Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/12/2009 16:12 # 1
Barbie
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 113/120 (94%)
Kĩ năng: 44/100 (44%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 773
Được cảm ơn: 494
Chia sẻ kinh nghiệm học tập - cô Triệu Hoàng Xuyến


CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TẬP

 

      Chào tất cả các bạn sinh viên!

      Bài viết này của tôi nhằm mục đích chia sẻ chút kinh nghiệm học tập của mình với tất cả các bạn. Có thể những điều tôi sắp nói ra đây các bạn cho là xưa cũ, và bản thân tôi cũng mong muốn được học tập lại ở các bạn những phương pháp mà các bạn đã áp dụng thành công cho việc học của mình.

      Điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các bạn đó là chúng ta cần xác định mục tiêu rõ ràng trong học tập. Một số bạn do sợ thất vọng hay là đã từng thất bại mà không muốn đặt mục tiêu ra cho mình, vì thế cũng mất đi động lực học tập đủ mạnh để khắc phục mọi khó khăn và tư tưởng không tốt. Do đó mà thiếu yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, có tư tưởng tiêu cực thậm chí là bỏ thi. Đối mặt với thi cử, nếu không có mục tiêu và ý chí “tôi phải thi” , không có niềm tin “tôi phải thi qua lần 1” thì chắc chắn người đó sẽ nhận lấy thất bại. Luôn giữ đầu óc hướng đến những suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện những suy nghĩ tiêu cực đang xâm chiếm đầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.

        Sự thành bại trong học tập thường có liên quan nhất định đến việc lựa chọn mục tiêu. Nếu như bạn lựa chọn mục tiêu không phù hợp, rất có thể sẽ trở thành người thường xuyên thất bại. Nếu ta có nguyện vọng quá cao trong học tập, thường xuyên đặt các mục tiêu lớn không sát với thực tế điều này vô cùng bất lợi cho việc học. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra. Nên nhớ rằng mục tiêu thì phải phù hợp với hoàn cảnh và khả năng thực tế nên khi bạn đã đạt được mục tiêu do mình đề ra, thì cần phải xác định một cái đích mới xa hơn và cao hơn để bản thân mình tiếp tục phấn đấu.

       Chắc rằng mỗi bạn đều có những cách học cho riêng mình để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Riêng tôi, điều đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức học tập của bản thân, và với tôi luôn đảm bảo thời gian học tập ở lớp và ở nhà là điều rất cần thiết. Đừng nên cúp tiết ở nhà dần dần sẽ tạo một thói quen không tốt. Có một số bạn cho rằng có thể nghiên cứu tài liệu ở nhà mà chẳng cần lên lớp. Theo tôi, xem bài ở nhà không thôi thì chưa đủ và chưa chắc đã khoa học. Khi đến lớp giáo viên sẽ định hướng cho chúng ta những vấn đề đó như thế nào để giúp chúng ta khắc sâu hơn, dễ dàng hơn trong học tập. Những kiến thức nào hổng chúng ta đừng dễ dàng bỏ qua, vì nó sẽ ảnh hưởng đến những phần sau, một khi chúng ta để hổng kiến thức quá sâu, nội dung tiếp theo liên quan sẽ không hiểu và làm chúng ta dễ nản, dễ dàng buông xuôi. Và một lý do nữa, khi ở lớp thì chúng ta đã học bài một lần rồi, về nhà xem lại bài sẽ mau nhớ hơn. Các bạn có tin suốt 4 năm đại học tôi chưa từng nghỉ học một buổi nào, và chưa bao giờ cảm thấy quý sức khỏe của mình như thế, cứ sợ là bị đau, phải nghỉ học và không theo kịp bài vở…Các bạn nên tự hỏi cũng như nhắc nhở chính bản thân mình bởi câu hỏi: “Ngày hôm nay tôi đến lớp để làm gì?”, ta đã bỏ thời gian, công sức và học phí để tham gia những tiết học này thì ta cần thu lại là những gì. Chính vì thế ta cần phải tập trung cao độ khi nghe giảng, sự tập trung sẽ tạo cho chúng ta hứng thú trong từng bài học và nhìn nhận được cái hay ở trong đó.

