Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/04/2010 09:04 # 1
vangiang
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 5/40 (12%)
Kĩ năng: 29/100 (29%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 65
Được cảm ơn: 479
Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


Những bài dự thi " Viết về Trường Đại học Duy Tân" nộp ở đây.





ĐỌC SÁCH TRIỆU TRANG MÀ BẤT LỰC
NGẨNG ĐẦU LÊN MỚI THẤY THẾ GIAN!

 
Các thành viên đã Thank vangiang vì Bài viết có ích:
18/04/2010 12:04 # 2
trantien281
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 10/20 (50%)
Ngày gia nhập: 18/04/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 20
Bài dự thi viết về trường DDHDT - trantien281


  

Dưới cái nắng chói chang của Đà Nẵng trong những ngày đầu tháng 4, ai đó bỗng ngân câu: “ Chúng tôi tuổi trẻ sinh viên, từ mọi miền về với biển miền Trung …”  lòng tôi như lắng lại những cảm xúc bồi hồi  khó tả. Không phải là vì câu hát qua mượt mà da diết cũng không phải vì chợt nhớ về gia đình như lần đầu đặt chân lên giảng đường, mà đó là cái cảm giác xao xuyến khi những con song kỷ niệm cứ ào ạt tràn về, cứ thế cứ thế miên man trong suy nghĩ.

  

Chạy xe giữa lòng Đà Nẵng năng động và náo nhiệt người ta như bị cuốn vào một vòng xoay hối hả, tấp nập làm việc, lao động, học tập…. Lại một mùa hè nữa sắp tới, mùa hè là mùa thi, mùa của sự chia tay, mùa của riêng tôi. Mùa của đầy ắp những kỷ niệm sâu lắng về thầy cô và mái trường Đại học Duy Tân dấu yêu. Ngôi trường mà cách đây không lâu, một cậu học trò cấp ba như tôi đã cố gắng rèn luyện để vượt qua kỳ thi đại học, với ước mơ nhỏ bé là một lần ngồi trên ghế giảng đường Đại học. Thế mà giờ đây, ngôi trường Duy Tân đã trở nên gắn bó và thân thiết với tôi hơn bao giờ hết.

 

Cái cảm giác rụt rè, xa lạ của cậu học trò miền Trung đã nhanh chóng biến mất trong tôi chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Trong môi trường mới tôi học được nhiều hơn là những kiến thức trên trang giấy trắng khô khan. Tôi chỉ là một phần nhỏ tạo nên cái âm thanh ba miền Bắc Trung Nam ngày ngày vang lên trong giảng đường. Bạn bè mỗi người một quê, một xứ. Ai cũng mang theo mình những đặc trưng văn hóa của từng vùng miền khác nhau, mà tôi tin chắc rằng: nếu không học tập ở nơi này sẽ không ai chỉ cho tôi cách phát âm của giọng Quảng Nam, Quảng Ngãi, cũng không ai chỉ cho tôi biết món ăn Huế ngon và đậm đà như thế nào? Và cũng không ai cho tôi biết người Việt Nam yêu quê hương như thế nào?

        Có lẽ là vì tôi theo học ngành kỷ thuật nên đi đâu tôi cũng chỉ tiếp xúc với con trai là chính. Mọi người đều tưởng khô khan là bản chất vốn có của những bạn theo học ngành Công nghệ thông tin như tôi, nhưng trái lại vượt qua chút bỡ ngỡ ban đầu, chúng tôi nhanh chóng hòa nhập tự nhiên vào màu xanh của trường để gắn bó, gần gũi, thân tình với nhau. Nhiều khi tự dưng bao hình ảnh về những đêm văn nghệ với ánh lửa bập bùng và cả những ngày nắng cháy rát da mà vẫn cười toe toét trong màu áo xanh tình nguyện…thoáng phút hiện lên sống động trong tôi. Nhờ những khoảng thời gian như thế, tình thầy trò thắt chặt với nhau hơn, cùng gần gũi gắn bó hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người thường ví von rằng đời sinh viên đẹp nhất nhưng cũng ‘nghèo’ nhất. Vớt tôi thì không phải vậy, bởi có thể tôi nghèo vật chất nhưng tình cảm lại rất giàu, tình thầy cô, tình bạn bè, cả tình yêu với mái trường. Đôi lúc tôi cũng không hiểu tại sao mình lại gắn bó với nơi này đến thế dù chỉ mới qua một khoảng thời gian ngắn ngũi.
          Những giảng đường đông nghẹt sinh viên, những phòng thực hành hiện đại hay cả những giờ bỗng ngủ gục trên lớp giờ đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của tôi. Sự gắn bó yêu thương này cũng có thể là do trong tôi đã nhận thức về ý nghĩa to lớn của việc học tập rèn luyện. Không chỉ dừng ở mức bổn phận mà còn vì chung một ước mơ hoài bảo về tương lai tươi sáng được cống hiến phục vụ sức mình cho đất nước. Tôi cảm nhận rất rõ lửa nhiệt tình của sinh viên cháy rực hơn bao giờ hết. Và chính thầy cô cùng ngôi trường này đã giúp tôi thắp sáng ước mơ. Đôi lúc, ai đó cảm nhận sự lạnh nhạt trong cách giảng dạy của thầy cô, nhưng với tôi, mỗi giờ lên lớp tôi không chỉ học từ trang giáo trình dày cộm mà còn học được rấ nhiều tri thức hiểu biết từ cuộc sống qua mỗi lời giảng đều đều trên bục. Hơn ai hết với những người mới đặt một chân vào cuộc đời như tôi thì điều ấy là vô giá, quý báu. Bởi đó là kinh nghiệm từ những người thưc sự trưởng thành và hiểu biết. Ngày lại ngày tôi đã nhận thức rõ hơn cách quan tâm dạy dỗ của thầy cô ở một khía cạnh, một phương diện khác hoàn toàn điều tôi cảm nhận từ thời phổ thông. Và tôi vô cùng trân trọng điều ấy. Ở mái trường ngập tràn sắc xanh này chính là nơi nuôi dưỡng ước mơ, ấp ủ khát vọng trong tôi. Tôi yêu thầy cô, yêu cả mái trường, yêu luôn những khoảnh khắc bên bạn bè.
             Nếu một chiều nọ, bất chợt đi dưới hàng cây xanh mát nơi này khi gió nhẹ thổi qua bạn sẽ cảm thấy chất thơ trong mỗi đợt lá ào ạt rơi xuống. Li ti,  lấm tấm. Và khi hòa mình vào những  sinh viên đang vội vã lên giảng đường tôi thêm tự hào khi mình đã là một phần của Duy Tân. Đôi lúc tôi ao ước rằng dù đi đâu cũng có người hỏi: “ Bạn là ai? “. Tôi sẽ dõng dạc trả lời: “ Tôi là sinh viên Đại họcDuy Tân “.   

 

“ Thắm thiết bên nhau tình  bạn, lắng sâu ơn nghĩa thầy trò. Dắt dìu chúng tôi từng bước, trên con đường đi tới tương lai… Duy Tân” [ Trích: Duy Tân khúc ca xanh]





 
25/04/2010 21:04 # 3
totin7896
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 1/20 (5%)
Kĩ năng: 10/20 (50%)
Ngày gia nhập: 25/04/2010
Bài gởi: 11
Được cảm ơn: 20
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


Ngớ ngẫn!!!

Cảm xúc cũng không hẳn có cảm xúc, khen cũng không hẳn khen, chê cũng vậy. Nói chung, có lẽ vì mình hờ hững về cảm xúc nên mình cảm nhận vậy, nhưng cũng có khi trường Đài học mình đang theo học đây không đáng để có cảm xúc.

 

Rớt thi Đại học lần thứ hai, tôi buồn chán, người nó cứ chưng hững, trống rỗng. Việc chọn Duy Tân để theo học cũng chỉ đơn giản ừ chọn, không suy nghĩ hay để tâm gì. Đến lúc đi học cũng vậy, không nghĩ, không quan tâm. Những bữa đầu tiên học Chính Trị, Quân sự, nghe mấy thầy cô được cử đến nói chuyện với sinh viên năm đầu về trường, về cách đào tạo của trường, tôi nghe, nhếch môi cười, lại chẳng để tâm. Vô học chính, vẫn không thay đổi, nhìn quanh cái lớp, tôi nhíu mày, chắc mình không hợp với cái xã hội thu nhỏ này. Tôi bỏ ra ngoài đi làm (vẫn đi học), giao du với nhiều tầng lớp, kết bạn với nhiều người bạn lớn hớn và vẫn hờ hững với lớp, với trường. Mà nói hoàn toàn hờ hững cũng không đúng, có một cái gắn kết tôi với trường vào đầu những học kì. Học phí. Cứ mỗi lần tới hạn nộp học phí là tôi lật đật, hớt ha hớt hải đi nộp, nhíu mày, rồi cũng nộp. Đối với tôi thì mức học phí đó là đắt, mà có lẽ đối với trường thì chưa đủ.

 

Cũng có vài cảm xúc râm ran khi tôi nhìn các bạn nữ mặc áo dài vào ngày thứ 2 ( nhớ thời cấp 3 quá), yêu những chiếc váy xinh xắn của khoa Ngoại ngữ, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Kế toán…Cũng chút cảm xúc thoáng qua khi nhìn thấy một bạn nữ xinh xắn, dễ thương. Mà cũng chỉ có vậy thôi, cả năm một, chỉ vậy.

 

 

Nghĩ lại cũng thấy mình thật tệ, đâu có tham gia gì trong trường đâu, có thì cũng chỉ lên hát một lần trong ngày lễ “ tưởng niệm” ngày 8-3, mà cũng chẳng ra gì. Trong lớp thì thờ ơ với các hoạt động. Tôi cũng muốn vô Đoàn khoa làm việc lắm, lý do cũng vì một cái tức, tức tại sao là khoa Quản trị Kinh doanh mà tổ chức cắm trại để thâm hụt đến 13 triệu. Tôi muốn vô xem tụi nó làm ăn thế nào, nhìn thì đứa nào cũng thấy xông xáo, có phong thái, mà cảm nhận thấy chỉ là hình thức, chán.

 

Sợ mình bị trầm cảm, tôi hỏi tụi bản về cảm xúc của tụi nó về trường. Đứa bảo lừa dối, đứa bảo lựa chọn Duy Tân là một lựa chọn đúng đắn đấy chứ, gái đẹp, đông sinh viên nên ra ngoài cứ nói “Tao học Duy Tân” là không ngán trường nào. Đứa nói giáo viên trẻ đẹp, dễ thương, dễ gần dễ học. Rồi tụi nó hỏi lại mình, mình ậm à ậm ừ chút, nó đoán liền là “mi vô vảm phải không”. Vậy đó, chẳng biết phải nghĩ thế nào.

