Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2010 14:06 # 1
BigZero
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 78/110 (71%)
Kĩ năng: 49/90 (54%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 628
Được cảm ơn: 409
6 lý do giải thích cho một World Cup tẻ nhạt


Trái ngược với sự kỳ vọng của giới mộ điệu trái bóng tròn về kỳ World Cup rực rỡ và cuồng nhiệt ở Nam Phi, ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đã khởi đầu không thể tẻ nhạt hơn. Khan hiếm bàn thắng, tranh luận về trái bóng Jabulani, sân bãi, các ngôi sao tắt ngúm đầy khó hiểu... đã trở thành tiêu điểm của báo giới trong 1 tuần vừa qua.

Tờ Daily Mail đã thống kê ra 6 lý do chính khiến World Cup đầu tiên ở Nam Phi sẽ trở thành ngày hội đáng quên của bóng đá thế giới.

Thời tiết và sân bãi

Lần đầu tiên World Cup được tổ chức vào thời điểm mùa Đông trong vòng 32 năm trở lại đây đã trở thành một bài test thực sự đối với các đội bóng. Kết thúc một mùa giải đầy khổ ải với lịch thi đấu dày đặc, các tuyển thủ của 32 đội tuyển lại phải hít thở thứ không khí cực kỳ loãng, ngột ngạt và thiếu oxy ở Nam Phi do chơi ở độ cao trung bình hơn 1000m so với mực nước biển.

Không phải ngẫu nhiên mà cả Wayne Rooney vốn sở hữu nền tảng thể lực cực kỳ tốt cũng công khai phàn nàn về điều kiện thi đấu ở Nam Phi trước truyền thông vào hôm qua. Chỉ có duy nhất Đức và Chile khả dĩ duy trì được lối chơi thường thấy ở World Cup 2010 thời gian vừa qua.

Khí hậu lạnh giá ở Nam Phi đã hạn chế khá nhiều lối chơi của nhiều đội bóng.

“Nhìn thì có vẻ đẹp đấy, nhưng sân bãi rất trơn và khó có thể xử lý bóng tốt được” - Gã đầu bạc Marcelo Lippi than phiền với báo giới về mặt sân sau khi Italy bị cầm hòa 1-1 trước Paraguay trên sân Cape Town. HLV Fulham, Roy Hodgson cũng khẳng định sân bóng mới khiến cho bóng đi trở nên khó lường hơn và khi sút thường bổng lên rất cao”.

Chiếc kèn Vuvuzelas

Khoảng trống trên các khán đài ở Nam Phi đã được lấp kín bởi tiếng kèn ồn ào của Vuvuzelas. Cây bút thể thao Nam Phi, Jon Qwelane đã miêu tả chiếc kèn giống như “một nhạc cụ đến từ địa ngục”. Chắc chắn ấn tượng mà Vuvuzelas để lại không thể bằng mưa vé ở World Cup 1978 ở Argentina, hay sóng người Mexico ở World Cup 1986.

Tác hại chiếc kèn Vuvuzela ở World Cup 2010 không thể đo đếm được.

Trên sân bóng, tác hại của tiếng kèn Vuvuzelas khó có thể mà đo đếm. Nó khiến cho mối liên lạc giữa các cầu thủ bị giảm thiểu đáng kể, đồng thời chỉ đạo từ băng ghế HLV hoàn toàn tắt ngóm. Ở khía cạnh khác, chiếc kèn Vuvuzelas đã gây tổn hại không ít về giá trị văn hóa mà World Cup đem lại khi các loại nhạc cụ hay lời cổ vũ của cổ động viên của 32 đội tuyển đem đến ngày hội bóng đá sẽ không còn chút “đất diễn” nào trên các khán đài.

Trái bóng Jabulani - Ác mộng đối với thủ môn

Mới đây, HLV Bờ Biển Ngà, Sven Goran Eriksson đã đề xuất tổ chức một cuộc tranh luận mới xoay quanh đề tài này. Đồng loạt tất cả các thủ môn của 32 đội bóng đều ít nhiều bày tỏ quan ngại về trái bóng mới trên, nhưng hãng thể thao sản xuất Jabulani, Adidas chẳng thèm để tâm tí ti gì về nỗi lòng các thủ môn.

Robert Green (phải) là nạn nhân đầu tiên của trái bóng Jabulani.

“Bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự sụt giảm chất lượng của các quả đánh đầu hay bàn thắng từ các cú đá phạt góc. Quỹ đạo bay của trái bóng rất khó lường” - trung vệ Tam sư, Matthew Upson cho biết. Hệ quả tiếp theo từ trái bóng Jabulani là các cơ hội ghi bàn từ các tình huống đá phạt cố định đã trở nên “vô hại”.

