Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/07/2023 22:07 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 73/240 (30%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2833
Được cảm ơn: 16
Lợi ích của đi bộ với người cao huyết áp


Đi bộ có thể giúp tim đẩy máu hiệu quả hơn, giảm lực tác động lên động mạch nên có lợi cho người cao huyết áp.

Huyết áp tăng khiến tim phải làm nhiều việc hơn để bơm máu. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên là cao huyết áp. Tình trạng này nếu không được cải thiện có thể dẫn đến đau ngực, đau tim, suy tim hoặc đột quỵ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp không thể kiểm soát gồm tiền sử gia đình (di truyền), tuổi tác, mắc các bệnh lý về thận, tiểu đường. Lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc, ăn quá nhiều muối hoặc chất béo bão hòa... có thể khiến huyết áp tăng cao nhưng có thể cải thiện.

Theo Angie Asche, nhà sáng lập trung tâm tư vấn dinh dưỡng Eleat Sports Nutrition, Mỹ, tất cả các hình thức hoạt động thể chất có thể tác động tích cực đến sức khỏe trái tim và giúp giảm huyết áp.

Nghiên cứu thực hiện trên 65 người người trưởng thành, đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, năm 2019, cho thấy những người duy trì đi bộ từ 3 phút, sau mỗi 30 phút ngồi làm việc có sự thay đổi huyết áp tốt hơn so với những người ngồi hoàn toàn. Một phân tích tổng hợp từ 73 nghiên cứu với 5.700 người bị tăng huyết áp, năm 2022, đăng trên tạp chí American Family Physician phát hiện những người đi bộ 150 phút mỗi tuần, trong 15 tuần, có chỉ số huyết áp hạ xuống 4/2 mmHg.

Theo các nhà nghiên cứu, đi bộ là một hoạt động hiếu khí, giúp làm tăng sức bền, thể chất, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Trái tim cũng giống như các cơ bắp khác, khi được vận động sẽ khỏe hơn. Trái tim khỏe giúp ích trong việc vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Nhờ hoạt động thể chất, tim đẩy máu hiệu quả hơn, lực tác động lên động mạch giảm và huyết áp sẽ thấp hơn.

Đi bộ mang đến sự thay đổi tích cực ở những người gặp vấn đề về huyết áp cao. Ảnh: Freepik

Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hạ huyết áp. Ảnh: Freepik

Tác động của đi bộ với huyết áp cao phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, mức huyết áp hiện tại và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác. Gần 530 người có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên sau 6 tháng đi bộ đều đặn, chỉ số huyết áp giảm rõ rệt. Nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2018 đăng trên PubMed thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI). Các nhà nghiên cứu cũng kết luận những người cao huyết áp ít vận động, duy trì đi bộ đều đặn trong khoảng 8 tuần có sự cải thiện rõ rệt. Những thay đổi về huyết áp có thể mất từ một vài tuần đến một vài tháng đi bộ tùy vào thể trạng mỗi người.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như căng thẳng, chế độ ăn uống, thuốc đang dùng cũng ảnh hưởng đến thời gian thay đổi về huyết áp từ việc đi bộ. Người có nguy cơ cao huyết áp nên kiểm tra huyết áp mỗi tuần một lần để theo dõi hiệu quả và điều chỉnh tần suất tập luyện sau mỗi 4 tuần.

Bảo Bảo (Theo Eating Well)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024