 

Có lẻ tại vì rớt thi Đại học lần hai, thêm nữa chỉ chọn Duy Tân một cách thờ ơ mà chính mình cũng thờ ơ như vậy với trường. Những cũng có thể là (tự suy diễn thôi nhé) vì đây là một trường tư, mà kinh doanh thì lời nhuận là đặt lên hàng đầu, cứ làm sao đó cho lợi nhuận đạt tối đa là được. Hai luồng suy nghĩ, hai vấn đề đặt ra chẳng mô tê dính dáng gì với nhau.

 

 

Nếu là vấn đề thứ nhất, mà tự tôi cũng cảm thấy là nó tồn tại trong suy nghĩ mình, thì tôi đã tự đóng mắt, đóng tâm hồn mình lại, và đó là một sai lầm. Nhưng giả như vấn đề thứ hai là đúng, thì có lẻ chính bản thân nhà trường phải suy nghĩ.

 

 

Cũng như đã nêu ở trên, theo cách nhìn nhận của tôi, hình như tất cả mọi hoạt động chỉ mang tính hình thức, đua đòi, ăn theo các trường khác, cốt chỉ để không bị chê trách là nghèo về các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, nghèo về công tác học sinh, sinh viên. Vậy nhà trường có lẻ nên làm nhiều hơn nữa, làm nhiều không phải là bỏ công sức nhiều, ngân sách nhiều, mà nên bỏ cái tâm nhiều hơn nữa, chứ đừng dùng từ ngữ một cách khéo léo cốt chỉ để cho có.

 

Đại học Duy Tân, trường Đại học tư đầu tiên ở miền Trung, danh tiếng nổi khắp cả nước. Chắc chỉ có tuổi trẻ ở Đà Nẵng mới chê Duy Tân, chứ đối với những người bạn ở khắp các tỉnh thành thì họ xem Duy Tân là một “ tên tuổi”. Thú thật, tôi vẫn chưa yêu mến ngôi trường mình lắm, nhưng tự bản thân cũng thấy rằng, lựa chọn Duy Tân trong hoàn cảnh lúc đó là một điều đúng đắn. Đúng đắn ở những người bạn có được, đúng đắn ở những trải nghiệm có được mà chỉ có học ở Duy Tân tôi mới có thể có được.

 

Vấn đề tự đặt ra là thế thôi, chứ trường cũng có đã có nhiều đổi mới, nhiều phát triển cả vật chất lẫn hình thức, nhiều công hiến cho đất nước. Chậc, trường lớn, nhiều cơ sở, giàu có, nhiều hoạt động cũng mang lại nhiều hữu ích cho ai đó…Trường học hiện đại, lớp học hiện đại, chỗ nào giờ cũng có camera. Sinh viên trường thì nổi tiếng đẹp trai, đẹp gái. Vậy thôi cũng thấy Duy Tân tuyệt vời đến đâu.

 

Giờ tôi phải tập yêu trường tôi, như một người đã nói với tôi “ Em nên tập yêu những gì mình đang có, chứ không Đời lấy hết lại đó.” Phải vậy tôi mới học tốt được, học Duy Tân mà ra trường với bằng Khá là hết đời. Yêu trường, yêu gái đẹp, mong tôi đừng đóng mắt, đóng lòng mình lại nữa, mong trường đừng phụ lòng tôi.


Nguyễn Trần Phước Bảo
Khoa: QTKD
Lớp: K14QTC1
Phone: 0905290409

 



người nghệ sĩ lang thang cùng là kẻ chỉ là người lang thang dẫu vậy.......................P_B

 
Các thành viên đã Thank totin7896 vì Bài viết có ích:
26/04/2010 16:04 # 4
daothithuhien
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 0/20 (0%)
Ngày gia nhập: 26/04/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 10
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


ĐÀO THỊ THU HIỀN

LỚP: K13KKT2

daodathu@gmail.com

VIẾT VỀ DUY TÂN

Tạm chia tay với những con đường dốc uốn lượn của thành phố Pleiku xinh đẹp, tạm chia xa gia đình và bạn bè thân thương tôi lại tiếp tục cuộc hành trình để hoàn thành ước mơ đại học của mình.

… Thời gian vẫn miệt mài đập từng nhịp thở để đến hôm nay nhắc nhở với tôi rằng giờ tôi đã là sinh viên năm thứ ba rồi đấy! Thời gian rồi sẽ trôi mau, tôi rồi sẽ ra trường, nghĩ đến khi ấy lòng tôi bỗng dâng lên cảm xúc bồi hồi khó tả, niềm vui và nỗi buồn đan xen. Tôi sẽ nhớ biết bao những kỉ niệm về mái trường Duy Tân yêu dấu, nơi không chỉ cho tôi hành trang vào đời mà còn cho tôi gặp gỡ những người bạn hiền hòa từ khắp miền trung.

Duy Tân trường tôi nằm trên dải đất miền trung khi mưa lụt, khi nắng nóng khắc nghiệt. Chưa đầy một năm mà tôi thay đổi ít nhiều, dễ nhận thấy nhất là nước da rám nắng. Còn đâu là cô con gái Gia Lai “má đỏ môi hồng”... Mẹ nhìn tôi mà xót xa, riêng tôi, tôi tự hào biết bao bởi đó là những gì vẫn còn đọng lại sau những lần tôi đi tình nguyện, đi thăm các bé ở làng SOS Đà Nẵng, sau những lần ấy tôi cảm thấy thật thương cho tuổi thơ thiếu thốn của các em. Tôi đã lớn, tuy xa nhà nhưng vẫn luôn còn gia đình và bạn bè động viên, giúp đỡ mà còn vẫn thấy khó khăn nữa nói gì đến các em ấy. Tôi thấy mình thật may mắn hơn các em nhiều  lắm và luôn tự nhắc nhủ mình hãy biết sống vì cộng đồng nhiều hơn nữa.

 

Có lẽ , nếu không học dưới mái trường Duy Tân tôi sẽ không biết được điều ấy đâu. Vào mái trường này, ngoài những bài học sách vở của những thầy cô tận tâm và dày kinh nghiệm tôi còn được học rất nhiều từ những người bạn của khắp mọi miền đất nước, gần thì là những người bạn Bình Trị Thiên,Quảng Nam, Quảng Ngãi, rồi Đăklăc, Kon Tum, xa thì Yên Bái, Hà Nam, Sài Gòn…mỗi người bạn là mỗi tấm gương thiết thực cho tôi. Một trong những kỉ niệm mà tôi sẽ nhớ mãi ấy là hoạt động hiến máu nhân đạo đầu tiên của cả nhóm, vừa háo hức đợi hiến máu, vừa lo lắng sợ đau…hồi hộp lắm, chúng tôi động viên nhau hãy can đảm lên, thầy chúng tôi cũng đang hiến máu mà, phải học theo thầy chứ…

 

Sau lần hiến máu đó tôi không còn sợ mũi kim nữa, việc tiêm thuốc giờ đã là vấn đề bình thường đối với tôi.Nhìn những đơn vị máu được hiến tặng cứ càng lúc càng nhiều lên chúng tôi thầm tự hào lắm về các thày cô, về các bạn trẻ Duy Tân, tự hào cho nhóm tôi và cho chính bản thân tôi nữa vì đã góp phần công sức của mình cho xã hội, vì biết rằng tôi dang sống có ích. Sự thật về ngày hiến máu hôm đó là nhiều bạn trẻ Duy Tân chưa đủ điều kiện cho máu, các bạn rất buồn, tôi hiêu điều đó vì chút nữa thôi tôi cũng như các bạn. Tôi đã nói sai một chút, chỉ một chút thôi về cân nặng để đạt tiêu chuẩn, và may mà tôi vẫn ổn, không có vấn đề gì cả.
 

Đà Nẵng giờ đã bước vào những ngày hè tháng tư, nắng nóng quá, đó là một trở ngại cho tôi bởi tôi quen sống ở nơi có khí hậu mát mẻ thôi. Nhìn ánh nắng mặt trời chói chang tôi thầm ước giá mà được về nhà thì hay biết mấy, thành phố Pleiku của tôi quanh năm mát dịu. Ôi nhớ cả nhà, nhớ phố quá! Tôi phải cố gắng học tốt để con mau về xây dựng quê hương tôi nữa.

 

Tôi yêu trường tôi vì trường tôi không những là một trong những trường có năng lực đào tạo tốt mà còn có nhiều phong trào sôi nổi, lành mạnh mà không phải trường nào cũng cho bạn cơ hội tham gia. Có thể nói vào trường tôi bạn sẽ không buồn đâu, nếu bạn buồn hãy năng nổ tham gia các phong trào như đá bóng, thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, văn nghệ, rung chuông vàng, sinh viên thanh lịch…nhé. Tôi sẽ nhớ mãi những giờ tập văn nghệ, tập đá bóng nhễ nhại mồ hôi, sẽ nhớ mãi những nụ cười giòn tan rộn rã của mọi người.

Cảm ơn môi trường Duy Tân đã dạy cho tôi biết cách sống có ích, biết cống hiến.

                                                         Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Duy Tân – Đà Nẵng, trang kí ức đẹp của tôi.




 
Các thành viên đã Thank daothithuhien vì Bài viết có ích:
27/04/2010 11:04 # 5
hoacomay_17191
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 12/40 (30%)
Kĩ năng: 3/50 (6%)
Ngày gia nhập: 27/04/2010
Bài gởi: 72
Được cảm ơn: 103
Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
 
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Vân
Lớp: K14QTC1
ĐT: 0976 135 900
Email: hoacomay_17191@yahoo.com
Bài viết: Nụ Cười Thầy!
 