       Ta cần phải lên kế hoạch học tập và thực hiện nghiêm túc. Kế hoạch càng chi tiết thì khả năng hoàn thành càng cao. Bạn nên lên kế hoạch từng tuần, thậm chí là từng ngày để tránh không bỏ sót công việc; phân mức độ dễ, khó; việc cần làm ngay và chưa cần làm ngay để có thể sắp xếp phù hợp kế hoạch làm việc của mình. Chúng ta không nên cứng nhắc là tuần nào ta cũng giải quyết một lượng công việc như nhau vì thời khóa biểu trên trường cũng như những sinh hoạt cá nhân của bạn là có sự thay đổi, nếu như ta cứ áp dụng mãi  thời gian biểu đã định sẵn như thế thì không phù hợp với tình hình thực tế cho lắm, dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra, công việc sẽ ứ đọng và dễ nản...

       Giả sử bạn đặt ra nhiệm vụ của mình tối ngày hôm nay là phải hoàn thành hết các bài tập trong chương của một môn học nào đó, tuy nhiên không phải bài nào chúng ta cũng giải quyết được liền mà khi ta gặp một bài khó ta suy nghĩ nhưng chưa giải ra và đã tốn khá nhiều thời gian, thì lúc này chúng ta nên dừng lại vì đầu óc đã đạt đến mức độ bão hòa rồi, thay vào đó ta hãy thư giãn hoặc chuyển sang một nội dung nào khác để đỡ mất thời gian và sẽ nghiên cứu lại bài đó vào ngày hôm sau. Chúng ta đừng cố gắng đào sâu và quá lo lắng, hãy cứ để nó đấy và làm những bài tiếp theo, có thể những bài sau này sẽ chỉ cho bạn đầu mối để trả lời cho bài tập đó. Nếu những ngày tiếp đó ta vẫn không tìm ra được đáp án thì hãy trao đổi với bạn bè rồi mới nhờ đến thầy cô.     

        Hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái trước khi học. Chọn khoảng thời gian, không gian và thái độ hợp lý trước khi bắt đầu học, có thế bạn mới dồn sự tập trung cao độ vào sách vở. Thời gian học ở đây tùy thuộc vào thói quen mỗi người, như tôi chỉ có thể thật sự tập trung vào ban đêm chẳng hạn, và nơi học là nơi không bị ai quấy rầy.

         Lắng nghe cơ thể mình. Chỉ có chính bản thân bạn mới biết được bạn đang muốn gì, tâm trạng như thế nào. Bạn biết được đầu óc mình lúc nào là tỉnh táo nhất, là học tập hiệu quả nhất. Và khi cơ thể mỏi mệt, hãy để cho nó nghỉ ngơi, ta đừng cố nhồi nhét kiến thức. Vì thế, cần phân bổ thời gian học một cách hợp lý. Chúng ta nên học ngay từ đầu đừng nên để ngày thi cận kề mới học. Ngày hôm đó trên trường chúng ta đã học những gì, về nhà nên xem lại bài để hiểu và khắc sâu hơn bài học. Chúng ta cố gắng xem và làm bài mỗi ngày, đừng để đọng kiến thức quá nhiều. Đến khi gần thi, thay vì người khác lo đi hỏi bài thì bạn chỉ ung dung ôn lại bài mà thôi.

         Người bạn đồng hành của tôi thời đi học chính là cây bút chì. Đối với người khác thì cây bút chì chỉ là vật bình thường còn đối với tôi thì nó lại quý hơn cả những cây bút bi. Bởi vì tôi chỉ viết bút chì khi cả lớp ngừng viết, khi giáo viên đang giảng bài. Viết bút bi là ghi tóm tắt ý chính, là ghi những gì đã có trong tập bài giảng hay giáo trình, còn bút chì là ghi những gì cô giáo nói thêm bên ngoài hay là giải thích kỹ hơn những ý chính đó. Vì vậy, phần viết bút bi thì ai cũng như ai, còn phần viết bút chì mới là của riêng mình.