Theo thống kê của FIFA, chỉ có 25 bàn thắng/16 trận ở lượt đấu bảng đầu tiên ở World Cup 2010 tại Nam Phi, giảm đáng kể so với 39 bàn thắng/16 trận ở kỳ World Cup trước đó trên đất Đức. Thêm vào đó, có tới 13 trên tổng số 32 đội bóng chưa thể nào ghi được một bàn thắng nào tính đến thời điểm hiện tại.

Tâm lý sợ thua ở ngày xuất quân

Tất nhiên chẳng đội bóng nào lại muốn thua ở lượt trận đầu tiên. Tiền đạo người Mỹ, Clint Dempsey khẳng định Anh đã chơi với tâm lý sợ thua khi đối đầu với Mỹ. Khởi đầu chậm chạp không phải điều mới mẻ ở các kỳ World Cup. Tại Espana 82, Italia đã hòa cả 3 lượt trận đầu tiên nhưng đã gây bất ngờ khi giành ngôi vô địch ở World Cup. Phải đến vòng đấu cuối cùng, họ mới được nếm vị ngọt của chiến thắng, tạo đà sốc lại tinh thần toàn đội và đạp bằng tất cả đế giành chiếc cúp vàng thế giới.

Nhưng tối 17/6, ĐT Thụy Sỹ đã tạo nên cơn địa chấn đầu tiên của giải khi đánh bại ĐKVĐ Euro 2008 Tây Ban Nha bằng bàn thắng quý hơn vàng của Gelson Fernandez ở phút 52. Ở World Cup 1990, “Sư tử bất khuất” Cameroon đã đánh bại Argentina trong ngày khai mạc, và tương tự là Senegal đã khiến Pháp phải chịu thất bại muối mặt tại World Cup 2002. Năm nay, 5 đại diện từ châu Phi đều hết sức thận trọng khi chỉ có Ghana giành trọn vẹn 3 điểm nhờ bàn thắng trên chấm phạt đền trước Serbia.

Hư chiêu của các chiến lược gia

Tâm lý giấu bài ở vòng bảng là hư chiêu ưa thích của mọi HLV ở giải đấu lớn và ngắn ngủi như World Cup. HLV Arsenal, Arsene Wenger cho biết: “”Ở lượt trận vòng bảng đầu tiên, các đội bóng sẽ giữ chân nhằm tránh thất bại hơn là giành chiến thắng. Chiến thuật hết sức khô cứng với chỉ một vài cơ hội được tạo ra. Áp lực ở World Cup khiến cho chẳng ai muốn thất bại trong ngày xuất quân cả. Tâm lý đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả trận đấu. Hoàn toàn dễ hiểu, bởi giải đấu chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng. Khởi đầu chậm chạp, vượt qua vòng bảng và thực hiện cú nước rút với tốc độ 100km/giờ là lối mòn tư duy của mọi HLV ở World Cup”.

Sven Goran Eriksson nổi tiếng vì... thực dụng.

Không chỉ thế, phong cách fair-play cũng bị bóp nghẹt bởi tư duy chiến thuật trên. Các đội bóng châu Phi thường được chỉ đạo chơi rắn và phá lối chơi của đối phương nhiều hơn là khuyến khích thi đấu cống hiến đẹp mắt. 4 trong 5 đại diện của châu Phi được dẫn dắt bởi các HLV châu Âu, đặc biệt là Bờ Biển Ngà dưới sự dẫn dắt của nhà cầm quân nối tiếng thực dụng, Sven Goran Eriksson. Ngay cả các vũ công Samba dưới sự dẫn dắt của HLV Dunga cũng đặt nặng mục tiêu phòng ngự hơn ghi bàn.

World Cup 2010 “phẳng” hơn nhờ Internet

Ít ai ngờ khoảng cách giữa các nền bóng đá lớn trên thế giới đã được san bằng đáng kể nhờ Internet. Tốc độ phát triển chóng mặt của các phương tiện truyền thông khiến cho lối chơi cũng như con người của mỗi đội bóng được “mổ xẻ” kỹ lưỡng hơn qua băng ghi hình hay các số liệu thống kê khiến cho nhiệm vụ ngăn chặn các siêu sao khủng không còn là bất khả thi đối với mỗi hậu vệ.

Bằng chứng là hàng loạt ngôi sao được kỳ vọng sẽ tỏa sáng tại World Cup 2010 tại Nam Phi như Rooney, Lionel Messi, Cristiano Ronaldo, Drogba hay Kaka đều bị kiềm tỏa chặt chẽ và “tịt ngòi” sau lượt trận vòng bảng đầu tiên. Cơ hội chứng kiến những Johan Cruyff ở World Cup 1974 hay Maradona tại Espana 1986 trở nên cực kỳ hiếm hoi.


Đợi chờ....!

 
Các thành viên đã Thank BigZero vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024