 
5 giờ 30 sáng
Reng…reng…reng…
  Tiếng chuông báo thức vang lên. Nó vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm áp, xuống nhà chuẩn bị tới trường. hôm nay là buổi học chính thức đầu tiên của  đời sinh viên và Nó không muốn đi muộn.
  Đến lớp, không phải mình Nó đến sớm mà rất nhiều bạn khác cũng đã có mặt. Ai cũng mong đến sớm để gặp lại bạn bè sau 1 tuần xa cách ( mới học xong quân sự mà), đến sớm để tìm phòng học, đến sớm để tìm một chỗ ngồi như ý muốn, hay đơn giản đến sớm để ngắm kĩ hơn ngôi trường mình sẽ theo học trong 4 tiếp theo - Trường Đại Học Duy Tân. Riêng đối với Nó,  Nó đến sớm một chút với mục đích chính là chiếm đựơc vị trí đầu bàn của bàn thứ 2 - vị trí ưa thích của Nó suốt 12 năm học - mà không hiểu tại sao nó lại thích cái vị trí đó đến vậy. May quá chỗ đó còn trống. Yên vị tại vị trí đó, Nó nhìn quanh lớp thấy mấy bạn xem như là thân sau đợt đi học quân sự. Đang “tám” một vài chuyện vui với mọi người thì chuông báo vào học vang lên. Theo thời khóa biểu hôm nay lớp K14QTC sẽ học môn Toán cao cấp 1 tại phòng 407. Hai phút sau, một thầy giáo từ cửa lớp bước vào, thầy mặc áo sơmi trắng, quần sẫm màu, cà vạt sọc xanh và xách một chiếc cặp đen, to…đó là những gì Nó nhìn thấy khi thầy bước vào lớp.Các bạn trong lớp không ai bảo ai đều đứng dậy chào  và cố gắng nghiêng ngó để nhìn mặt thầy vì thầy đứng ngay giữa lớp và…bên dưới bục giảng.  Thầy nhìn lớp với ánh mắt trìu mến, lấp lánh niềm vui và nở một nụ cười…hiền. Đúng với cái tên của thầy:  Nguyễn Đức Hiền. Trước khi vào đại học, anh chị Nó đã kể rất nhiều về các thầy cô giảng viên khó tính trong trường mà anh chị Nó theo học, có lẽ vì vậy mà nó cảm thấy có chút lo lắng nhưng chính nụ cười hiền đó làm Nó thấy ấm áp, thấy tin tuởng và cảm thấy thầy là một người tốt ( hay ít ra Nó cũng đã nghĩ: “ Phù! May quá, có lẽ mình không gặp phải ông thầy khó tính rồi ”). Sau màn đứng dậy chào của lũ sinh viên ngoan hiền năm nhất, thầy mời cả lớp ngồi xuống. Lúc này Nó có nghe thấy tiếng xì xào dưới lớp:
“ Oa! thầy có vẻ hiền quá tụi bay ơi, trẻ và đẹp trai nữa..không biết thầy có vợ chưa nhỉ?
 Có tiếng nhỏ nhẹ đáp lại:
 “ Mi nhìn tay thầy kìa, thấy gì không? Nhẫn đó!”
Uhm…Uhm…Uhm
Vậy là sự thật 100%... thầy có vợ rồi.
   Thầy lại cười và vẫn là nụ cười hiền và ấm áp ấy. Lúc này thầy nhắc lớp trật tự để thầy giới thiệu một chút về bản thân: tên tuổi, quê quán, số điện thoại, email, quá trình giảng dạy tại ĐH Duy Tân, thầy xin số điện thoại của lớp trưởng, lớp phó…(sau này Nó mới biết đó là phần bắt buộc của giảng viên Duy Tân khi nhận lớp mới) còn lúc đó Nó nghĩ: “thầy rảnh he…đang câu giờ thì phải! ”
Buổi học tiếp tục…
Tay thầy viết lên bảng tên bài học đầu tiên của môn học:
 Chương 1: Hàm số - đồ thị - giới hạn
 
      Bài 1: Hàm số
………..
   Hai tiếng đồng hồ trôi qua nhanh chóng, Nó đã có một chút kiến thức + một đống bài tập về hàm số gắn với doanh thu, lợi nhuận, chi phí của doanh nghiêp chứ không phải là chỉ có f(x), y, z…khô khan như hồi phổ thông nữa. Bài giảng của thầy đã giúp Nó và các bạn hiểu ra nhiều vấn đề về toán học với các khái niệm liên quan đến kinh tế chứ không đơn thuần chỉ là các phép toán cộng, trừ, nhân, chia như nó từng nghĩ. Chuông báo hêt giờ vang lên, thầy đứng lên chào lớp một lần nữa và lại …cười - nụ cười hiền và ấm áp xen lẫn sự quan tâm của thầy dành cho sinh viên - đã khiến Nó nhớ mãi.
Những buổi học tiếp theo diễn ra…
   Thầy dạy rất nhiệt tình, Nó hiểu bài và hầu hết mọi người đều hiểu bài. Trong lớp thầy cho sinh viên được thảo luận thoải mái, khuyến khích các bạn tham gia phát biểu. Các buổi học luôn diễn ra một cách sôi nỗi. Thầy rất ít khi điểm danh nhưng lớp lúc nào cũng đầy đủ thành viên. Điều này chứng tỏ rằng, sinh viên đến lớp không phải với mục đích điểm danh là chính mà quan trọng hơn các bạn ý thức được tầm quan trọng của kiền thức mình nhận được. Hồi học cấp 3 Toán không phải là môn “khắc tinh” của Nó nên với nó toán cao cấp cũng chỉ là chuyện nhỏ…dễ thôi mà. Nó thường xuyên giơ tay phát biểu, lên bảng làm bài tập - lấy điểm cộng đó mà - có khi còn tranh cãi với thầy về một số bài toán nữa. Và Nó trở thành một kẻ hay hỏi, hay thắc mắc nhưng Nó biết thầy chưa bao giờ thầy phiền lòng vì điều đó. Điểm thi thường kì và giữa kì của nó rất cao…2 điểm 10 đỏ chói! Nó thấy vui lắm. Nó rất thích môn này, vì nó là Toán, vì thầy dạy rất hay và vì thầy có một nụ cười ấm áp. Thỉng thoảng thầy cũng kể một số câu chuyện cười cho lớp nghe. Sau những câu chuyện đó, sinh viên lại được một trận cười nghiêng ngả và thầy cũng…cười - một nụ cười hiền.
   Thời gian trôi qua…2 tín chỉ toán cao cấp sắp kết thúc.
   Hôm nay là buổi cuối cùng, thầy đang dặn dò lớp ôn bài để thi kết thúc môn cho tốt. Nó thấy buồn và các bạn trong lớp cũng thấy buồn. Ai cũng quý mến thầy bởi thầy đã cho sinh viên những bài học hay. Cuối giờ thây vẫn hỏi xem còn ai thắc mắc gì nữa không? Chần chừ hồi lâu Nó quyết định hỏi thầy:
“ Thầy ơi, liệu chúng em còn gặp lại thầy ở môn học khác không? ”.
 Thầy dừng lại suy nghĩ và trả lời:
 “ Thường thì giảng viên đã dạy một môn rồi thì không dạy các môn tiếp theo cho lớp nữa. Nhưng nếu thầy và lớp có duyên thì chắc chắn sẽ còn gặp lại nhau mà! ” và thầy lại …cười
Sau đó Nó chưa gặp lại thầy lần nào nữa.
…………..
   Bây giờ là tháng 5, đối với học sinh cấp 3 đây là giai đoạn quan trọng cho kì thi đại học sắp tới. Nhưng với Nó đã là sinh viên năm nhất, Nó muốn thử sức mình một lần nữa – thi lại đại học. Điểm thi đại học năm ngoái của Nó không tệ lắm - 19,5 điểm. Cả nhà bắt Nó thi Kinh Tế Đà Nẵng nhưng Nó bướng bỉnh vẫn quyết định thi đại học kinh tế của đại học quốc gia Hà Nội. Kết quả Nó rớt - thiếu 1
điểm.Nó buồn và GĐ nó cũng buồn! Nó vào Đà Nẵng để trốn tránh khỏi những cú điện thoại hỏi thăm của bạn bè và người thân - Nó như một kẻ chạy trốn.
 Chiều nay học xong môn Anh Nó vội vã đạp xe qua trung tâm luyện thi Đức Trí học buổi học toán đầu tiên. Không kịp rồi, Nó đến muộn…đông quá, Nó định bỏ về nhưng khi chuẩn bị quay đi thì Nó nghe thấy giọng nói quen quen của ai đó, Nó lờ mờ nhận ra giọng nói đó nhưng vẫn còn hoài nghi, Nó quyết định vào lớp học và để xác nhận người có giọng nói quen quen kia. Và Thầy có nụ cười hiền đứng đó, đang giảng bài cho lũ học trò ôn thi đại học. Nó ngạc nhiên mất mấy…giây rồi cũng như hiểu ra vấn đề,  ngoài dạy ở Duy Tân, thầy cũng tranh thủ đi dạy thêm ở trung tâm luyện thi - Chuyện  bình thường ấy mà! Và thầy…chưa thấy nó.
    Buổi học thứ 2, Nó quyết định xin về sớm môn tiếng Anh để đi học, để kiếm cho được vị trí đầu bàn thứ 2 mà Nó ưa thích và Nó đã kiếm được rồi, 15 phút sau các bạn khác đã đến chật kín cả phòng học. Đúng 5h thầy có mặt, thầy quay xuống nhìn và chào lớp, thầy lại…cười. Ánh mắt thầy liếc qua cả lớp và dừng lại tại vị trí của Nó:
Ơ!.Lan...à!...Vân. Em cũng học ở đây à?  
Một số bạn khác chen vào:
Học sinh cũ của thầy hả thầy?
 Nó trả lời thầy:
Dạ, vâng! Em muốn thi lại đại học một lần nữa.
Uhm…Vậy ah! Thầy lại mỉm cười, nụ cười hiền mà Nó vẫn nhớ như in.
   Buổi học thứ 3, Nó lại đến sớm nhưng lớp trước chưa tan, đành phải chờ bên ngoài. Nó thấy thầy cũng đến sớm và đang xem lại bài giảng. Nó quyết định tiến lại gần và hỏi một số thắc mắc về thi cử.
 Thầy hỏi Nó:
-         Tại sao em thi lại, học Duy Tân có gì không tốt à?
 Nó trả lời:
-         “Không ạ, chỉ là em muốn thử sức một lần nữa thôi và còn vấn đề kinh tế gia đình nữa vì thực sự để lo cho anh em học hành bố mẹ đã vất vả rất nhiều. Thi lại đậu thì tốt, không đậu thì em sẽ cố gắng học tốt bên Duy Tân ”
-         Uhm. thầy hiểu, cố gắng nha em. Chúc em thành công!
Và thầy lại cười…một nụ cười hiền và ấm áp. Nụ cười đó vẫn là nụ cười mà Nó đã nhìn thấy khi lần đầu tiên gặp thầy. Nụ cười của thầy đã cho Nó niềm tin, sự cố gắng, khích lệ trong học tập…Những buổi học sau Nó lại là người hỏi nhiều và tranh cãi nhiều nhất - vẫn cái tính hỏi nhiều không bỏ được của Nó. Và thầy đã giúp đỡ Nó rất nhiều, Nó sẽ không bao giờ quên.
…..
   Lần này thi lại, Nó đựơc 15,5 điểm. Nó rớt, hơi buồn một chút nhưng không sao, dù sao nó cũng đã cố gắng hết sức rồi. Nó chỉ buồn vì chưa thực hiện được như lời nói với thầy, với bố mẹ.
 