       Thế thì tại sao tôi chọn viết bút chì mà không là những màu mực khác. Đơn giản là vì khi tôi viết tốc ký, viết tắt và có những ký hiệu chỉ riêng tôi hiểu, đôi khi làm cho cuốn vở của mình không đẹp lắm nên viết bút chì sẽ không làm xấu vở. Nói ra đây mong các bạn đừng cười chứ đây là quan điểm của riêng tôi thôi, mặc dù sách vở là vô tri vô giác nhưng nó lại là một kho tàng kiến thức, là hành trang ta vào đời nên tôi luôn trân trọng nó vì tôi nghĩ bất cứ sự trân trọng nào cũng được đền bù xứng đáng. Và tôi coi trọng sách vở của tôi cũng chính là coi trọng việc học và coi trọng chính bản thân mình.

       Bên cạnh đó cuốn sổ tay là trợ thủ đắc lực cho việc học của tôi, dùng để ghi chép những nội dung cần thiết của tất cả các môn học. Vì đầu óc của mình có hạn, không thể nhớ hết được kiến thức, cái quan trọng không phải là mình nhớ hết chúng mà quan trọng hơn là sau này khi tìm kiếm lại kiến thức mình biết là sẽ kiếm được thông tin mình cần ở đâu.

       Ngoài ra, bạn cần tạo cho mình một thư viện cá nhân, chúng ta chẳng cần phải mất nhiều tiền để mua những cuốn sách hay mà thay vào đó bạn có thể tìm thấy chúng trên internet, có thể những thông tin chúng ta tìm thấy trên net chưa cần cho những bài học ngày hôm nay nhưng nó lại giúp ích cho những khi ta cần sau này.

       Việc chọn chỗ ngồi học trên lớp cũng là yếu tố quan trọng không kém. Suốt 4 năm học ở giảng đường chỗ ngồi duy nhất của tôi là bàn đầu và đối diện với bàn giáo viên. Lợi thế khi ngồi bàn đầu là buộc ta phải tập trung cao độ, lắng nghe và ghi chép bài một cách chính xác nhất những gì mà giáo viên truyền đạt. Chỉ có ngồi bàn đầu ta mới có điều kiện phản hồi lại giáo viên một cách thuận lợi nhất và thêm một điều nữa tôi không nói chắc ai cũng biết, giáo viên sẽ đặc biệt có thiện cảm với ta hơn.

       Tôi cho rằng những điểm cao mà tôi đạt được một phần do tôi đoán được đề thi. Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của môn học đó, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra? Trong lúc nghe giảng bài, những điểm nào được thầy cô nhấn mạnh, chú ý, những chỗ dễ sai và gây nhầm lẫn thì đó sẽ là những điểm có khả năng xuất hiện trong đề thi nhiều nhất. Và khi đi học chuyên cần ta sẽ nắm được nội dung nào là quan trọng để tập trung ôn bài vào đó, tuy nhiên ta không được chủ quan mà bỏ qua những bài tập đơn giản thậm chí là dễ nhất.

        Ở mỗi môn học có những đặc trưng riêng, có những dạng bài tập khác nhau. Điều cần thiết là chúng ta phải làm đi làm lại các dạng bài tập cho thật nhuần nhuyễn, chúng ta phải thật sự đặt bút xuống viết chứ không nên xem bài một cách qua loa. Chỉ khi tự làm ta mới nhận ra chỗ nào ta hay nhầm lẫn nhất, dạng này khác dạng kia ở điểm nào. Có vậy khi vào phòng thi ta mới nhận dạng đề thi một cách nhanh chóng và tiến hành làm bài.

       Đối với một vấn đề nào đó, nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.

       Bạn cũng nên học với một vài người bạn để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc nội dung bài học. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã đúng chưa.

       Trong thời gian ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi, bạn cần thực hiện “cuộc càn quét”, sau khi đã ôn lại những gì đã học, cần tham khảo đề thi những năm trước để biết được mức độ của đề thi và bắt tay vào làm thử xem, những phần nào chưa chắc, chưa giải được ta sẽ ôn lại kỹ hơn đồng thời đó là chỉ dẫn về những kiến thức bạn cần bổ sung để tự tin hơn vào phòng thi.  

