Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2023 23:09 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 97/240 (40%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2857
Được cảm ơn: 16
Hôn thú cưng có an toàn?


Các chuyên gia nhận định hôn thú cưng hoặc để thú cưng liếm lên mặt là thói quen tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể khiến người nuôi mắc một số bệnh truyền nhiễm.

Mối quan hệ của con người với thú cưng thay đổi đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Theo khảo sát toàn diện được thực hiện ở Australia, 69% hộ gia đình có ít nhất một thú cưng. Người dân chi khoảng 33 tỷ AUD mỗi năm để chăm sóc chúng.

Việc nuôi thú cưng có nhiều lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, mỗi động vật đều ẩn chứa các bệnh truyền nhiễm đôi khi lây lan sang người. Đối với những người có hệ miễn dịch tốt, rủi ro là thấp. Song với phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch kém, nguy cơ mắc bệnh từ động vật cao hơn. Thói quen hôn thú cưng, để thú cưng liếm lên mặt cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh.

Nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy một nửa số người nuôi cho phép thú cưng liếm mặt, 18% cho phép chó ngủ chung giường. Nghiên cứu khác chỉ ra rằng 45% người nuôi mèo cho phép chúng nhảy lên bồn rửa bát trong bếp.

Các thói quen này, cộng với hôn thú cưng có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Báo cáo năm 2011 cho thấy một phụ nữ ở Nhật Bản bị viêm màng não do nhiễm trùng Pasteurella multicoda, sau khi thường xuyên hôn vào mặt chú chó của mình. Pasteurella multicoda là loại vi khuẩn xuất hiện nhiều trong khoang miệng chó mèo. Trẻ nhỏ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh từ chó mèo, bởi các em thường đưa tay lên miệng sau khi chạm vào vật nuôi.

Một người phụ nữ đang hôn chó cưng. Ảnh: Freepik

Một người phụ nữ đang hôn chó cưng. Ảnh: Freepik

Hiện có hơn 70 mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người. Đôi khi, thú cưng mang bệnh trông không ốm yếu, không có triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến chủ nuôi dễ lây nhiễm hơn. Các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có thể truyền trực tiếp sang người qua đường nước bọt, phân, chất dịch cơ thể hoặc gián tiếp qua môi trường sinh sống, giường, đất, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.

Chó và mèo thường là nguồn lây nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sang người. Ở các khu vực lưu hành bệnh dại như châu Phi và châu Á, chó là nguồn lây dại chính qua nước bọt. Chó cũng mang vi khuẩn Capnocytophaga trong miệng và nước bọt, có thể truyền sang người qua tiếp xúc gần gũi hoặc vết cắn. Đa số người dân không phát triển bệnh, nhưng những vi khuẩn này đôi khi lây nhiễm sang người có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến bệnh nặng, thậm chí tử vong. Đầu tháng 9, Australia ghi nhận một người phụ nữ tử vong 11 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn hiếm gặp từ vết chó cắn.

Mầm bệnh lây truyền từ mèo sang người thường qua đường miệng hoặc phân, chẳng hạn bệnh giardia, campylobacteriosis, salmonellosis và toxoplasmosis. Các chuyên gia khuyến nghị người dân rửa tay sạch, sử dụng găng tay mỗi khi dọn dẹp khay cát mèo. Mèo đôi khi cũng có thể truyền bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Bartonella henselae gây ra qua vết cắn, vết cào.

Cả chó và mèo đều là ổ chứa vi khuẩn Staphylococcus vàng (MRSA) kháng methicillin, gây bệnh tụ cầu vàng - là vấn đề y tế toàn cầu, một thách thức trong điều trị.

Bên cạnh chó và mèo, chim chóc, rùa, cá cũng có thể truyền bệnh. Chim là vật chủ chứa vi khuẩn gây viêm phổi, dẫn đến bệnh psittacosis. Việc tiếp xúc quá gần với rùa cưng có thể khiến người nuôi, đặc biệt là trẻ nhỏ nhiễm khuẩn Salmonella.

Các chuyên gia không phản đối việc nuôi và tiếp xúc với chó mèo. Tuy nhiên, họ đề xuất các phương pháp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh như rửa tay ngay sau khi chơi với thú cưng, sau khi dọn ổ, đồ chơi và phân. Mọi người không nên để vật nuôi liếm lên mặt hoặc vết thương hở; đồng thời cần giám sát trẻ nhỏ khi chơi với thú cưng, hướng dẫn các em rửa tay ngay sau khi làm điều này.

Thục Linh (Theo Conversation)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024