội dung thi Thiết kế nhanh dành cho sinh viên năm 1-3, sinh viên Ngô Lê Dạ Nhi - lớp K13KTR3 giành giải nhất, Võ Xuân Minh - lớp K13KTR2 giải nhì và Dương Vũ Hải - lớp K13KTR3 giải ba. Sinh viên Trần Hữu Nghị - lớp K12KTR1 giành giải ba ở phần thi thiết kế nhanh cho sinh viên năm 4-5. Ở nội dung sáng tác áp phích - tranh cổ động, hai giải nhì thuộc về sinh viên Trần Lê Hùng và Trần Nhật Tân - lớp K11KTR2 và một giải ba cũng của Trần Lê Hùng. Đặc biệt, Đại học Duy Tân còn giành được giải ba tập thể về nghiên cứu khoa học. Với những giải thưởng đạt được ở các phần thi, sinh viên Duy Tân đã chứng tỏ tài năng và kiến thức của mình không hề thua kém các sinh viên khác ở hai đầu đất nước.

 

Song song với các hoạt động xã hội như “thanh niên xung kích làm sạch đường phố”, “cứu trợ đồng bào lũ lụt”… thì công tác hiến máu nhân đạo đến nay đã trở thành hoạt động mang tính truyền thống của sinh viên ĐH Duy Tân.

Phát huy truyền thống đó, sáng ngày 18/03/2010 tại cơ sở 209 Phan Thanh, hơn 500 sinh viên Duy Tân đã tham gia ngày hội hiến máu nhân đạo do Đoàn Thanh Niên phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh Niên Tp. Đà Nẵng tổ chức.

 


 

Với thông điệp “Sẻ giọt máu đào – Trao niềm hy vọng” bằng hành động thiết thực của mình, sinh viên Duy Tân muốn kêu gọi mọi người cùng chia sẻ và đem đến niềm vui, cơ hội sống cho những người bệnh. Phong trào hiến máu diễn ra trong những ngày đầu xuân như là một cách để tuổi trẻ Duy Tân bắt đầu thể hiện tinh thần sống cống hiến đối với xã hội trong năm mới 2010. Nghĩa cử cao đẹp này sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy trong hoạt động của toàn thể sinh viên Duy Tân trong thời gian đến.

Sau 3 giờ làm việc với tinh thần nghiêm túc, cẩn trọng đoàn đã thu được 295 đơn vị máu. Được biết, mỗi năm Đoàn Thanh Niên ĐH Duy Tân sẽ tổ chức 3 đợt hiến máu vào tháng 3, tháng 7 và tháng 12. Mỗi đợt đều thu hút đông đảo sinh viên và cán bộ, giảng viên trong trường tham gia. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, Sinh viên đại học Duy Tân đã cống hiến trên 1500 đơn vị máu cho các bệnh viện ở Đà Nẵng. Đây thật sự là một thành tích đáng ghi nhận, thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và trách nhiệm của toàn thể sinh viên Duy Tân nói riêng và tuổi trẻ Đà Nẵng nói chung đối với xã hội.

Đó là những mặt tốt của ngôi trường.tuy nhiên còn một số điều mà m để ý vẫn chưa đựợc hoàn thiện.Việc học ở hội trường lớn làm cho các bạn sinh viên chán nản. Đa số các bạn đều nghỉ học nếu như giáo viên dó không điểm danh.Quy định của nhà trường sáng thứ 2 phải măc đồng phục,trong khi đó các bạn vừa phải may xong đồng phục khoa.Một số bạn có hoàn cảnh khó khăn chưa thể may áo dài kịp thì chưa thể mang áo dài theo quy định được.Việc mang đồng phục vẫn chưa đồng bộ.Trong khi có lớp chấp hành nghiêm chỉnh về mang đồng phục thì có một số lớp vẫn chưa phổ biến về việc mang đồng phục.Ngoài ra khu nhà vệ sinh mặc dù rất sạch sẽ và tiên nghi thế nhưng không hề có giấy.Nước uống không đảm bảo vệ sinh,mặc dù không có mùi thế nhưng khi uống lại có cảm giác nhờn. Những hạn chế tuy nhỏ nhưng cũng nên đáng lưu tâm.

Được học tập dưới mái trường Duy Tân  thật hạnh phúc.m biêt rằng đây chính là ngôi trường tốt là môi trường thật hoàn hảo và cũng là nơi chuẩn bị hành trang cho m bước vào đời,lập nghiệp.M sẽ phải thật cố gắng hơn nữa để không phụ long mong mỏi của bố mẹ và thầy cô.