       Trong quá trình học tập của mình cũng như kết quả mà tôi đạt được ít nhiều có sự may mắn. Các bạn đã đọc cuốn sách “Bí mật của sự may mắn” chưa? Nếu chưa đọc thì tiếc lắm đấy! Đây là cuốn sách bán chạy nhất năm 2004, “cuốn sách làm bừng sáng cả thế giới". “May mắn trong cuộc sống không tình cờ đến, may mắn do chính chúng ta tạo ra. Để đạt được may mắn bạn cần có niềm tin và lòng kiên trì. Cần hiểu rằng may mắn chính là chuẩn bị những điều kiện lý tưởng cho những cơ hội khi nó đến, mà cơ hội thì lại chẳng liên quan gì đến may mắn hay sự tình cờ: nó đến với tất cả chúng ta. Vì ta có thể tạo ra may mắn bằng cách tạo ra các điều kiện, vì thế may mắn phụ thuộc vào chính bạn. Không bao giờ là quá trễ để bạn có thể tạo ra may mắn cho chính mình, và bạn có thể tìm được sự may mắn từ sự không may mắn, những thất bại, những bất hạnh của mình”. Đọc xong cuốn sách này tôi chiêm nghiệm lại chính bản thân mình, và cảm thấy rất đúng. Nếu bạn chăm chỉ học tập, thay đổi phương pháp học tập phù hợp, bạn sẽ thấy mình gặp may mắn nhiều, không phải may mắn tự dưng đến, nó chỉ đến với những ai biết cố gắng mà thôi. Trên đường đời, mỗi người chúng ta phải trả “học phí” để đạt được bất cứ điều gì có giá trị đáng kể. Bạn phải cho thì mới được nhận, những ai thành công đều phải “cho đi” một lượng lớn thời gian và công sức.

      Đừng biến mình thành một con mọt sách các bạn à. Chúng ta cần phải cân bằng giữa việc học và chơi, bổ sung cho nhau để học hiệu quả hơn. Chúng ta cần phải tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, của trường, của Đoàn thanh niên…Thông qua các hoạt động này không những các bạn rèn luyện được sức khỏe tốt, phát huy được sở trường của mình mà còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bạn bè, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa những người trong cùng một tập thể.

      Mỗi người trong chúng ta không ai là chưa từng thất bại. Và tôi nghĩ kinh nghiệm quý báu nhất để dẫn đến thành công chính là từ những thất bại mà chúng ta đã trải qua. Thật sự chúng ta có thể chẳng bao giờ nếm hương vị ngọt ngào của chiến thắng nếu chưa trải qua buồn tủi, đắng cay do thất bại. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc và muốn chia sẻ với các bạn đó là: “Những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó để biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác”. Và nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu tôi muốn nói gì rồi phải không ?  Những gì mà tôi trình bày trên đây là chỉ muốn chúng ta trao đổi một chút bí quyết trong học tập với nhau còn điều quan trọng chính là biết khắc phục và tự rút kinh nghiệm từ những thất bại của chúng ta./.

      

                                                                                  Triệu Hoàng Xuyến      

         

 

 

       

 

 






Sức mạnh nằm trong tay ta


 
Các thành viên đã Thank Barbie vì Bài viết có ích:
23/01/2010 16:01 # 2
phangiaphuocquy
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 7/10 (70%)
Ngày gia nhập: 23/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 7
Phản hồi: Chia sẻ kinh nghiệm học tập - cô Triệu Hoàng Xuyến


Co hoc 4 year ma` không bỏ buổi nao` ..... tài thật. EM THÍCH NHẤT CÂU "Mỗi người trong chúng ta không ai là chưa từng thất bại " CÔ VIẾT HAY THẬT HEHEHEHEHEHE



Thu đi để lại lá vàng....Anh đi để lại cho nàng thằng cu....Mùa thu nối tiếp mùa thu...Thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời...
 