 
   Hôm nay Nó được đi nhận học bổng dành cho sinh viên suất sắc của năm. Vui lắm, Nó thầm cảm ơn bố mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ nó trong học tập. Và Nó xem tự xem đó như việc làm thực hiện lời hứa với thầy: “Nếu không đậu em sẽ cố gắng học tốt bên Duy Tân”.
   Lâu rồi vẫn chưa có dịp gặp lại thầy để được nghe thầy giảng bài, được nhìn thấy nụ cười rất hiền của thầy và cũng chưa lần nào Nó có cơ hội nói lời cảm ơn sâu sắc đối với thầy. Thầy ơi, khi ngồi viết những dòng chữ này Nó muốn nói với thầy rằng: “ Em cảm ơn thầy rất nhiều!”
  Có lẽ không thể có gì so sánh đựơc với tình cảm mà thầy cô dành cho sinh viên của mình. Tình cảm đó giống như sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ, vừa có sự quan tâm của anh chị em, có cả sự cảm thông, chia sẻ như những người bạn. Xa bố mẹ, xa gia đình, thầy cô là người giúp chúng em rất nhiều trên con đường bước chân vào đời. Hành trang mà chúng em mang theo trong những năm tháng sau này có kiến thức, có những bài học làm người quý báu của thầy cô. Và đối với Nó sẽ còn có nụ cười rất hiền và ấm áp của thầy.
 

 


Thay đổi tư duy là thay đổi cuộc sống!


 
Các thành viên đã Thank hoacomay_17191 vì Bài viết có ích:
01/05/2010 15:05 # 6
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 407/440 (92%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9867
Mái trường ngày đầu tiên trong tôi


 BÀI DỰ THI VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

 

Tên bài viêt: Mái trường ngày đầu tiên trong tôi!

Họ và tên: Lê Thái Việt

Lớp: k13qnh9

Số đt: 0982369881

Email: thaiviet7260dtubank@gmail.com




            Nguyện vọng 1 đã ở lại sau lưng, nỗi buồn cũng không đọng lại trong tôi là bao khi biết năng lực của mình trước khi đi thi.

 

Thời gian ngày càng ngắn với vòng quay của thời gian khi sắp đến ngày hết hạn nộp nguyện vọng 2, tôi lang thang trên các trang web của các trường, trước khi đi tìm trường cho phù hợp thì tôi cũng đã xác định được mảnh đất mình mong muốn đến, đó là mảnh đất Miền Trung. Với cuộc sống ở 2 đầu tổ quốc, tôi thấy quá chật vật và vất cả đối với những sinh viên hiện tại và tôi không muốn sống trong môi trường như vậy khi lần đầu tiên sống xa nhà trong quãng đời sinh viên. Với khả năng có thể làm bất cứ việc gì, thế nên trong quá trình chọn ngành tôi cũng khá thoải mái khi tìm cho mình một ngành học nào đó.

Điểm cũng đủ vượt sàn của bộ quy định, các trường đại học ở Miền Trung cũng có tuyển nguyện vọng 2, tôi lang thang được một lúc lâu rồi dừng lại ở trang web: dtu.edu.vn, nơi đây cung cấp cho tôi một số ngành học và mức học phí cũng như yêu cầu dự tuyển, tôi cảm thấy những điều kiện đó mình có thể đáp ứng, công việc cuối cùng là ghi lại số điện thoại đường dây nóng tuyển sinh năm đó ( 2007 ).

Không biết nên vui hay buồn, nhưng tôi cũng đã trình bày nguyện vọng của mình với ba mẹ, biết rằng đây là một bước ngoặt trong cuộc đời của con mình nên ba mẹ đưa ra rất nhiều chính kiến của mình và có trao đổi lại với tôi một số thông tin và cần tôi đưa ra chính kiến, sau một thời gian ba mẹ cũng đã mở đường cho tôi tự quyết định đến tương lai sau này. Có lẽ lúc này tôi cảm thấy phấn chấn và có phần hơi bối rối bởi mình có cơ hội và không biết cơ hội đó sẽ đi về đâu.

Chuông điện thoại reo lên, đầu dây bên kia đã nghe sau 2 tiếng chuông, với giọng nói nhẹ nhàng của chị hướng dẫn của trường tôi cảm thấy vơi đi phần nào chút lo lắng khi được nói chuyện với người quản lý ở bậc đại học. thông tin đã cụ thể, tâm lý đã sẵn sàng và biết chắc mình sẽ trúng tuyển, ngày hôm sau một bộ hồ sơ xét tuyển nguyện vọng được chuyển vào đại học Duy Tân qua đường bưu điện quê nhà.

Những ngày chờ đợi tôi cùng với một số bạn bè cùng cảnh ngộ nói về trường mình theo học sau này, đối với tôi những gì biết về Duy Tân lúc bấy giờ chỉ là những cái ú ớ với bạn bè rằng: là đại học dân lập ở Đà Nẵng, có rất nhiều ngành, và có chị hướng dẫn nói giọng dễ thương. Còn lại là tôi mù mịt không biết thêm thông tin gì nữa cả.

Một buổi sáng, chú đưa thư ghé qua nhà tôi, một phong bì được chú lấy ra và đưa trực tiếp tay tôi, phong bì hơi lớn hơn phong bì tôi hay gửi thư cho bạn bè, màu trắng và có dòng chữ đại học Duy Tân, tôi biết ngay đây là thư gọi nhập học của trường, một cảm giác lâng lâng bỗng ập đến, tôi vui sướng biết bao khi mình sắp trở thành tân sinh viên của một trường đại học.

Cuối cùng cái ngày tôi lên xe vào Đà Nẵng cũng đến ( 21/9/2007), lên xe với những hy vọng của người mẹ mong con mình học hành giỏi dang và nỗi nhớ nhà bắt đầu nhen nhóm trong tư tưởng của tôi. Đà Nẵng hiện ra trước mắt tôi sau một giấc ngủ dài vì đường xa, lần đầu đến Đà Nẵng tôi đã cảm nhận được cái chất trong mỗi con người đầm ấm và nhân hậu ở đây, nhưng cũng nhiều thử thách thiên nhiên. Được ba ra đón ở bến xe về phòng trọ ( vì ba vào trước 2 ngày để làm thủ tục nhập trường ), lần đầu tiên mình có của riêng đó là căn phòng nhỏ chừng 12m2, một cái thảm đủ để 2 người nằm ngủ, một cái quạt máy mới toanh và đồ nghề để tự nấu ăn nữa. Sau một hồi dặn dò để hôm sau ba về, một bản đồ được Ba vẽ bằng tay chỉ con đường đến nơi có giảng đường rộng mênh mông như tôi nghĩ và con đường đến công viên nước nơi mà tôi học những buổi học chính trị đầu khóa.

Lấy chiếc xe đạp tôi quyết định đi thăm trường trong ngày đầu tiên một mình ở nơi sứ người, qua những con hẻm lòng vòng và chật hẹp dẫn tôi ra con đường tìm đến địa chỉ 21 Nguyễn Văn Linh, một tấm bảng hiệu lớn có ghi dòng chữ “ Đại Học Dân lập Duy Tân” sau một lúc vui mừng tôi bỗng đứng người lại vì nhìn thấy trường không như trong trí tưởng tượng của tôi trước kia rằng: một khuôn viên rộng mênh mông, có những bãi cỏ xanh ngát và hàng ghế đá cho những sinh viên ngồi ê a mấy câu hát…Tôi lang thang vào bên trong, tìm đến bảng thông báo để có thể biết thêm chút thông tin gì đó và để xem trường sau này mình học như thế nào, tìm mãi chẳng thấy thông tin về khoa và ngành mình theo học ở đâu, tôi liền chạy hỏi chú bảo vệ ăn mặc nghiêm chỉnh với bộ đồng phục thân thiện, thì ra đây là cơ sở dành cho hệ cao đẳng, còn hệ đại học của tôi cũng học trên con đường này nhưng ở số 184. Tôi chạy xe ngược lại chừng 5 phút đồng hồ, một tòa nhà cao ngất mà tôi phải dừng xe lại và ngước cổ lên mới thấy được tầng trên cùng, một màu vàng nhạt kết hợp với màu bã trầu tạo nên một nét riêng biệt của tòa nhà với khung cảnh gần đó. Đi thêm mấy vòng xe, một tấm bảng được trang hoàng lịch sự và sang trọng có đề tên trường của tôi, ngay từ đây một sự tự hào và kiêu hãnh trong tôi bắt đầu nhen nhóm khi biết mình sẽ được học tập và nghiên cứu trong ngôi trường bề thế và sang trọng. Trở về với hiện tại khi đồng hồ đã chỉ hơn 11 giờ trưa, tôi phải quay về phòng và chuẩn bị bữa ăn một mình đầu tiên.

Sau hơn 1 tuần học chính trị, tôi được gặp biết bao bạn cùng khóa của mình mà không hề nói chuyện vì sợ phân biệt vùng miền, không biết họ có học giống ngành mình không? nhiều cái tôi muốn biết lắm, nhưng cuối cùng chỉ biết khung chương trình học và một số thông tin bổ sung về trường. Tôi đang ngồi lắng nghe một vị thầy giáo trẻ nhất làm phó hiệu trưởng mà tôi từng biết giảng về quy chế học tín chỉ, bỗng phía sau có một ai đó nói nhẹ nhàng:

            Ê! Gioảng đường chi mòa rộng, thầy chi mòa trỏe moang Zậy?

            Có ai đó đáp lại: thì đại học mà!

Tôi ngẩn tò te không hiểu nội dung câu chuyện là gì, đơn giản vì tôi không nghe được gì, nhưng hôm sau tôi cũng đã hiểu phần nào khi mà quen được giọng nói mọi vùng miền.

Một tuần mới bắt đầu, lịch học thứ 2 có giờ đầu tiên, như hồi cấp 3 với quần tây áo sơ mi trắng tôi đến trường, cảm giác được gặp những người mà mình sẽ gắn liền trong 4 năm theo học làm tôi phấn chấn và rảo bước chân nhanh dần, bước vào cổng 184, tôi đứng lại nhìn dòng chữ được gắn cố định và sáng bóng “ Đổi mới, sáng tạo, vươn tới những tầm cao”. Dòng chữ mà sau này tôi với biết đó là tâm huyết, là mong muốn, là sứ mệnh của thầy Lê Công Cơ gửi gắm vào trường đại học Duy Tân, với mục đich sống lý tưởng của thầy “ mỗi người hãy là một bóng cây, khi mất đi thì để lại bóng mát cho đời sau”



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
01/05/2010 15:05 # 7
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 407/440 (92%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9867
Bài dự thi " Viết về Trường Đại học Duy Tân"


 

BÀI THAM DỰ CUỘC THI:

“VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN”

Thời gian thấm thoắt trôi nhanh, mới đó mà 3 năm học liên thông ngành kế toán doanh nghiệp từ Trung cấp lên Đại học của tôi ở trường Đại học Duy Tân – Đà Nẵng sắp kết thúc. Và đây cũng chính là khóa liên thông đầu tiên của trường. Tất cả sinh viên liên thông bắt sắp bắt đầu đi thực tập và sẽ ra trường. Nghĩ đến viễn cảnh ấy thì không những riêng bản thân tôi mà tất cả các bạn sinh viên còn đang ngồi trên giảng đường này đều mong chờ đến ngày đó, cái ngày mà nhận được tấm bằng tốt nghiệp. Ôi! Có hạnh phúc nào hơn! Để rồi chúng tôi sẽ bước vào một cuộc hành trình đi tìm việc sau khi ra trường, và  không biết rằng cơ hội việc làm đối với sinh viên liên thông sẽ như thế nào?