SVTT         :LƯƠNG LÊ HƯƠNG MAI

LỚP           :K15VHO

KHOA       :KHXH VÀ NV

MSSV        :14488

EMAIL      :luonglehuongmai@gmail.com

SĐT            :01678938547



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
05/05/2010 16:05 # 12
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Bài dự thi :Viết về trường Đại học Duy Tân


“Tôi sinh ra trong màn đêm sương sớm.
Tôi lớn lên trên mảnh đất Quy Nhơn.
Là học sinh nên tôi yêu tất cả,

Yêu bạn bè, yêu cả kẻ thù tôi.”

Thời gian thấm thoắt như thoi đưa, mới ngày nào, hai tiếng “ sinh viên”  trong tôi vẫn cháy bỏng như một niềm khao khát, một sự mong chờ. Thế mà giờ đây, tôi đã sống trong đại gia đình Duy Tân gần hai năm rồi. Đại học Duy Tân giờ đây với tôi là tiếng gọi thân thương và rất đỗi quen thuộc, cái tên ấy hiện hữu mỗi ngày trong cuộc sống của tôi, nó như đã trở thành một phần đời đẹp nhất của tôi vậy. Đại học Duy Tân đã trở thành gia đình lớn thứ hai của tôi, nơi đây đang tiếp thêm cho tôi sức mạnh, sự tự tin và hành trang trên những con đường dài phía trước.

Hai năm đã qua không phải là quá dài nhưng nó đủ để tôi cảm thấy tự hào về bản thân và về chính ngôi trường thân yêu này. Nhớ lại quãng thời gian trước khi tôi đến với nơi này, tôi thật sự bế tắc, thất vọng. “Thi rớt đại học” – ba từ đã ám ảnh tôi trong suốt một thời gian dài. Thật sự tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng một ngày nào đó mình sẽ trượt đại học dù là trong ý nghĩ, việc đậu đại học với tôi như là chuyện hết sức bình thường đến mức đó là điều tất nhiên. Vậy mà tôi trượt đại học, lúc đó, tôi sốc vô cùng, khóc, buồn…và thương bố mẹ nhiều hơn. Nhìn bố mẹ già đi trông thấy, dù bố mẹ động viên nhưng tôi biết trong lòng bố mẹ thấy thất vọng như thế nào. Chính sự kì vọng quá lớn của bố mẹ làm cho tôi cảm thấy bế tắc, thấy mình có lỗi! Lúc đó trong đầu tôi hoàn toàn trống rỗng, tôi chỉ muốn ở một mình – một mình để tự tìm thấy cho mình lối thoát khỏi sự hỗn độn này. Tôi muốn mình rời xa nơi này. Muốn đến một thế giới hoàn toàn khác – thế giới của riêng tôi – thế giới mà ở đó tôi không phải bắt gặp những ánh mắt nghi ngờ dò xét, ánh mắt của sự khinh thường và sợ nhất là nỗi buồn hiện trên khuôn mặt những người mà tôi yêu thương nhất.

Nhưng rồi tôi cũng không thể trốn mãi trong cái thế giới buồn tẻ đó, và cũng chính những ngươi thân xung quanh đã giúp tôi nhận ra rằng: “ khi thành công chưa mỉm cười với bạn, bạn sẽ có hai sự lựa chọn, một là mỉm cười với thất bại và đứng lên làm lại từ đầu. hai là cứ nằm lì ở đấy ôm cái thất bại kia và “tự nguyền rủa” chính mình. Sẽ có rất nhiều người chưa chạm được đến thành công, và cũng như họ, bạn phải chiến đấu để chiến thắng chính bản thân mình. Đây là cơ hội tốt để bạn rèn luyện ý chí và sự kiên trì của mình. Khi bạn gặt hái được điều đó, cũng như khi trải qua thất bại thì thành công của bạn sẽ vinh quang hơn cả những người đã gặt hái được thành công quá dễ dàng.”

Tôi bắt đầu tìm lại chính mình, nhưng phần nào đó trong con người vẫn còn nỗi e dè, sợ hãi và lẫn tránh. Tôi muốn bắt đầu lại mọi thứ ở mọi nơi hoàn tòan mới mẻ, nơi mà tôi không còn cảm thấy sự thất bại bao kín bản thân mình. Và dường như lúc này, con đường nguyện vọng hai tại các trường đại học dân lập dường như là lối thoát duy nhất dành cho tôi. Và cũng chính thời điểm đó cái tên Đại học Duy Tân như một chiếc phao lớn, một vị cứu tinh nâng tôi đứng dậy.

 Trong ý nghĩ đầu tiên của tôi, Đại học Duy Tân chỉ là giải pháp tam thời giúp tôi thoát khỏi bế tắc mà tôi đang phải chịu đựng. Ý nghĩ ban đầu trong tôi về ngôi trường này cũng chẳng khác gì quan niệm của mọi người về “ trường dân lập”, đó là chỉ những người không đủ năng lực thì mới phải chọn vào trường này, học phí qua cao nhưng trình độ giảng dạy lại không thể bằng những trường công lập khác, điều quan trọng chính là bằng cấp sẽ không được coi trọng khi đi xin việc sau này.Nhưng dường như lúc đó, trong tôi tất cả những điều này không còn quan trọng nữa. Trong tôi, một sự bắt đầu mới như đang cố vươn lên lấp đầy tất cả.

Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày hôm đó – 30/08/2009 – cái ngày mà lần đầu tiên tôi đặt chân tới ngôi trường này để đăng kí nhập học. Lúc ấy, tôi thật sự lo lắng, hồi hộp và bỡ ngỡ. Biết bao nhiêu suy nghĩ vẩn vơ cứ luẩn quẩn trong cái đầu đa mang của tôi. Khung cảnh sân trường ngày hôm ấy thật rộn ràng, băng rôn, khẩu hiệu chào đón tân sinh viên nhập học được căng lên khắp nơi từ ngoài cổng trường vào đến đại sảnh. Giữa khoảng sân rộng, cũng có rất nhiều những “tân sinh viên” như tôi, tiếng cười đùa trò chuyện sôi nổi. Một vài ánh mắt lén lút, ngại ngùng tò mò khám phá thế giới quanh mình. “Sao họ giống mình quá vậy nhỉ?” – tôi thầm nghĩ. Và ngay từ giây phút ấy, tôi đã thật sự hạnh phúc khi hai tiếng “sinh viên” mà bản thân hằng ao ước giờ đây đã trở thành hiện thực, những mặc cảm, lo lắng dường như tan biến. 18 tuổi, thế giới mà hôm nay tôi đặt chân tới tuy lạ lẫm nhưng cũng rất thú vị, tôi nhận ra rằng mình cần phải mạnh mẽ hơn, tự tin hơn để đón chào một tương lai mới.

Món quà đầu tiên mà đại học duy tân dành cho tôi thật bất ngờ - “buổi lễ đón tân sinh viên”- đây thật sự là một điều lạ lẫm, mới mẻ. Không khí sôi nổi, ấm áp ở khắp mọi nơi, sự nhiệt tình của tất cả mọi người ở đây đã làm tôi bớt đi một phần nào cái cảm giác cô đơn, lạc lõng giũa nơi xa lạ. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình thật sự lớn lên, trưởng thành hơn, trong tôi không còn cảm giác tự ti khi nghĩ về trường, về mình nữa. “Môi trường nào cũng có cái tốt, cái xấu, hãy biết rõ mình là ai để còn cố gắng vươn lên khẳng định mình”. Tôi đã thầm nghĩ như và hai năm qua, tôi luôn nổ lực phấn đấu để thể hiện khả năng của bản thân. Và bây giờ tôi đã hiểu ra rằng: “ thất bại làm con người trưởng thành hơn nhưng cũng có thể giết chết bạn nếu bạn sợ hãi nó. Đối diện và đứng lên! Bạn sẽ thấy mình mạnh lên gấp bội.”

Những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học, tôi cũng như tất cả các “tân sinh viên” khác đều e dè, lo lắng nhưng cái cảm giác ấy theo từng phút, từng giây đã tan đi bởi sự chân tình, nhiệt thành của các thầy cô. Đối với mọi người, những điều đó theo lẽ tự nhiên là điều bình thường nhưng với tôi , sự quan tâm ấy nhưng một liều thuốc tinh thần vỗ về, trấn an cho tâm hồn non nớt của tôi. Trường Đại học dân lập Duy Tân đã trở thành mái ấm nuôi dưỡng và chấp cánh ước mơ, hoài bão của tôi. Cho dù thế nào đi nữa, ngọn lửa sức trẻ trong tôi vẫn không thể nào dập tắt và từ ngôi trường thân yêu này, nó sẽ bùng lên và cháy mãi.

Từng ngày cứ thế trôi qua, những gì tôi nhận được từ mái trường này ngày một nhiều hơn. Tôi nhận được tình thương yêu của thầy cô, bạn bè, tôi nhận được kho tri thức rộng lớn nâng bước chân tôi bước tiếp vào đời. Những buổi học nối tiếp những buổi học, tôi lớn dần lên cảm thấy cuộc sống thật đẹp biết bao! Mái trường ơi! Thầy cô ơi! Bạn bè ơi! Và tôi ơi! Hãy vươn lên, vươn cao và vươn xa nữa nhé!