Sống hok giận, không hờn,không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách gian nan.
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa giữa những người chung sống.
Sống là động nhưng luôn luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương...
Sống là không thể yếu đuối! Nhìn lại ngày hôm qua để đi tiếp ngày hôm nay và vững tin vào ngày mai !!!

 
28/01/2010 16:01 # 3
tin_xbik
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 1
Phản hồi: Chia sẻ kinh nghiệm học tập - cô Triệu Hoàng Xuyến


e cũng thik cô này.nhưng tiếc là ko đc chăm chỉ như cô.cô học 4 năm chưa nghỉ buổi nào còn e học 3 năm mà số buổi đi học đếm trên đầu ngón tay :D



 
29/08/2011 10:08 # 4
congthe
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 29/08/2011
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 1
Chia sẻ kinh nghiệm học tập - cô Triệu Hoàng Xuyến


công thểTrích:

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TẬP

 

      Chào tất cả các bạn sinh viên!

      Bài viết này của tôi nhằm mục đích chia sẻ chút kinh nghiệm học tập của mình với tất cả các bạn. Có thể những điều tôi sắp nói ra đây các bạn cho là xưa cũ, và bản thân tôi cũng mong muốn được học tập lại ở các bạn những phương pháp mà các bạn đã áp dụng thành công cho việc học của mình.

      Điều đầu tiên mà tôi muốn nói với các bạn đó là chúng ta cần xác định mục tiêu rõ ràng trong học tập. Một số bạn do sợ thất vọng hay là đã từng thất bại mà không muốn đặt mục tiêu ra cho mình, vì thế cũng mất đi động lực học tập đủ mạnh để khắc phục mọi khó khăn và tư tưởng không tốt. Do đó mà thiếu yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, có tư tưởng tiêu cực thậm chí là bỏ thi. Đối mặt với thi cử, nếu không có mục tiêu và ý chí “tôi phải thi” , không có niềm tin “tôi phải thi qua lần 1” thì chắc chắn người đó sẽ nhận lấy thất bại. Luôn giữ đầu óc hướng đến những suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện những suy nghĩ tiêu cực đang xâm chiếm đầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.

        Sự thành bại trong học tập thường có liên quan nhất định đến việc lựa chọn mục tiêu. Nếu như bạn lựa chọn mục tiêu không phù hợp, rất có thể sẽ trở thành người thường xuyên thất bại. Nếu ta có nguyện vọng quá cao trong học tập, thường xuyên đặt các mục tiêu lớn không sát với thực tế điều này vô cùng bất lợi cho việc học. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra. Nên nhớ rằng mục tiêu thì phải phù hợp với hoàn cảnh và khả năng thực tế nên khi bạn đã đạt được mục tiêu do mình đề ra, thì cần phải xác định một cái đích mới xa hơn và cao hơn để bản thân mình tiếp tục phấn đấu.

       Chắc rằng mỗi bạn đều có những cách học cho riêng mình để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Riêng tôi, điều đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức học tập của bản thân, và với tôi luôn đảm bảo thời gian học tập ở lớp và ở nhà là điều rất cần thiết. Đừng nên cúp tiết ở nhà dần dần sẽ tạo một thói quen không tốt. Có một số bạn cho rằng có thể nghiên cứu tài liệu ở nhà mà chẳng cần lên lớp. Theo tôi, xem bài ở nhà không thôi thì chưa đủ và chưa chắc đã khoa học. Khi đến lớp giáo viên sẽ định hướng cho chúng ta những vấn đề đó như thế nào để giúp chúng ta khắc sâu hơn, dễ dàng hơn trong học tập. Những kiến thức nào hổng chúng ta đừng dễ dàng bỏ qua, vì nó sẽ ảnh hưởng đến những phần sau, một khi chúng ta để hổng kiến thức quá sâu, nội dung tiếp theo liên quan sẽ không hiểu và làm chúng ta dễ nản, dễ dàng buông xuôi. Và một lý do nữa, khi ở lớp thì chúng ta đã học bài một lần rồi, về nhà xem lại bài sẽ mau nhớ hơn. Các bạn có tin suốt 4 năm đại học tôi chưa từng nghỉ học một buổi nào, và chưa bao giờ cảm thấy quý sức khỏe của mình như thế, cứ sợ là bị đau, phải nghỉ học và không theo kịp bài vở…Các bạn nên tự hỏi cũng như nhắc nhở chính bản thân mình bởi câu hỏi: “Ngày hôm nay tôi đến lớp để làm gì?”, ta đã bỏ thời gian, công sức và học phí để tham gia những tiết học này thì ta cần thu lại là những gì. Chính vì thế ta cần phải tập trung cao độ khi nghe giảng, sự tập trung sẽ tạo cho chúng ta hứng thú trong từng bài học và nhìn nhận được cái hay ở trong đó.