Tâm lý của nhiều người cứ nghĩ đối với sinh viên học buổi tối là học hệ tại chức, nhưng thực ra sinh viên liên thông trường Duy Tân không phải vậy? Là sinh viên hệ chính quy đấy các bạn à! Cũng chính vì tạo điều kiện cho sinh viên liên thông vừa học vừa làm nên trường đã sắp xếp thời gian cho sinh viên liên thông học buổi tối. Thế nhưng, ngay lúc này đây, khi đang ngồi viết bài này tôi cũng rất lo lắng. Liệu ra trường cơ hội việc làm của sinh viên liên thông sẽ ra sao? Có được xem như là sinh viên chính khóa hay không? Các doanh nghiệp có tuyển dụng sinh viên liên thông hay không?…và còn nhiều câu hỏi khác mà tôi còn băn khoăn nữa. Thế nhưng tôi tự tự nghĩ rằng cơ hội việc làm của sinh viên liên thông sau khi ra trường là có và đôi khi tỉ lệ tìm được việc làm còn cao hơn so với những sinh viên chính khóa học ban ngày. Vì dù sao phần đông sinh viên chúng tôi đã đi làm dù bất cứ ngành nghề gì? Có đúng chuyên ngành hay không? Nhưng điều quan trọng là chúng tôi được cọ xát với nền kinh tế ngày càng có nhiều biến động không ngừng qua từng công việc của mỗi người. Vì vậy khi ra trường chúng tôi sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn.

Mặc khác,  khi học tại trường Duy Tân, tất cả sinh viên đều được học trong một môi trường thoải mái, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại như: Giảng viên dạy bằng projecter, sinh viên có nhiều bài tập nhóm để cùng trao đổi với nhau để cho sinh viên sớm được làm quen với môi trường làm việc nhóm sau này, sinh viên còn được sử dụng máy vi tính miễn phí ở thư viện, có nhiều tài liệu tại thư viện cho sinh viên nghiên cứu… và đặc biệt là sự tận tâm dạy dỗ của thầy, cô giáo trường Duy Tân, các thầy cô không quản mệt nhọc vì sức khỏe, việc gia đình…vẫn đến lớp dạy chúng tôi vào buổi tối mặc dù có nhiều thầy cô đã dạy cả ngày, thế mà họ vẫn giảng bài rất nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo sinh viên khi chúng tôi chưa hiểu bài. 

Bên cạnh đó nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp ra trường dễ dàng xin việc làm trường đã tạo điều kiện cho sinh viên được học tiếng anh và tin học ngay tại trường, 2 bằng cấp này tôi nghĩ rất cần thiết đối với bất cứ một ai khi muốn bước chân vào cuộc hành trình tìm việc. Vì ngày nay là thời buổi công nghệ thông tin, thì tin học và tiếng anh sẽ hỗ trợ rất lớn cho mọi công việc của chúng ta trong bất cứ ngành nghề nào. Chính vì nhờ động lực này mà riêng bản thân tôi và tất cả các bạn sinh viên đều rất cố gắng học hành để  khỏi phụ lòng thầy cô và nhà trường.

Vì vậy mà tôi nghĩ rằng sinh viên liên thông của chúng tôi nói riêng và sinh viên trường Đại học Duy Tân nói chung khi ra trường cơ hội tìm được việc làm là rất lớn. Vì tất cả những sinh viên trường Duy Tân đều “Bản lĩnh, tự tin” phải không các bạn?

Sinh viên: THÂN THỊ THÔI

                                                Lớp   : T13KDN 4

                                                Điện thoại : 0935.325.337

                                                          Email : thanthoi86@yahoo.com.vn



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
01/05/2010 15:05 # 8
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 407/440 (92%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9867
Những ấn tượng của cô sinh viên năm nhất về Trường Đại học Duy Tân


 HỌ VÀ TÊN:PHAN THỊ THÙY DIỄM

LỚP :K15QNH3

MSV:152523788

SỐ ĐIỆN THOẠI: 01219.47.57.37

EMAIL: phanthuydiem_1991dn@yahoo.com


BÀI DỰ THI

CUỘC THI “VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN”

NỘI DUNG ĐỀ TÀI: NHỮNG ẤN TƯỢNG CỦA BẠN ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC DUY TÂN

BÀI VIẾT: “NHỮNG ẤN TƯỢNG TỐT ĐẸP CỦA CÔ SINH VIÊN NĂM NHẤT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN”
 

Là một sinh viên năm nhất của trường đại học Duy Tân,tôi không tránh khỏi những bở ngỡ của cô học trò cấp 3 mới bước vào ngưỡng cửa đại học,tất cả đều mới lạ đối với tôi.Và từ những ngày đầu học tập đến thời điểm hiện tại thì đại học Duy Tân đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Ngay lần đầu đặt chân vào cổng trường, điều đầu tiên làm tôi ấn tượng hơn cả chính là điều kiện cơ sở vật chất ở nhà trường.Thật ngoài sức tưởng tượng của một cô học trò cấp 3 mới ngày đầu làm sinh viên như tôi.Hàng loạt các phòng học với đầy đủ các phương tiện dạy và học hiện đại hiện ra trước mắt,tôi ngỡ ngàng thật sự và nhận ra rằng sự khang trang và hiện đại của trường không hề thua kém các trường đại học khác ở miền trung mà tôi từng được biết đến.Từ những phòng học có gắn điều hòa đến những phòng thực hành máy tính với nhiều máy tính màn hình tinh thể lỏng đẹp đẽ.Tất cả đều làm tôi choáng ngợp.Đã trải qua hơn một học kì tại trường đại học Duy Tân,tôi đã cảm thấy quyết định của tôi là hoàn toàn đúng đắn khi chọn đại học Duy Tân là nơi để  gửi gắm cả ước mơ,tương lai của bản thân.Với điều kiện vật chất rất tốt thì điều kiện học tập của sinh viên Duy Tân hoàn toàn cũng tương thích với điều kiện vật chất của nhà trường.

Điều làm tôi ấn tượng tiếp theo chính là sự nhiệt tình từ các giảng viên nhà trường.Đã từng học và tiếp xúc với không ít các giảng viên,tất cả họ đều mang lại cảm giác thân thiện đối với các sinh viên bằng sự tận tâm trong cách truyền đạt kiến thức và trong cách trò chuyện với sinh viên.Với môi trường học tập ở đại học khác biệt hẳn so với cấp 3 thì các giảng viên đóng vai trò rất lớn trong việc giúp sinh viên năm nhất như tôi hòa nhập với môi trường học tập mới ở đại học.Không còn cái kiểu học,  thầy cô đọc, học sinh cắm cuối chép như cấp 3,mà các giảng viên đã giúp tôi hiểu như thế nào là”HỌC CÁCH HỌC VÀ DẠY CÁCH HỌC”.Với sự hướng dẫn của thầy cô về cách để tự mình nạp thêm kiến thức cho mình một cách tốt nhất,tôi tự cảm thấy kết quả học tập của bản thân đã tốt hơn rất nhiều so với những ngày cấp 3.Tất cả các thầy cô của trường đã để lại trong lòng cô sinh viên năm nhất như tôi một ấn tượng tốt đẹp từ cách giảng dạy nhiệt huyết và tấm lòng truyền đạt tận tâm của họ.

Như nhiều sinh viên khác tôi cũng thường hỏi bạn bè cùng chung nghành học, về các môn học của trường mà họ theo học.Nhưng tôi rất ấn tượng với một số môn học trong giáo trình của ngành học mình,đó là môn viết và nói tiếng việt.Chưa bao giờ tôi từng nghĩ mình phải rèn luyện hai kĩ năng này khi bước vào đại học.phải rèn luyện và học hai kĩ năng của thứ tiếng mẹ đẻ ,tôi cảm thấy hết sức bất ngờ.Nhưng chính nhờ hai môn học này mà cách trình bày một văn bản và cách trình bày một vấn đề của tôi trước đám đông tốt hơn hẳn.Không còn hồi họp khi nói trước tập thể,và kĩ năng trình bày văn bản được rèn luyện kĩ hơn.
 

Nghe đến hai từ đồng phục thì chắc chắn mọi người vẫn khó chịu khi không được chọn những trang phục mình thích.Nhưng với tôi đồng phục khoa quản trị thật sự rất đẹp và rất ấn tượng.Bộ vest đen với váy và áo vest mặc kèm với áo sơ  mi trắng và cà vạt đỏ,tôi nhìn trong gương và cảm nhận mình đã trường thành thật rồi.Không còn là cô học trò ngày ngày đến trường với áo dài trắng nữa.Mà đồng phục cho thấy sự chuyên nghiệp từ cách học đến cách đào tạo.Giảng viên khoa quản trị trông cũng rất lịch sự và trang nhã trong đồng phục vest xám với áo và cà vạt vàng.Trông sinh viên khoa quản trị rất ra dáng những nhà quản trị sang trọng và lịch thiệp trong tương lai.

      Mới là sinh viên năm nhất,nên với tôi mà nói thì các hoạt động của sinh viên,và các phong trào đoàn thanh niên trong nhà trường dường như còn quá mới mẻ.Nhưng nhờ sự nhiệt huyết của các anh chị trong đoàn khoa quản trị và đoàn trường thì các hoạt động đến với tôi dễ dàng hơn.Từ các cuộc thi văn nghệ.ẩm thực,..trong nhà trường,đến cuộc thi các cuộc thi có tầm cỡ quốc gia như” RUNG CHUÔNG VÀNG”của đài truyền hình Việt Nam tôi đều có cơ hội tiếp cận và tham gia.Và vượt qua vòng loại của đoàn trường,tôi đã có sơ hội tham gia cuộc thi “rung chuông vàng”.Tuy kết quả chưa cao nhưng trong chuyến đi tham dự cuộc thi tôi đã thật sự ấn tượng với các thành viên trong đoàn khoa,đoàn trường.Họ là những người năng nổ,nhiệt tình ,và rất hài hước.
 