Nếu ai đã một lần đến với ngôi nhà thân thương này của tôi, chắc hẳn phải rất ngạc nhiên, và bất ngờ. Ngạc nhiên vì sự thân thiện, sự năng động của sinh viên trường tôi, Vẻ khác lạ mà không phải ở ngôi trường đại học nào cũng có, đó chính là đồng phục – “sắc màu Duy Tân” chúng tôi. Mỗi khoa có một vẻ riêng, một phong cách khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện sự mạnh mẽ, sáng tạo của tuổi trẻ. Tôi cảm thấy tự hào mỗi khi mọi người đều nhận ra mình là sinh viên Duy Tân nhờ bộ dồng phục thân thương này. Cuộc sống bên ngoài mỗi người một phong cách, nhưng khi vào đây, đồng phục sẽ giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn, cảm thấy yêu thương nhau hơn khi là thành viên của gia đình này. Không chỉ có vậy, cơ sở vật chất ở đây còn làm mọi người thật sự bất ngờ hơn nữa, chỉ khi đặt chân đến đây, bạn mới loại bỏ hoàn toàn những định kiến về “trường dân lập”, trang thiết bị đấy đủ với phòng học rộng rãi, thoáng mát, thư viện trang bị máy vi tính cùng với hàng ngàn đầu sách đã giúp cho sinh viên có những điều kiện tốt nhất để học tập. Và tôi chắc chắn không ít bạn đang chuẩn bị bước vào giảng đường đại học đang mong ước được học tập trong một môi trường tuyệt vời như chúng tôi hiện nay.



Tất cả những gì nơi này đã và đang vun đắp, giúp tôi nhìn về tương lai tương lai tươi sáng hơn. Cuộc sống buồn hay vui, thất bại hay thành công đều do bản thân mình quyết định. Giờ dây tôi đã vững tin hơn trên con đường mình đã chọn. tôi muốn biến ước mơ thành hiện thực, và để làm được điều này, ngoài sự dạy bảo ân cần của thầy cô, bản thân tôi phải thật sự đam mê và cố gắng. Tôi sẽ làm được điều đó, chắc chắn vậy, vì bên cạnh tôi luôn có thầy cô, bạn bè quan tâm và giúp đỡ và chỉ đơn giản vì chùng tôi là “một gia đình”.  

Khoảng thời gian tôi sống bên ngôi trường này sẽ luôn theo tôi, nâng đỡ, cổ vũ tôi trên chặng đường phía trước. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt và sống sao cho xứng đáng với những gì mọi người hy vọng. Trong tôi sẽ nhớ những tháng ngày thân yêu này - quãng đời đầy ý nghĩa với tôi. Mái trường ơi! Tôi yêu lắm thầy cô, bạn bè!

“Hình như là mây trắng

Rộn rã lúc tan trường

Hình như là vấn vương

Một thoáng trời nho nhỏ”

  


 

Sinh viên : Phùng Thị Ngọc Hường
Lớp : K14DLK2
MSSV : 142412522
ĐT : 0947918098

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
05/05/2010 16:05 # 13
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Trượt đại học nó rơi vào hụt hẫng...


SVTH: NGUYỄN XUÂN LAM

LỚP K15VHO

Email: xuanlamnguyen91@gmail.com



Trượt đại học nó rơi vào hụt hẫng, chán đời, nghĩ rằng đời nó thế là hết, tự biến mình thành “ kẻ tội đồ”. Nó tự nhốt mình trong cái vỏ ốc của sự mặt cảm, nó thấy có lỗi với tất cả mọi người và trở nên sợ tất cả, sợ ánh mắt của ba mẹ, của bạn bè và sợ cả chính bản than nó. Lúc đó nó coi bản than nó như một thứ bỏ đi,suốt ngày ru rú ở trong nhà chỉ làm bạn với sách báo và mong rằng có thể quên đi tất cả để có thể làm lại từ đầu. Thế rồi má nó quyết định lôi nó ra khỏi cái vỏ ốc vô hình đó. Má gởi đơn nguyện vọng 2 của nó vào trường Đại Học Quảng Nam mà nó không hề hay biết, cho đến trước ngày nó nhận được tờ giấy gọi nhập học của Đại Học Quảng Nam. Không nói gì, nó chỉ mĩm cười và chuẩn bị những gì cần thiết. Thế rồi ngày nhập học cũng đến, khi nó đang chuẩn bị hành lý thì tiếng chuông điện thoại quen thuộc reo lên.

    -“ Con nghe nè má, con chuẩn bị xong rồi, sắp đi rồi, má về chưa?”

        -“ Ừ, lát má về đó, đợi má chút nghe, đừng đi vội nghe.”

   -“  Nhưng hồi mô má về, con sợ trễ xe buýt”.

        -“ Không, con không đi nữa ở nhà đó cho má”

    -“ Nhưng trễ má ơi”

        -“Không nhưng gì hết, ở nhà đó!”