       Ta cần phải lên kế hoạch học tập và thực hiện nghiêm túc. Kế hoạch càng chi tiết thì khả năng hoàn thành càng cao. Bạn nên lên kế hoạch từng tuần, thậm chí là từng ngày để tránh không bỏ sót công việc; phân mức độ dễ, khó; việc cần làm ngay và chưa cần làm ngay để có thể sắp xếp phù hợp kế hoạch làm việc của mình. Chúng ta không nên cứng nhắc là tuần nào ta cũng giải quyết một lượng công việc như nhau vì thời khóa biểu trên trường cũng như những sinh hoạt cá nhân của bạn là có sự thay đổi, nếu như ta cứ áp dụng mãi  thời gian biểu đã định sẵn như thế thì không phù hợp với tình hình thực tế cho lắm, dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra, công việc sẽ ứ đọng và dễ nản...

       Giả sử bạn đặt ra nhiệm vụ của mình tối ngày hôm nay là phải hoàn thành hết các bài tập trong chương của một môn học nào đó, tuy nhiên không phải bài nào chúng ta cũng giải quyết được liền mà khi ta gặp một bài khó ta suy nghĩ nhưng chưa giải ra và đã tốn khá nhiều thời gian, thì lúc này chúng ta nên dừng lại vì đầu óc đã đạt đến mức độ bão hòa rồi, thay vào đó ta hãy thư giãn hoặc chuyển sang một nội dung nào khác để đỡ mất thời gian và sẽ nghiên cứu lại bài đó vào ngày hôm sau. Chúng ta đừng cố gắng đào sâu và quá lo lắng, hãy cứ để nó đấy và làm những bài tiếp theo, có thể những bài sau này sẽ chỉ cho bạn đầu mối để trả lời cho bài tập đó. Nếu những ngày tiếp đó ta vẫn không tìm ra được đáp án thì hãy trao đổi với bạn bè rồi mới nhờ đến thầy cô.     

        Hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái trước khi học. Chọn khoảng thời gian, không gian và thái độ hợp lý trước khi bắt đầu học, có thế bạn mới dồn sự tập trung cao độ vào sách vở. Thời gian học ở đây tùy thuộc vào thói quen mỗi người, như tôi chỉ có thể thật sự tập trung vào ban đêm chẳng hạn, và nơi học là nơi không bị ai quấy rầy.

         Lắng nghe cơ thể mình. Chỉ có chính bản thân bạn mới biết được bạn đang muốn gì, tâm trạng như thế nào. Bạn biết được đầu óc mình lúc nào là tỉnh táo nhất, là học tập hiệu quả nhất. Và khi cơ thể mỏi mệt, hãy để cho nó nghỉ ngơi, ta đừng cố nhồi nhét kiến thức. Vì thế, cần phân bổ thời gian học một cách hợp lý. Chúng ta nên học ngay từ đầu đừng nên để ngày thi cận kề mới học. Ngày hôm đó trên trường chúng ta đã học những gì, về nhà nên xem lại bài để hiểu và khắc sâu hơn bài học. Chúng ta cố gắng xem và làm bài mỗi ngày, đừng để đọng kiến thức quá nhiều. Đến khi gần thi, thay vì người khác lo đi hỏi bài thì bạn chỉ ung dung ôn lại bài mà thôi.