    Hơn một học kì học tập tại trường đại học Duy Tân,có lẽ có nhiều điều ở nơi này mà tôi còn chưa khám phá hết.Nhưng với những trải nghiệm thực của mình,đại học Duy Tân đã để tại trong tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp.Từ chất lượng dạy và học,cho đến điều kiện cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp trong học tập giảng dạy,và các hoạt động đoàn thể,tôi nghĩ đại học Duy Tân không thua kém mà thậm chí còn vượt trội về nhiều mặt so với các trường đại học khác trong khu vực miền Trung.

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
01/05/2010 15:05 # 9
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 407/440 (92%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9867
Tài chính - Ngân hàng là ngành có thể nói là "đắt giá nhất hiện nay”.


 Tên:Huỳnh Phương Tâm

Lớp :K14QNH6

MSSV:2873

 Tài chính-Ngân hàng là ngành có thể nói là”đắt giá nhất hiện nay”.

Lĩnh vực ngành Tài chính - Ngân hàng (TCNH) luôn được xã hội quan tâm, bởi lẽ đây là ngành mà trong những năm vừa qua số lượng tuyển dụng lao động khá lớn do điều kiện về kinh tế xã hội phát triển.Bất cứ một quốc gia nào để có điều kiện phát triển tốt thì phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh. Nếu đặt vấn đề phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh thì rõ ràng họ phải quan tâm đến nguồn nhân lực. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, nên hệ thống ngân hàng tài chính phát triển và mở rộng rất nhanh, có điều kiện thu hút nguồn nhân lực về lĩnh vực này khá lớn.Tuy nhiên, trong năm 2008 - 2009, khi tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam thì việc mở rộng các ngân hàng không còn như trước đây, song nguồn nhân lực cho hệ thống này mọi người vẫn rất quan tâm bởi lý do sau: Lực lượng lao động chính của ngành này, hàng năm số lượng nghỉ chế độ cũng khá lớn và sàng lọc trong hoạt động đối với những người đã tuyển dụng nhưng không làm được việc cũng nhiều. Bên cạnh đó, hàng năm có sự di chuyển nhân lực từ ngân hàng này sang ngân hàng kia, do vậy bộc lộ nơi thừa, nơi thiếu nên mọi người đều có cảm giác thiếu nhân lực. Đặc biệt, năm 2010 các ngân hàng nước ngoài họ vào thị trường Việt Nam sẽ rất nhiều. Đây sẽ là nơi thu hút lực lượng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, kể cả lao động mới. Từ đó, dẫn đến nhu cầu lao động trong ngân hàng không phải đến ngưỡng nào là đủ, nó luôn luôn có sự thay đổi, bổ sung liên tục. Bên cạnh đó, khi mở rộng mạng lưới đồng thời các ngân hàng cũng đi sâu vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bản thân họ. 

 

Nếu nhìn tổng thể về ngành TCNH mà nhiều trường đào tạo như vậy thì mọi người nghĩ sẽ thừa nhân lực nhưng nếu nhìn vào chất lượng nguồn nhân lực thì hầu như các cơ quan tuyển dụng họ vẫn lựa chọn đầu vào ở những trường có truyền thống. Nhu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực TCNH rất rộng vì nhiều lĩnh vực khác họ cũng cần đến ngành này. Hướng tương lai, ngành TCNH luôn cuốn hút các doanh nghiệp và các ngân hàng luôn tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao.Với Đại Học Duy Tân, hàng năm Bộ giao chỉ tiêu đào tạo từ 4500-5000 chỉ tiêu đại học, trong đó ngành TCNH chiếm khoảng 300-350 chỉ tiêu. Hàng năm, có khoảng 150 sinh viên ra trường,do mỗi năm có khoảng 150 sinh viên bị rớt lai do không đáp ứng nhu cầu học.

Về dự báo kinh tế, nếu nói về kinh tế Việt Nam thời gian tới sẽ phát triển rất tốt vì tác dụng của cuộc khủng hoảng dư âm để lại không nhiều. Khi kinh tế phát triển thì chắc chắn hệ thống TCNH cũng sẽ phát triển rất tốt, điều đó đã nhìn thấy rất rõ. Như vậy, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này thời gian tới nó sẽ mở rộng không chỉ về mạng lưới mà còn mở rộng cả về nhân lực vì các ngân hàng trong giai đoạn tới đây sẽ phát triển nhiều các dịch vụ mới để cạnh tranh không chỉ các ngân hàng trong nước mà cả các ngân hàng nước ngoài. Do đó, trong 5 năm tới, ngành TCNH luôn được xã hội quan tâm và là ngành thu hút nguồn lao động khá lớn.



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
01/05/2010 15:05 # 10
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 407/440 (92%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9867
Tâm sự của một sinh viên chuyên ngữ


 Sinh viên: Lê Thị Chương

Lớp: k13NAB

Khoa ngoại ngữ

 

 

TÂM SỰ CỦA MỘT SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ

˜&™

   

 Tôi là một cô gái lớn lên từ một vùng quê nghèo.Với những khắc nghiệt của thời tiết nắng ,mưa ,lũ lụt ,hạn hán quanh năm.Ba mẹ tôi là những người nông dân chất phát như bao nhiêu người nông dân khác ở quê hương tôi suốt năm tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi chị em tôi ăn học thành người.Tôi biết chắc chắn một điều rằng ba mẹ tôi luôn băn khoăn lo lắng để con mình học được bằng bạn bằng bè.Rồi ba năm học phổ thông của tôi cũng đã trôi qua.Đây là ngã rẽ cho mỗi người học sinh quyết định thi để vào đại học theo ước mơ về một nghề nghiệp tương lai sau này, hay là nghỉ học đi làm một người công nhân bình thường với hy vọng giúp đỡ đươc một phần nào kinh tế phụ giúp ba mẹ.Còn riêng tôi, tôi đã quyết định thi tiếp để vào đại học sư pham .Tôi nghĩ rằng chỉ có học sư phạm thì tôi mới có được cơ hội đi học bởi như vậy ba mẹ tôi mới có thể tiếp tục nuôi tôi ăn học.Nhưng cuộc sống chẳng bao giờ như ta ước mong.Năm đầu tiên tôi thi không đậu vào đại học sư phạm,tôi đi làm một người công nhân bình thường để kiếm tiền học thi lại lần thứ hai với hy vọng là tôi sẽ không phụ lòng ba mẹ. Nhưng thất bại lại đến với tôi một lần nữa.Sau lần này ,tôi như không thể đứng lên bước tiếp con đường học vấn của tôi được nữa bởi tôi đã làm mất đi niềm tin,hy vọng của ba mẹ,những người thân yêu nhất.Nhưng khác với suy nghĩ của bản thân tôi thì chính ba mẹ đã tiếp thêm sức mạnh ,niềm tin cho tôi để một lần nữa tôi lại quyết đinh tiếp tục đi học .Và tôi đã chọn vào học ngành Tiếng Anh biên dịch ở trường đại học Duy Tân.

 

“Trường công ,trường tư “ đó là sự phân biệt của tất cả mọi người chứ không riêng gì những người nông dân.Vậy mà ba mẹ tôi không hề có một chút phân biệt về trường công hay trường tư mà chỉ băn khoăn một điều là có thể nuôi con mình ăn học cho tốt mà thôi.Tôi đoán được suy nghĩ đó của cha me tôi bởi người nông dân với hạt lúa, củ khoai,củ sắn tiền đâu bây giờ?Trong một lần tôi ngồi nói chuyện với cha tôi ,mà câu nói của cha không bao giờ tôi quên được”Dù có bán nhà cả nhà ra ở đường hay đi ăn xin thì cha mẹ vẫn cho con đi học”.Trường công,trường tư gì cũng vậy:”Bởi dưới ánh sáng mặt trời mọi người đều có giá trị như nhau điều quan trọng là phải biết làm cho mình được tỏa sáng”.Khi còn học phổ thông tôi đã rất thích học môn Tiếng Anh nhưng ở quê tôi để có  được một người dạy Tiếng Anh là rất hiếm, giáo viên dạy Tiếng Anh không đủ,không có trang thiết bị phục vụ cho việc học của học sinh,chỉ được học Tiếng Anh hệ 3 năm ở trường phổ thông.Học sinh đến lớp có giờ học Tiếng Anh  chỉ học vài từ mới,cấu trúc ngữ pháp.Cũng chính vì vậy mà sau khi tôi vào học tôi đã rất hụt hẫng về kiền thức Tiếng Anh của mình.Bắt đầu giờ học Tiếng Anh đầu tiên  tôi không nghe không hiểu được một từ nào mà cô giáo nói,không biết cô nói gì,hỏi gì?Đến giờ thi các bạn đat điểm cao trong lúc đó tôi chỉ đạt điểm trung bình hay nhích hơn một chút!Có lẽ với tôi khi ra trường được cầm trên tay cái bằng khá để làm vui lòng cha mẹ tôi thì thật là khó tôi phải học như thế nào đây?Và đó cũng là điều mà tôi băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để cải thiện cách dạy và học Tiếng Anh cho học sinh ở quê hương mình.    Tôi cảm nhận rằng học ngành Tiếng Anh biên dịch ở trường đại học Duy Tân có thể đem lại cho sinh viên ngoại ngữ vốn hiều biết ,kiến thức về Tiếng Anh.Với cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại,các thầy cô giáo nhiệt tình dạy bảo thì khi các em ra trường đi làm đã có thêm niềm tin,tự tin hơn.Có lẽ với những người học ngoại ngữ thì khi đi làm mới có thể đánh giá được năng lực, kiến thức”Học thì phải luôn đi với hành”,học tiếng anh nên học bằng việc thực hành nhiều sẽ đạt kêt quả tốt hơn là học lý thuyết ,học ngoại ngữ không nên đi theo chiều sâu mà nên đi theo chiều rộng.

 

Và từ thực tế chúng ta thấy rằng không riêng gì những sinh viên chuyên ngữ thấy khó khăn trong việc học ngoại ngữ của mình mà những học sinh hay sinh viên các khoa khác thấy rất khó để học được Tiếng Anh,làm sao có thể học khi mà không biết gì và không có hứng thú gì để học,trong khi đó họ còn phải tập trung cho những môn chuyên ngành mà để học tiếng anh thì cần rất nhiều thời gian,tôi có một ý kiến thế này “các bạn sinh viên khoa ngoại ngữ làm tình nguyện viên cho các khoa khác trong giờ học tiếng anh để sinh viên khoa ngoại ngữ củng cố kiến thức của mình mà các bạn khoa khác có thêm được kiến thức,bạn bè học hỏi lẫn nhau.Đó là cách để sinh viên khoa ngoại ngữ thực hành.Còn sinh viên các khoa khác sẽ hứng thú hơn với việc học tiếng anh khi có bạn giúp đỡ.Chúng ta chỉ cần bỏ chút thời gian chứ chúng ta không tốn kém gì mà cả hai bên đều đạt kết quả tốt.