          Vừa tắt máy,nó chợt òa khóc. Nó trách sao má ác thế, cái gì má cũng tự làm mà không hỏi ý kiến nó, người muốn nó đi học cũng là má, giờ người bắt nó ở nhà cũng là má, má chẳng quan tâm nó nghĩ gì, chẳng biết nó muốn gì, cần gì. Đợi mãi cuối cùng má cũng về, biết má về, dù mong má đó nhưng nó chẳng buồn ra gặp má. Bước vào,  nhìn cặp mắt đỏ hoe của nó, má hiểu tất cả. Nhưng má cũng không nói gì chỉ lẵng lặng đặt trước mặt nó một cái phong bì và nói : “ Tùy con quyết định”. Nó mở phong bì và mĩm cười nhưng không phải nụ cười vô hồn như lúc trước, nó cười vì hạnh phúc vvì nó biết má làm tất cả là vì nó. Thế đấy nó quyết định đến với trường Đại Học Duy Tân, mộy quyết định nhanh đến bất ngờ.

           Ngày đầu tiên đến trường nó cũng như bao đứa sinh viên năm đầu khác, bỡ ngỡ, bỡ ngỡ và bỡ ngỡ. Như một đứa con nít lạc đường nó đi khắp các hành lang để tìn hội trường 713. Leo lên rồi leo xuống, từng đó thôi cũng làm nó mệt lã người. Thế rồi nó cũng được các anh chị khoá trước chỉ đường, nó mùng lắm, cảm ơn ríu rít rồi chạy một mạch theo chỉ dẫn của anh chị. Rồi buổi học đầu tiên tại trường Đại Học Duy Tân cũng kết thúc. “ Mệt nhưng vui”,nó nghĩ trong đầu như vậy. Tuần học chính trị đầu tiên đã kết thúc, lúc này nó không còn bỡ ngỡ nữa, nó đã biết cách tìm phòng và thấy vui vì điều đó. Tuy nhiên, sau tuần học đầu tiên nó không quen được nhiều bạn như nhưng gì nó dự định trước đó. Một phần vì nó không nghe được giọng của các bạn, một phần vì nó ngại giao tiếp. Nó chỉ được một cậu bạn học khoa xây dựng và ở cùng quê với nó. Nó nghĩ dù sao như vậy cũng vui rồi, còn hơn là không có ai.

         Thế rồi ve sầu lại kêu, phượng cũng nở, một mùa hè mới sắp đến. Thời gian sao trôi nhanh quá vậy, bây giờ ngồi nghĩ lại nó chỉ mĩm cười : “ Sao lúc đó ngốc thế”, không ngốc sao được chứ? Lúc đó mới chỉ là một con bé nhà quê, lần đầu tiên bước ra thành phố, lần đầu tiên bước vào cổng trường Đại Học làm sao mà không ngốc cho được. Giờ đây nó đã khác rồi, vẫn là cô bé nhà quê ngày xưa, nhưng giờ nó đã lớn hơn trước và đã có nhiều bạn hơn trước. Bạn của nó đến từ khắp các tỉnh thành, gần thì Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, xa thì Quảng Bình, Quảng Trị, Đăklăk, Gia Lai, Hà Tỉnh, Nghệ An, Lâm Đồng … Tuy khác nhau về giọng nói và văn hóa địa phương nhưng nó và bạn của nó rất hòa đồng, luôn cố gắng để vươn tới mục đích chung là học tập và xây dựng tình bạn đẹp, trong sáng.

 Bây giờ, nó sắp trở thành cô sinh viên năm 2, nó thấy vui và thấy tự hào. Nó tự hào về bản thân nó, về gia đình nó và về ngôi trường nó đang học, trường Đại Học Duy Tân. Lúc đầu nó thấy ngại, ngại vì đây là trường tư thục, ngại vì đội ngũ giảng viên ở đây quá trẻ nhưng giờ đây nó lại cảm thấy tự hào về điều đó. Trường tư thì có sao đâu? miễn chủ yếu là chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện học tập tốt. Đội ngũ giảng viên trẻ thì có sao đâu? chỉ cần người ta có sự nhiệt tình,thương mến sinh viên và có trình độ giảng dạy cao. Mà tất cả những điều đó ở trường Đại Học Duy Tân đều có đó thôi. Giờ đây nó có thể ngẫng cao đầu mà nói với mọi người rằng nó là sinh viên Đại Học Duy Tân.

 Sau 8 tháng học ở đây, ở mái trường Duy Tân này nó đã có rất nhiều kỷ niệm và ấn tượng tốt đẹp. Tuy nhiên trường vẫn còn khá nhiều điều bất cập, nó thấy hệ thống phòng học còn quá ít trong khi số lượng sinh viên của trường ngày càng đông, số lượng sách trong thư viện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của sinh viên và một số nhược điểm khác. Tuy nhiên để khắc phục những nhược điểm trên thì cần nhiều cố gắng của ban quản trị nhà trường, các thầy cô giáo và không thể thiếu tất cả sinh viên. Tất cả cùng cố gắng vươn tới mục tiêu “Đổi mới, sáng tạo, vươn tới tầm cao”.