         Người bạn đồng hành của tôi thời đi học chính là cây bút chì. Đối với người khác thì cây bút chì chỉ là vật bình thường còn đối với tôi thì nó lại quý hơn cả những cây bút bi. Bởi vì tôi chỉ viết bút chì khi cả lớp ngừng viết, khi giáo viên đang giảng bài. Viết bút bi là ghi tóm tắt ý chính, là ghi những gì đã có trong tập bài giảng hay giáo trình, còn bút chì là ghi những gì cô giáo nói thêm bên ngoài hay là giải thích kỹ hơn những ý chính đó. Vì vậy, phần viết bút bi thì ai cũng như ai, còn phần viết bút chì mới là của riêng mình.

       Thế thì tại sao tôi chọn viết bút chì mà không là những màu mực khác. Đơn giản là vì khi tôi viết tốc ký, viết tắt và có những ký hiệu chỉ riêng tôi hiểu, đôi khi làm cho cuốn vở của mình không đẹp lắm nên viết bút chì sẽ không làm xấu vở. Nói ra đây mong các bạn đừng cười chứ đây là quan điểm của riêng tôi thôi, mặc dù sách vở là vô tri vô giác nhưng nó lại là một kho tàng kiến thức, là hành trang ta vào đời nên tôi luôn trân trọng nó vì tôi nghĩ bất cứ sự trân trọng nào cũng được đền bù xứng đáng. Và tôi coi trọng sách vở của tôi cũng chính là coi trọng việc học và coi trọng chính bản thân mình.

       Bên cạnh đó cuốn sổ tay là trợ thủ đắc lực cho việc học của tôi, dùng để ghi chép những nội dung cần thiết của tất cả các môn học. Vì đầu óc của mình có hạn, không thể nhớ hết được kiến thức, cái quan trọng không phải là mình nhớ hết chúng mà quan trọng hơn là sau này khi tìm kiếm lại kiến thức mình biết là sẽ kiếm được thông tin mình cần ở đâu.

       Ngoài ra, bạn cần tạo cho mình một thư viện cá nhân, chúng ta chẳng cần phải mất nhiều tiền để mua những cuốn sách hay mà thay vào đó bạn có thể tìm thấy chúng trên internet, có thể những thông tin chúng ta tìm thấy trên net chưa cần cho những bài học ngày hôm nay nhưng nó lại giúp ích cho những khi ta cần sau này.

       Việc chọn chỗ ngồi học trên lớp cũng là yếu tố quan trọng không kém. Suốt 4 năm học ở giảng đường chỗ ngồi duy nhất của tôi là bàn đầu và đối diện với bàn giáo viên. Lợi thế khi ngồi bàn đầu là buộc ta phải tập trung cao độ, lắng nghe và ghi chép bài một cách chính xác nhất những gì mà giáo viên truyền đạt. Chỉ có ngồi bàn đầu ta mới có điều kiện phản hồi lại giáo viên một cách thuận lợi nhất và thêm một điều nữa tôi không nói chắc ai cũng biết, giáo viên sẽ đặc biệt có thiện cảm với ta hơn.

       Tôi cho rằng những điểm cao mà tôi đạt được một phần do tôi đoán được đề thi. Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của môn học đó, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra? Trong lúc nghe giảng bài, những điểm nào được thầy cô nhấn mạnh, chú ý, những chỗ dễ sai và gây nhầm lẫn thì đó sẽ là những điểm có khả năng xuất hiện trong đề thi nhiều nhất. Và khi đi học chuyên cần ta sẽ nắm được nội dung nào là quan trọng để tập trung ôn bài vào đó, tuy nhiên ta không được chủ quan mà bỏ qua những bài tập đơn giản thậm chí là dễ nhất.

        Ở mỗi môn học có những đặc trưng riêng, có những dạng bài tập khác nhau. Điều cần thiết là chúng ta phải làm đi làm lại các dạng bài tập cho thật nhuần nhuyễn, chúng ta phải thật sự đặt bút xuống viết chứ không nên xem bài một cách qua loa. Chỉ khi tự làm ta mới nhận ra chỗ nào ta hay nhầm lẫn nhất, dạng này khác dạng kia ở điểm nào. Có vậy khi vào phòng thi ta mới nhận dạng đề thi một cách nhanh chóng và tiến hành làm bài.