 

Và tôi đã quyết định theo học ngành Tiếng Anh biên dịch ở trường đại học Duy Tân.Tôi vẫn luôn hy vọng và tin rằng sau khi tôi tốt nghiêp ra trường tôi có thể làm được gì cho quê hương tôi nói riêng và cho đất nước mình nói chung.Tôi quyết đem hết năng lực trong khả năng có thể để các em học sinh ở nông thôn quê hương tôi có cách học Tiếng Anh đạt hiệu quả và các em nhận biết được tầm quan trong của Tiếng Anh trong bất cứ ngành nghề nào.Bởi giờ đây với xã hội hiện đại không một ngành nghề gì mà không có tiếng anh.

Sinh viên: Lê Thị Chương, k13nab



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
01/05/2010 15:05 # 11
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 407/440 (92%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9867
Duy Tân - "Mái nhà thứ ba"


 Với nhiều người,Duy Tân là” mái nhà thứ hai” nhưng với riêng tôi,ngôi trường này là mái nhà thứ ba.Vì sao ư?Bởi một lẽ rất ư đơn giản,tôi chỉ là sinh viên lớp văn bằng hai của ĐH Duy Tân vào ban đêm.Ban ngày tôi là thần dân của trường Đh Ngoại ngữ Đà Nẵng.

 

Nhanh thật!Thoắt cái đã 6 tháng học dưới mái trường này,trang kỉ niệm trong tôi cũng đã dày thêm.Những buổi học cùng bạn bè,những buổi liên hoan của lớp…..Tất cả đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.Cũng nhờ bén duyên với ngôi trường này mà tôi đã có thêm nhiều người bạn mới,thân thiết và tốt bụng.Cũng bảng đen phấn trắng,cũng bàn ghế gỗ rất đỗi bình thường mà sao tôi thấy phòng học lớp B15QTH2 thân thương đến lạ!Học tại đây,thường xuyên nói chuyện, làm bạn với những người bạn đã đi làm khiến tôi trở nên trưởng thành hơn.Được học ở Duy Tân-một môi trường năng động khiến con nhóc rụt rè,ít nói là tôi cũng dạn dĩ hơn nhiều.Mỗi buổi tối đến lớp là niềm vui của tôi,thậm chí còn vui hơn lớp học ban ngày.

 

Cả ngày học hành căng thẳng,bận rộn,rồi đến tối-lại học 5 buổi/tuần,quả là không dễ chút nào,người tôi mệt nhoài.Nhưng nhờ sự giảng dạy nhiệt tình,dễ hiểu,thu hút của thầy cô,cơn buồn ngủ trong tôi biến mất.Thay vào đó là sự say mê,hứng thú.Có nhiều lúc,tôi mong mau đến tối để được đi học.Trong thời gian học vừa qua,người đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là thầy Đỗ Văn Tính-giảng viên bộ môn Kinh tế vĩ mô.Bài giảng của thầy có sức cuốn hút thật lạ,những con số,những khái niệm khô khan của môn học qua lời giảng của thầy cũng trở nên có hồn.Vừa dạy thầy vừa xen vào những câu nói hài hước làm cho không khí học tập vô cùng thoải mái,như thể “học mà chơi,chơi mà học”.Quả thật lần đầu tiên trong đời tôi được học một người thầy trẻ,có phong cách giảng bài ấn tượng và hấp dẫn đến thế?Tôi nhớ mãi câu nói đùa chí lý của thầy:”Học kinh tế vĩ mô,đầu óc các anh chị phải mở rộng ra,phải vĩ mô như cái tên môn học,chứ cứ máy móc như đầu óc Đôremon là không được rồi?Muốn vậy,hằng ngày phải siêng đọc báo chí,để tích lũy thêm kiến thức.”Cũng nhờ câu nói vui của thầy mà con nhỏ biếng đọc là tôi đã tranh thủ cập nhập thêm thông tin hằng ngày để mà học tốt hơn.Chứ ở nhà ba khuyên mãi điều này mà tôi có thực hiện được đâu!Thế mới lạ cơ chứ?

 

Những buổi tối mệt mỏi,lang thang tìm chút bình yên trong công viên,chợt thấy ánh đèn ĐH Duy Tân bật sáng,bỗng nhiên tôi lại nghĩ đến cái tên ngôi trường này.Hy vọng ngôi trường yêu quý này sẽ theo kịp bước tiến của thời đại như chính cái tên của nó.

 

Thời gian rồi sẽ xóa nhòa đi tất cả,thời sinh viên rồi cũng xa nhưng ắt hẳn có nhiều điều tôi không thể nào quên được,đặc biệt là Duy Tân-“mái nhà thứ ba” của tôi-nơi có có những người bạn hiền lành,tốt bụng nhưng cực kỳ năng động và cả những bậc kỹ sư tâm hồn đặc biệt như thầy Tính nữa…..Sẽ nhớ,nhớ lắm!

 

Khuya vắng,lòng nặng trĩu,ra ban công hóng mát,lại thấy ánh đèn đỏ chói mang tên ĐH Duy Tân sáng rực…..Hy vọng tiền đồ của ngôi trường này cũng sẽ mãi sáng ngời như ánh đèn đó!Rồi lại nghĩ đến tương lai của mình!!!Chờ đợi…..tin tưởng…..!

   THÔNG TIN NGƯỜI DỰ THI: 

  HỌ TÊN:NGUYỄN TRẦN HOÀNG UYỂN-LỚP B15QTH2-ĐH DUY TÂN.

              SDT:0905890012

                  EMAIL:kiuctuoitho2589@gmail.com



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
01/05/2010 22:05 # 12
elbi88
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 8/10 (80%)
Ngày gia nhập: 21/03/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 8
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


BÀI THAM GIA CUỘC THI

“VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐH DUY TÂN”

***************

Chủ đề: “MÁI NHÀ CHUNG”!

 

Miền Trung.....!

Mảnh đất đầy nắng và gió. Mảnh đất của những con người lao động miệt mài, cần cù. Mảnh đất của những tâm hồn trí thức, đầy hoài bão, ước mơ và sáng tạo nhưng cũng không kém phần vui tươi, căng tràn sức sống. Mảnh đất của truyền thống hiếu học!

                            

Ở nơi ấy, có một ngôi trường - một “mái nhà mơ ước”của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên từ khắp mọi miền trên Tổ quốc, họ cùng nhau tụ họp về đây, cùng nhau chung sống, học tập và nghiên cứu dưới mái nhà chung ầy, cùng nhau sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống, cùng nhau thực hiện những ước mơ đã được ấp ủ từ lâu, tất cả đều với mong muốn trở thành những người có đức, có tài, có ích cho đời, để rồi được tự hào mỗi khi tụ mình thốt lên những tiếng gọi gần gũi và rất đỗi thân thương về mái nhà chung ấy : “Đại học Duy Tân”.

           

 

                                                       

Trường Đại học Duy Tân được thành lập vào ngày 11 tháng 11 năm 1994, là trường đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung.

Hơn 15 năm hình thành và xây dựng, Đại học Duy Tân đã không ngừng phấn đấu và phát huy những tiềm năng vốn có của mình để có được những thành tích đáng nể như ngày hôm nay. Tất cả vì một thương hiệu: “ Đại học Duy Tân”.

 

 

Lang thang trên sân trường vào một ngày cuối tháng tư, tôi bỗng chợt nhận ra rằng: thời gian trôi qua thật nhanh!.Có ai đó đã nói với tôi rằng “ Thời gian là một thứ gì đó vô hình, một khi nó đã qua đi thí sẽ không bao giờ quay trở lại.” Đúng vậy, thời gian cứ như một bánh xe, lăn mãi, lăn mãi....rồi bỗng chốc vụt xa khỏi ta, nếu bạn để thời gian qua đi thì sẽ không bao giờ lấy lại được đó thôi!.

Thấm thoát cũng đã ba năm – ba năm làm sinh viên – ba năm được nếm trải gần như tất cả mọi chuyện trong cuộc sống: vui có, buồn có, hạnh phúc có, thậm chí cả những thất bại cũng có. Ba năm được học tập dưới mái truòng Đại học Duy Tân này đã khiến tôi trở thành một con người hoàn toàn khác: một con người năng động hơn, tự tin hơn, một con người dám đứng lên trước mỗi lần gặp thất bại. Tôi thực sự trở thành một con người khác!

Nhớ lại cái ngày đầu tiên mà tôi -  một cô bé sinh viên năm thứ nhất, bước chân vào cổng trường Đại học Duy Tân, thật rụt rè, e thẹn và nhút nhát biết bao!

Tôi nhớ rất rõ....từng ánh mắt xa lạ của những đứa bạn tuy học cùng lớp nhưng chưa bao giờ chúng tôi được gặp mặt nhau trước đó, những ánh mắt ẩn sâu trong đó là sự ngơ ngác, lạ lẫm với con người và môi trường xung quanh. Với tôi cũng vậy, môi trường dại học thật quá khác so với thời cấp 3 trước kia.

Tôi nhớ....những buổi sáng phải tranh thủ đi đến trường thật sớm để không lặp đi lặp lại cái cảnh phải chạy lên chạy xuống những dãy hành lang để tìm ra đúng giảng đường mà lớp mình học.

Tôi nhớ.....những giờ học chật kín sinh viên nơi giảng đường, nhớ cả những ánh mắt hiền từ, giọng nói ấm áp của thầy cô trong từng buổi học. Họ không những truyền dạy cho chúng tôi những kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng tôi biết những bài học cuộc sống, thầy cô đã dạy cho chúng tôi cách học, cách sống và cả cách làm thế nào để tạo ra niềm vui trong cuộc sống. Thật đáng quý biết bao!

.................................................

Và còn rất nhiều, nhiều thứ khác nữa để tôi có thể nhắc đến, có thể kể lại không bao giờ quên. Tất cả đều hiện lên rất rõ trong tâm trí của tôi.....như chỉ mới ngày hôm qua thôi!

Năm thứ ba của đời sinh viên..............!

Từng ánh mắt xa lạ của lũ bạn cùng lớp kia, rồi những giọng nói, cử chỉ của thầy cô mỗi giờ lên lớp, cả những giờ học căng thẳng, vất vả, những kì thi tới tấp....đến những dãy phòng học, những bóng cây xanh.... Tất cả giờ đây đã trở nên quá đỗi gần gũi và quen thuộc đối với tôi. Mọi thứ ấy dần dần đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Chúng tôi giờ đã trỏ thành anh em sống chung một nhà – mái nhà đầy ắp yêu thương và tiếng cười – mái nhà Duy Tân!

