Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/05/2023 16:05 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
HỌC ĐÂU NHỚ ĐÓ


1. Cố gắng hiểu rõ những gì bạn đã học. Những điều bạn hiểu rõ sẽ được ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.

2. Nắm chắc những thông tin thiết yếu nhất. Bạn cần đặt thứ tự ưu tiên thật chính xác.

3. Điều cần lưu ý: Những thông tin nằm ở vị trí đầu tiên và cuối cùng trong một chuỗi thường được ghi nhớ tốt nhất (Hiệu ứng vị trí nối tiếp).

4. Chuyển sự chú ý của bạn từ chủ đề này sang chủ đề khác. Những ký ức na ná nhau có thể được trộn lẫn vào nhau (thuyết nhiễu loạn) và trở nên “lộn xộn”.

5. Học cả những điều đối lập. Ví dụ, nếu bạn đang học một ngoại ngữ mới, khi học từ “ban ngày” thì nên học thêm từ đối ngược với nó là ”ban đêm”. Những điều đối lập giúp ta ghi nhớ dễ dàng hơn.

6. Xây dựng “nơi chốn trong tưởng tượng” của riêng bạn. Ý tưởng chính là kết nối những điều bạn học với những sự vật hoặc vị trí cụ thể. Giả sử bạn đang học trong phòng của mình, hãy thử kết nối điều bạn đang cố ghi nhớ với một vật nào đó trong phòng. Lặp lại ý tưởng đó vài lần. Sau đó, cố gắng nhớ lại hình ảnh của căn phòng trông như thế nào và nhớ lại điều bạn đang học theo cách này.

7. Sử dụng “từ khóa”. Mục đích của kỹ thuật này là gắn kết điều cần ghi nhớ với một từ khóa. Để khi nhớ về từ khóa này, bạn sẽ ngay tức khắc nhớ ra điều mà bạn muốn.

8. Kết hợp từ mới với những gì bạn đã học được. Nếu học một ngôn ngữ mới, bạn có thể ghi nhớ từ mới dựa trên những điều bạn đã biết.

9. Bịa ra một câu chuyện. Nếu cần phải ghi nhớ nhiều thông tin theo một thứ tự nhất định, hãy thử sắp xếp từng ý nhỏ vào với nhau thành một câu chuyện. Đặc biệt, bạn phải để cho những ý nhỏ ấy được kết nối với nhau theo mạch logic để dễ ghi nhớ và không bị lẫn lộn thứ tự.

10. Sử dụng máy ghi âm. Ghi âm những thông tin bạn đang học và nghe lại bản ghi âm đó nhiều lần. Phương pháp này hiệu quả nhất cho những ai có khả năng ghi nhớ tốt các thông tin thoại.

11. Hình dung cụ thể. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học thuộc hay ghi nhớ. Làm như vậy sẽ giúp tăng cường sức mạnh của bộ nhớ.

12. Chọn những nguồn tư liệu tốt nhất. Không nên dùng những cuốn sách hay phương pháp học đã cũ và lỗi thời. Sự vật, hiện tượng có thể thay đổi rất nhiều kể từ khi cuốn sách được viết. Do đó, đừng lãng phí thời gian vào những thứ có nhiều nguy cơ sai sót.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024