       Đối với một vấn đề nào đó, nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.

       Bạn cũng nên học với một vài người bạn để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc nội dung bài học. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã đúng chưa.

       Trong thời gian ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi, bạn cần thực hiện “cuộc càn quét”, sau khi đã ôn lại những gì đã học, cần tham khảo đề thi những năm trước để biết được mức độ của đề thi và bắt tay vào làm thử xem, những phần nào chưa chắc, chưa giải được ta sẽ ôn lại kỹ hơn đồng thời đó là chỉ dẫn về những kiến thức bạn cần bổ sung để tự tin hơn vào phòng thi.  

       Trong quá trình học tập của mình cũng như kết quả mà tôi đạt được ít nhiều có sự may mắn. Các bạn đã đọc cuốn sách “Bí mật của sự may mắn” chưa? Nếu chưa đọc thì tiếc lắm đấy! Đây là cuốn sách bán chạy nhất năm 2004, “cuốn sách làm bừng sáng cả thế giới". “May mắn trong cuộc sống không tình cờ đến, may mắn do chính chúng ta tạo ra. Để đạt được may mắn bạn cần có niềm tin và lòng kiên trì. Cần hiểu rằng may mắn chính là chuẩn bị những điều kiện lý tưởng cho những cơ hội khi nó đến, mà cơ hội thì lại chẳng liên quan gì đến may mắn hay sự tình cờ: nó đến với tất cả chúng ta. Vì ta có thể tạo ra may mắn bằng cách tạo ra các điều kiện, vì thế may mắn phụ thuộc vào chính bạn. Không bao giờ là quá trễ để bạn có thể tạo ra may mắn cho chính mình, và bạn có thể tìm được sự may mắn từ sự không may mắn, những thất bại, những bất hạnh của mình”. Đọc xong cuốn sách này tôi chiêm nghiệm lại chính bản thân mình, và cảm thấy rất đúng. Nếu bạn chăm chỉ học tập, thay đổi phương pháp học tập phù hợp, bạn sẽ thấy mình gặp may mắn nhiều, không phải may mắn tự dưng đến, nó chỉ đến với những ai biết cố gắng mà thôi. Trên đường đời, mỗi người chúng ta phải trả “học phí” để đạt được bất cứ điều gì có giá trị đáng kể. Bạn phải cho thì mới được nhận, những ai thành công đều phải “cho đi” một lượng lớn thời gian và công sức.

      Đừng biến mình thành một con mọt sách các bạn à. Chúng ta cần phải cân bằng giữa việc học và chơi, bổ sung cho nhau để học hiệu quả hơn. Chúng ta cần phải tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, của trường, của Đoàn thanh niên…Thông qua các hoạt động này không những các bạn rèn luyện được sức khỏe tốt, phát huy được sở trường của mình mà còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bạn bè, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa những người trong cùng một tập thể.

      Mỗi người trong chúng ta không ai là chưa từng thất bại. Và tôi nghĩ kinh nghiệm quý báu nhất để dẫn đến thành công chính là từ những thất bại mà chúng ta đã trải qua. Thật sự chúng ta có thể chẳng bao giờ nếm hương vị ngọt ngào của chiến thắng nếu chưa trải qua buồn tủi, đắng cay do thất bại. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc và muốn chia sẻ với các bạn đó là: “Những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó để biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác”. Và nói đến đây chắc các bạn cũng hiểu tôi muốn nói gì rồi phải không ?  Những gì mà tôi trình bày trên đây là chỉ muốn chúng ta trao đổi một chút bí quyết trong học tập với nhau còn điều quan trọng chính là biết khắc phục và tự rút kinh nghiệm từ những thất bại của chúng ta./.

      

                                                                                  Triệu Hoàng Xuyến      

         

 

 

       

 

 

 



 
Các thành viên đã Thank congthe vì Bài viết có ích:
22/12/2011 10:12 # 5
phuongmy
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 22/12/2011
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Chia sẻ kinh nghiệm học tập - cô Triệu Hoàng Xuyến


 Cô rất ấn tượng



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024