 
05/05/2010 16:05 # 14
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Với tuổi học trò ...


Họ tên: Từ Thị Hà Lan
Lớp: K15VHO
SĐT: 01227492631
Email: halanb9@gmail.com


Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, tất nhiên đối với một học sinh vừa mới rời khỏi ghế nhà trường như tôi thì cái cảm xúc đó vẫn còn đọng lại. Và lần này, cái cảm xúc ấy cũng giống như cái lần đầu tiên tôi mang cặp sách đến trường, chỉ khác là lần này tôi đã là một sinh viên.Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với những ấn tượng đọng lại mãi trong lòng.

Ngày nhập học cũng là ngày đầu tiên tôi biết trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái. Theo thông báo của nhà trường , tôi nhập học ngày 16 tháng 9. Mới chân ướt chân ráo lên thành phố,lòng tôi cứ xôn xao khó tả, nhiều cảm giác xen lẫn nhau, hồi hộp có, rụt rè có, sợ sệt có, mà tò mò cũng có. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỷ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Nhưng năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa mới- ngưỡng cửa đại học - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học rất khang trang, và không gian thoáng đãng….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.


Chúng tôi,. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 12.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hiền lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lời đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.

Ấn tượng nhất trong tôi là những ngày học Chính Trị, tất cả đều là những cái đầu tiên.Lần đầu tiên được ngồi học trong một hội trường lớn, lần đầu tiên được tiếp xúc với rất nhiều sinh viên đến từ rất nhiều vùng khác nhau trên cả nước, được

giao lưu với các thầy cô và anh chị trong ban chấp hành Đoàn…,tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn.. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trường mới

Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường Đại học Duy Tân,và càng tự hào hơn khi năm nay cũng là năm trường kỉ niệm 15 năm thành lập. Bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ .Nhưng sau một thời gian học tập tại trường thì tôi nhận thấy một điều rằng mình đã lựa chọn đúng. Học ở đây chúng tôi được tạo mọi điều kiện để học tâp tốt nhất, nhà trường luôn chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Trường đã tạo dựng được 5 cơ sở với diện tích mặt bằng 40.000m2 và diện tích sử dụng 30.000m2. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học được trang bị hiện đại đảm bảo nhu cầu đào tạo sinh viên với 1000 máy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin Internet. Hầu hết phòng học được trang bị máy chiếu đa phương tiện, các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, thư viện đảm bảo để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.

Các giảng viên thì rất thân thiện với sinh viên, trong giờ học chúng tôi được trao đổi những quan điểm, ý kiến của mình. Đó thực sự là những buổi học rất thiết thực  và bổ ích.

Ngoài các giờ học trên giảng đường chúng tôi còn có cơ hội được tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham  gia các chương trình văn nghệ, hoạt động hiến máu nhân đạo, giải bóng đá do đoàn khoa tổ chức và hoạt động hoành tráng nhất phải kể đến chương trình Chào đón tân sinh viên do trường tổ chức.

Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hãnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ





 
05/05/2010 16:05 # 15
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Sinh ra trong một gia đình miền núi ...


họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
lớp: k15vho
email: p3c0n_d3xu0ng_hl@yahoo.com
 

Từ nhỏ, sinh ra trong một gia đình miền núi với bố mẹ làm nông, tôi tự hiểu sự gian lao và cực khổ của ba mẹ. 18 năm, ngắn không? Chắc hẳn đối với một cuộc đời con người, nó vẫn còn ngắn lắm. Khi tôi ở đây, đặt chân cái đất Đà Thành này, là lúc tôi tròn 18 tuổi, một cô bé còn ngây thơ, còn đang đăm chiêu, suy nghĩ tại sao mình lại ở đây?

 Và giờ đây, khi tôi đã quá quen thuộc với không khí nơi đây, chất sống mà con người nơi đây hàng ngày vẫn thực hiện, tôi hiểu giá trị của hiện tại hơn bao giờ hết

Rời khỏi ghế nhà trường tôi bước vào giảng đường Đại học, và Đại học Duy tân là điểm xuất phát mới của tôi.

 Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Đại học Duy Tân đã tuyển sinh được 15 khóa với trên 30.000 sinh viên, 9.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Với 11 khóa tốt nghiệp, Đại học Duy Tân đã cung ứng cho thị trường lao động hơn 10.000 kĩ sư, cử nhân. Đây là nguồn nhân lực khá dồi dào và có trình độ, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam. Cho đến nay, hầu hết sinh viên Duy Tân ra trường đã tìm được việc làm, lực lượng này đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở miền Trung nói riêng và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Nhiều sinh viên Duy Tân đã trở thành những kĩ sư, những nhà quản lý giỏi, các doanh nhân thành đạt. Song song với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu ở Đại học Duy Tân cũng rất phát triển và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng và mang tính ứng dụng như: Phần mềm chấm công và quản lý nhân sự, thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính …

Với phương châm: “Bản lĩnh Việt Nam, Đổi mới, Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao!”, Đại học Duy Tân đã xây dựng được nhiều cơ sở đào tạo và làm việc khang trang, hiện đại góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng. Duy Tân đã tạo ra hàng nghìn việc làm trong các lĩnh vực như dịch vụ sách báo, ăn uống, cho thuê nhà…. giúp thành phố giải quyết đáng kể số lao động thất nghiệp, giúp các hộ dân ở gần Trường kiếm thêm nguồn thu nhập. Hằng năm, Đại học Duy Tân còn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, tính đến nay trường đã góp vào ngân sách trên 14 tỷ đồng.

Đại học Duy Tân còn là một đơn vị luôn quan tâm đến vấn đề công tác xã hội. Trường tự nguyện thực hiện những chính sách ưu tiên đối với các đối tượng là con em của gia đình thương binh –liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Hàng năm, trường còn tổ chức trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó ở các tỉnh miền Trung, kết hợp với Bách khoa Singapore xây dựng phòng đọc sách cho trẻ em Làng hi vọng (Đà Nẵng)… đóng góp về những mặt này cho đến nay đã trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, thông qua hoạt động Đoàn, sinh viên Duy Tân còn tích cực tham gia các phong trào “Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân đạo”, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường, thành phố tổ chức.

Ngoài ra tôi còn được biết ở đây môi trường học tập năng động và hiện đại đang chờ đón và thử thách các bạn sinh viên ham học hỏi từ mọi miền đất nước tại đại học Duy Tân!

Chất lượng đào tạo luôn luôn là một mục tiêu tối trọng của Duy Tân. Vì lý do này, lãnh đạo trường đã không ngừng đầu tư, tạo ra nhiều điều kiện tối ưu cho công tác dạy và học:
Môi trường học tập thân thiện và an ninh, ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng: thuận tiện hơn các trường trong cùng địa bàn như đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đại học Kinh Tế Đà Nẵng, hay trường Cao Đẳng Công Nghệ Đà Nẵng (trực thuộc đại học Đà Nẵng).


Nhiều chính sách ưu đãi cho sinh viên về miễn giảm học phí (từ 15% đến 100% tùy hình thức chính sách), cấp phát học bổng (hơn 100 suất), và hỗ trợ việc làm (quan hệ với trên 200 doanh nghiệp, bản thân Duy Tân cũng là một nhà tuyển dụng lớn cho các công ty vệ tinh của trường).


Phương pháp dạy và học tiên tiến và không ngừng cải thiện: dưới sự cố vấn và hỗ trợ của phần đông các giáo sư người Việt tại các đại học hàng đầu ở Mỹ (như Harvard, MIT, UC Berkeley, Carnegie Mellon, …)


Cơ sở vật chất đào tạo tiên tiến: hầu hết các cơ sở đào tạo của đại học Duy Tân đều được xây dựng dưới mười năm trở lại đây, mới hơn phần lớn các trường đại học trong cùng địa bàn; phần lớn các phòng học đều gắn máy chiếu, hệ thống âm thanh kỹ thuật số, và thường có máy điều hòa; trường còn có lắp đặt hệ thống Internet băng thông rộng (1-3 Gbps, máy chủ đặt tại Mỹ) và hệ thống Internet không dây phủ sóng toàn trường. Đội ngũ giảng dạy của đại học Duy Tân hầu hết là các giảng viên trẻ, năng động, có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường đại học lớn trong và ngoài nước. Tính đến năm 2010, đội ngũ giảng dạy tại đại học Duy Tân lên đến 336 người .Trình độ chung của đội ngũ này gồm 4,2% giảng viên có học hàm giáo sư, Phó giáo sư; 7.3% giảng viên học vị tiến sĩ khoa học và tiến sĩ; 54,4% giảng viên là thạc sĩ và phần lớn số giảng viên còn lại đang theo học cao học. Đội ngũ này có khả năng đáp ứng được yêu cầu đào tạo cho hầu hết các ngành nghề giảng dạy tại đại học Duy Tân.

Đây chính là một môi trường học tập lí tưởng cho những  sinh viên như chúng tôi




 
05/05/2010 16:05 # 16
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Người thầy của tôi


Trời đã dần sang hè…Những cái nắng oi bức của mùa hè thật khó chịu.Ngoài cửa sổ phòng trọ một số bạn sinh viên đang tránh nắng dưới  bóng cây.Tôi chợt nhớ tới thầy mà trong lòng nuối tiếc…

Năm thứ 2 Đại học,nhà trường có tổ chức cho sinh viên đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học.Được cô giáo chủ nhiệm thông báo tôi nhanh nhảu đăng ký tham gia ngay.Hồi đó nhóm tôi có 5 người,đề tài của chúng tôi được Khoa xét duyệt và phân giáo viên hướng dẫn.Ngày ấy thầy Tranh được phân công hướng dẫn nhóm chúng tôi.Vì là lần đầu tiên làm nghiên cứu khoa học,nên tất cả chúng tôi ai cũng bở ngỡ và lo sợ.Chủ nhật năm ấy,cả bọn chúng tôi đạp xe xuống nhà thầy.Vì nhà thầy khá xa nên khi đạp xe tới nơi cả bọn đều mệt lã người.