Chỉ còn một năm nữa thôi, rồi cái ngày mà tôi và các bạn cùng khoá sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường thân thương này cũng sẽ đến. Chia tay mái nhà chung ấy – chúng tôi lại tiếp tục đi tìm con đường riêng cho tương lai của chính mình. Có thể con đường mà anh em chúng tôi lựa chọn có lúc thật vinh quang, hạnh phuc nhưng cũng có thể đó là những sự thử thách, khó khăn, chông gai và đầy trắc trở....Nhưng tôi tin rằng tất cả ai đã, đang và sẽ là sinh viên của Đại học Duy Tân, tất cả đều có chung một suy nghĩ rằng: “Sống để cống hiến cho Đất nước - sống để phục vụ cho chính mình”. Tất cả nguyện sẽ cố gắng đem những kiến thức tiếp thu được từ nhà trường cũng như trong cuộc sống góp phần xây dựng và giúp ích cho đời. Để mai này, dù cho mình là ai, sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên vũ trụ bao la, rộng lớn này, khi quay trở về mái nhà xưa ấy, tất cả ai nấy đều tự hào rằng “mình đã từng là sinh viên Duy Tân”

Tôi và tất cả anh em trong mái nhà chung thân thương ấy nguyện là những viên gạch nhỏ, mong muốn góp một phần sức lực nào đó của mình để tiếp tục xây dựng và phát huy những nét đẹp truyền thống đáng quý của Duy Tân,  Để “ngày mai có đi xa vẫn nhớ về nơi ấy, mảnh đất trồng người - ĐẠI HỌC DUY TÂN”.

 (Trích một phần lời trong bài hát :“Duy Tân khúc tâm giao” của nhạc sĩ Thuận Yến.)

                            ☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼☼

 

Họ và Tên: VŨ NGỌC THẢO LINH
Lớp: K13QNH9
SĐT: 0902.332.332
Email: vn.thaolinh@gmail.com

 




 
Các thành viên đã Thank elbi88 vì Bài viết có ích:
03/05/2010 07:05 # 13
anhdiep
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 6/10 (60%)
Kĩ năng: 14/20 (70%)
Ngày gia nhập: 30/11/2009
Bài gởi: 6
Được cảm ơn: 24
Tương lai của nó là ở đây


Họ  và tên : Huỳnh Thị Bảo Yến

      Lớp : K15QNH3 

      SĐT : 0985380223

      Email : canary206@gmail.com 

TƯƠNG LAI CỦA NÓ…

                              LÀ  Ở ĐÂY.

      (Đây là câu chuyện có  thật tại hội trại Sức Trẻ Đà Nẵng ngày 20.03.2010) 

      Nó  ngồi một mình ngẫm lại mọi chuyện, nó thấy  áy náy quá, thương các anh, các chị và mấy  đứa bạn cùng khóa nữa. Chuyện ấy xảy ra cách đây cả tháng rồi, nhưng mỗi lần đi học, đi họp  Đoàn, nhìn thấy mọi người là nó lại thấy khó  chịu, khó chịu chỉ vì mỗi mình nó mà khiến các anh chị bận tâm, nó thấy mình cần phải cố gắng, cố gắng thật nhiều, sống, rèn luyện và học tập bằng tất cả nhiệt huyết của mình thì mới xứng đáng với sự quan tâm và lo lắng ấy.

      Khoa nó học có lẽ là khoa thu hút số lượng sinh viên đông nhất trường, vì toàn những ngành kinh tế, nó học Ngân Hàng, nó cũng chẳng biết vì lý do gì nó lại ghi vào hồ sơ xét tuyển ngành này, nhưng chưa đầy một năm nó học tại trường, nó thấy mọi chuyện rất ổn, ba má nó cũng yên tâm nữa. Môi trường này hợp với nó, năng động, tự do…vì vốn dĩ nó cầm tinh con ngựa mà, không thể tĩnh tại được. Tóm lại, nó là một đứa con gái thích hoạt động.

      Nó  có một vị trí nho nhỏ trong lớp, tất nhiên không phải là lớp trưởng. Hôm trước nó nghe thằng Trí bí thư lớp K15QNH2 nói: “Việc học tập để lớp trưởng lo, Trí chỉ lo phần ăn chơi của lớp thôi”. Nó phụ trách phần ăn chơi của lớp, thế đấy, nó nghiễm nhiên trở thành bí thư lớp K15QNH3 từ đầu năm tới giờ. Nó đã rất cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ được giao, nó cầu toàn, luôn muốn mọi thứ hoàn hảo…vì thế đôi khi nó thấy buồn vì những chuyện linh tinh, như lớp không chịu hiểu nó, không chịu thông cảm cho nó…Nhưng điều quan trọng hơn cả, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, nó vẫn yêu cái lớp ấy vô cùng.

      Chính vì cái chức bí thư này mà nó thường xuyên được tiếp xúc với các anh chị lãnh đạo Đoàn khóa trên, mỗi  lần họp mở rộng để phổ  biến hoạt động là nó lại được gặp các anh chị ấy. Đầu năm vô nó còn bỡ  ngỡ lắm, nó chỉ nói chuyện với mỗi chị  Hằng, phó bí thư Đoàn khoa. Chị Hằng xinh lắm, lại tổ chức và lãnh đạo rất tốt nữa, thành ra nó có cảm tình nhiều với chị. Hôm ấy, nó nhận được tin nhắn của chị : “Bé, bé có thích đi trại không?”, nó thích lắm và đồng ý đi luôn. Từ lần đi trại này nó nhận ra một điều quan trọng, các anh chị rất tốt, ai có vấn đề gì khó khăn cũng sẵn lòng giúp đỡ, nó càng thêm khâm phục và quý mến các anh chị.

      Buổi tối đốt lửa trại, nó thấy đói, buổi trưa nó ăn ít, bữa tối lại không ăn, bụng cứ  sôi sùng sục, nhưng vì mấy tiết mục trên sân khấu náo nhiệt quá làm nó không thể bỏ lỡ. Nó cứ lắc lư theo điệu nhạc, thậm chí  nhảy nhót cho đầm đìa mồ hôi, trường nó ai cũng thế, vui kinh khủng.

     …Thế rồi bỗng nhiên nó thấy chóng mặt, đau đầu nữa, nó bỏ lại cuộc vui và đi vào trong trại, nó nằm xuống, nó nghe tiếng anh Khánh gọi, nhưng nó không mở mắt nổi…nó đói, nó thấy khó thở…anh Khánh vẫn gọi, nó vẫn nằm yên, nó muốn trả lời anh Khánh, nhưng bất lực…người nó cứng đờ, không cử động…nó khóc… vì nó đau, tức ngực, cảm giác như có ai đang bóp nghẹt tim nó, và vì nó đói, nó muốn ăn. Nó tìm mọi cách cho mọi người biết, nhưng nó không thể. Nó nghe xung quanh ồn ào lắm, hình như mọi người dồn hết về phía nó thì phải, ai cũng hốt hoảng và lo lắng…

      Ai đó cho nó uống canxi, nó có thể cho anh Khánh biết nó đang đói, nó thở hắt ra khi nghe anh gọi ai đó chạy đi mua cháo…nó được uống nước, ăn cháo và dần tỉnh lại…

     Mở  mắt ra, người đầu tiên nó nhìn thấy là thằng Trí, đưa mắt nhìn xung quanh, nguyên cả Ban chấp hành Đoàn khoa nó ở xung quanh: anh Khánh, chị  Quyên, anh Tuấn, anh Phước, cả Dương và Quốc nữa…Nó thấy ngạc nhiên, nhưng vẫn mệt nên không nói được gì. Trong trại mọi người nhìn nó im lặng, bên ngoài  lửa trại đã bắt đầu, nó nghe rõ tiếng hò reo ầm ĩ của các đơn vị trường khác.

     Nó  nói các anh chị ra ngoài chơi, vì nó không sao nữa rồi, nhưng chẳng ai chịu ra cả. Nó lại khóc, nó thấy có lỗi, nó không muốn vì nó  mà cả trại mất vui, nhưng chính nó đã làm điều này, tội của nó lớn lắm. Anh Khánh nói với mọi người : “Mấy đứa thấy chưa, khoa mình khó khăn chỉ có khoa mình lo trước…”, tiếng thở dài của anh làm dậy lên trong nó một nỗi buồn khủng khiếp và một lòng biết ơn sâu sắc. Thế rối nó khỏe hẳn và thức trắng đêm vui chơi cùng các anh chị, mệt, nhưng nó vẫn chơi hết mình, hát hò, nhảy múa…Hôm đó, trời sáng nhanh hơn nó nghĩ.

   Với một đứa sinh viên xa nhà như nó, thiết lập những mối quan hệ lâu dài ở môi trường mới là một điều cần thiết. Nó sinh hoạt  Đoàn, nó hiểu nó sẽ phải làm gì. Chính trong buổi tối ngày hôm ấy, nó nhận ra nó rất cần sự hỗ trợ từ các anh chị, học tập, công tác đoàn thể và những điều khác trong cuộc sống. Nó đã tích lũy cho mình bài học tưởng chừng như rất nhỏ : yêu thương – quan tâm – chia sẻ. Nó sẽ chẳng bao giờ quên được, lúc nó bất tỉnh, anh Khánh_Phó Bí Thư đã nắm chặt lấy tay nó, động viên, cổ vũ tinh thần cho nó. Chị Quyên, anh Tuấn đã thay nhau xoa dầu cho nó. Anh Phước, Dương  12 giờ đêm vẫn phải chạy xe đi tìm mua cháo cho nó. Nó càng không thể quên được những muỗng cháo mà Dương đã đút cho nó, nó ăn tới tấp khiến mọi người phải phì cười…Nó cũng dễ gì quên đươc chính anh Phước đã đỡ nó dậy, cho nó dựa vào người…Nó thấy nhẹ nhàng và ấm áp với tất cả những điều đó.

     Nó  cảm kích các anh chị, chính các anh chị đã tạo nên sợi dây kết nối tinh thần của tất cả mọi người trong khoa nó học. Tình cảm các anh chị dành cho nó, làm nó sống chậm lại – Nghĩ khác đi – Yêu thương nhiều hơn. Nó phải sống bằng nhịp đập mạnh mẽ của trái tim Đoàn viên để xứng đáng với những con người ưu tú ấy, những người đã biết đến sự có mặt của nó, những người đã hết lòng vì nó. Cũng từ những điều đơn giản ấy, nó thấy mình trở nên gắn bó với ngành học này, gắn bó với chính mái trường này…Có lẽ, mọi thứ đã được sắp đặt, vị trí của nó là ở đây, tương lai của nó là ở đây. Nó không thể đi theo con đường nào khác.

                                                           (Viết tại quê nội)

                                                           Quảng Ngãi, 29.04.2010