Lần đầu gặp thầy,trông vẻ mặt rám nắng nghiêm khắc của thầy làm chúng tôi ai cũng sợ.Bước vào nhà,nhìn thấy chúng tôi ước đẫm mồ hôi.Thầy đã vội vã mang chiếc quạt từ bàn làm việc của mình ra quạt mát cho chúng tôi.Và rồi thầy trò chúng tôi bắt đầu làm quen nhau.Nhìn thầy có vẻ nghiêm khắc nhưng khi trò chuyện chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi từ thầy.Giọng nói của thầy nồng ấm và thanh cao lắm.Đến giờ mỗi khi nghe thầy giảng bài ở lớp bên cạnh,là tôi có thể đoán ra ngay là thầy.Đề tài của nhóm chúng tôi làm về “phát triển kinh tế rừng ở huyện Nam Giang-Tỉnh Quảng Nam”.Vì địa bàn nghiên cứu của nhóm ở khá xa nên gây khó khăn cho nhóm trong quá trình đi thực tế.Cả nhóm 5 đứa mà không có đứa nào có chiếc xe máy.Vì ở đây không có chuyến xe lên đó,còn thuê xe thì kinh phí không cho phép.Thế rồi chúng tôi không biết làm sao… Nhưng thật may vào một buổi chiều nọ,khi cả nhóm đang ngồi hoàn thành đề cương chi tiết.Bỗng chuông điện thoại của Nguyên(nhóm trưởng) vang lên,thì ra đó là thầy.Nghe xong điện thoại,vẻ mặt Nguyên có vẻ buồn.Nhưng sau đó Nguyên đã thét lên thật to vì sung sướng.Cả nhóm tò mò thì Nguyên thông báo,thứ 6 tuần này thầy sẽ thuê xe và đi thực tế cùng cả nhóm.Ai cũng vui mừng vì nổi lo lâu nay đã được giải thoát.Sáng thứ 6 hôm ấy,cả nhóm tập trung từ rất sớm trước cổng trường để chờ thầy đến đón.Và rồi 6h30 thầy có mặt,cả nhóm lên xe và chuyến thực tế đầy thú vị bắt đầu.Đường đi lên Nam Giang xa xôi và hiểm trở lắm,có nhiều khúc quanh thật nguy hiểm,nhưng được đi với thầy chúng tôi cảm thấy an tâm hơn.8h30 chúng tôi có mặt ở UBND huyện,không khí thật căng thẳng vì đây là lần đầu chúng tôi làm việc với 1 cơ quan nhà nước như thế này.Nhưng cũng rất may vì chúng tôi đã có thầy bên cạnh,trên đường đi thầy cũng đã dặn dò kỹ lưỡng mọi việc.Làm việc ở huyện xong,chúng tôi tiếp tục lên đường đi thực tế ở 1 số Xã.Trưa hôm đó đã hơn 12h,cả thầy và trò đều mệt và đói bụng.Nhưng vì thời gian không cho phép,và phải làm việc ở 1 số nơi nửa cho kịp thời gian,nên thầy trò đành nhịn đói để làm cho xong.Nhìn thầy ước đẫm mồ hôi và mệt,vì phải đi 1 đoạn đường xa.Chúng tôi càng thấy biết ơn thầy biết bao…Xong mọi việc,lúc đó đã là 13h30 thầy trò chúng tôi mới bắt đầu đi nghĩ ngơi và ăn uống.Trời đã nắng nóng,lại thêm sự oi bức của núi rừng Nam Giang làm không khí trở nên nóng hơn.

Ăn trưa xong,cả nhóm ngồi chụp hình và nói chuyện,còn thầy đã sang chiếc võng kế bên và ngã lưng ở đó.Vừa nằm xuống,thầy đã chìm ngay vào giấc ngủ.Có lẽ thầy quá mệt vì chuyến đi,chúng tôi đã dừng cuộc nói chuyện để dành sự yên lặng cho thầy.2h30 thầy trò chúng tôi bắt đầu về lại Đà Nẵng.Kết thúc chuyến đi thú vị và đầy vất vả này,nghĩ lại tôi cảm thấy biết ơn thầy nhiều lắm.Thầy đã không ngại vất vả,đã theo s