Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
VẮC XIN PHẾ CẦU PREVENAR 13 BẢO VỆ PHỔI, TẠO “MIỄN DỊCH CHÉO” VỚI COVID-19


Phế cầu khuẩn gây ảnh hưởng đến phổi như thế nào?

Phổi là bộ phận quan trọng trong cơ thể với vai trò chính là trao đổi khí. Đây là một trong những cơ quan có sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ kém nên rất dễ bị tổn thương. Hơn nữa, ngày nay dân số đông, nền kinh tế phát triển mạnh kéo theo số lượng nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông tăng nhanh. Điều này khiến bụi mịn, khí độc ngày càng nhiều. Cùng với khói thuốc lá, vi khuẩn, virus,… sẽ khiến phổi dễ bị “tấn công” và tỷ lệ biến chứng nguy hiểm cao.

Vi khuẩn phế cầu có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae, chúng thường trú ở vùng hầu họng và nằm yên trong cơ thể người khoẻ mạnh. Phế cầu khuẩn thường trú ở đường hô hấp trên của 30-75% trẻ em khỏe mạnh; 30% người lớn. Đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất liên quan đến các bệnh đồng nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm). Khi hệ miễn dịch của con người bị suy giảm hoặc mắc một bệnh lý nào đó, “thời cơ” của phế cầu. Ngay khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn phế cầu tấn công vào phổi đầu tiên và nặng nề nhất, chúng tấn công làm tổn thương phổi, hệ hô hấp, gây các bệnh lý nguy hiểm và lây lan cho bất kỳ ai thông qua giọt bắn.

Phế cầu gây bệnh phổ biến ở 3 nhóm tuổi chính, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn trên 60 tuổi và nhóm người có bệnh nền mãn tính như phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tim mạch, tiểu đường,… Bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra có 2 nhóm: bệnh do phế cầu không xâm lấn và bệnh do phế cầu xâm lấn. Bệnh do phế cầu không xâm lấn là những bệnh tại chỗ như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phổi cộng đồng… Bệnh do phế cầu xâm lấn gồm 4 bệnh nguy hiểm nhất là viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Thực tế cho thấy, phế cầu khuẩn là tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân Covid-19, COPD, cúm,… Nếu một người đồng nhiễm Covid-19 và phế cầu, khả năng tử vong tăng lên 20 lần so với những người bình thường; những người bị phế cầu xâm lấn từ 3-27 ngày sau đó họ bị nhiễm Covid-19, khả năng tử vong tăng lên gấp 3 lần. Không chỉ gây bệnh nặng, nguy cơ để lại nhiều di chứng ở hệ thần kinh, hệ hô hấp… mà vi khuẩn phế cầu ngày càng kháng kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém.

phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn tàn phá phổi không kém Covid-19, khi tấn công vào hệ hô hấp gây nhiễm trùng đường thở, viêm phổi,… gây suy hô hấp và tử vong

Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là 4 bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 50% ở nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già. Riêng với viêm phổi do phế cầu khuẩn, ban đầu người bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng tương tự cảm cúm như: Sốt, hắt hơi, ho,… Những ngày tiếp theo, bệnh có thể phát triển thành viêm phổi cấp tính, sau đó là viêm phổi nặng, nguy hiểm hơn nếu đồng mắc với Covid-19. Lúc này, phổi bị tàn phá nghiêm trọng, dẫn đến suy hô hấp nên người bệnh sẽ khó thở, thậm chí là không thể thở được, phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy thở mới có thể thở được. Ở giai đoạn này, nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người bị viêm phổi nặng sẽ tử vong. Nếu may mắn không tử vong thì phổi cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Các biến thể virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến (dòng phụ BA.2 và BA.5 của chủng Omicron) với độc lực cao hơn, tỷ lệ người bệnh từng nhiễm và tái nhiễm Covid-19 rất cao trong cộng đồng, lúc này việc bảo vệ hệ hô hấp trước những virus, vi khuẩn như phế cầu khuẩn là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với người “cựu F0” phải cẩn trọng đối với những bệnh lý đường hô hấp do phế cầu khuẩn vì hệ hô hấp lúc này đã có tổn thương tiềm ẩn, có những yếu tố suy giảm đề kháng, nếu bị tấn công thêm lần nữa sẽ gặp phải những diễn tiến, biến chứng rất phức tạp. Bảo vệ phổi hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa tác nhân gây tổn thương cho phổi như phế cầu khuẩn, từ đó ngừa các bệnh kể trên.

Vắc xin phế cầu khuẩn – lá chắn bảo vệ lá phổi khỏi các bệnh do phế cầu khuẩn

Các bệnh do phế cầu khuẩn, đặc biệt viêm phổi do phế cầu luôn nằm trong top những bệnh gây tử vong cao có thể phòng tránh hiệu quả nhờ tiêm chủng và vắc xin. Tỷ lệ tử vong trung bình của viêm phổi do phế cầu vào khoảng 7% và tăng theo độ tuổi. Đại dịch Covid-19 quay trở lại, người đồng mắc Covid-19 và viêm phổi do phế cầu có thể tăng nguy cơ tử vong lên gấp 20 lần so với người chỉ mắc Covid-19 thông thường.

Các nghiên cứu từ các tổ chức y tế quốc tế như WHO, CDC của Mỹ, cũng như của Anh và các nước châu Âu, việc tiêm chủng sớm vắc xin phế cầu ở giai đoạn hậu Covid-19 góp phần quan trọng bảo vệ lá phổi, đường hô hấp, cũng như cải thiện mức độ lây lan cũng như các biến chứng nặng của Covid-19.

Một nghiên cứu gần đây của bệnh viện Mayo (Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ tập trung vào chăm sóc sức khỏe tổng hợp, giáo dục và nghiên cứu) cho thấy khả năng tạo miễn dịch chéo giữa tiêm vắc xin phế cầu và khả năng miễn dịch Covid-19, người lớn tuổi được tiêm vắc xin Prevenar-13 có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn 35% so với người lớn không được tiêm chủng. Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác với trẻ em và người lớn cho thấy vắc xin phế cầu có khả năng bảo vệ từ 23-49% chống lại các virus hô hấp liên quan đến viêm phổi, bao gồm cả virus SARS-CoV-2 ở người.

Đặc biệt, nghiên cứu từ Kaiser Permanente – Tổ chức chăm sóc y tế hàng đầu ở Mỹ đã chỉ ra rằng ở người trên 65 tuổi, những người tiêm vắc xin Phế cầu 13 có:

  • 35% giảm nguy cơ chẩn đoán Covid-19.
  • 32% giảm nguy cơ nhập viện do Covid-19.
  • 32% giảm nguy tử vong do Covid-19.

Vì vậy, ngoài ngăn chặn các bệnh do phế cầu, tiêm phòng phế cầu giúp giảm thiểu nguy cơ mắc cũng như các biến chứng nặng từ Covid-19. Bất kỳ ai cũng cần được tiêm vắc xin phế cầu, đặc biệt nhóm đối tượng yếu thế như:

  • Trẻ dưới 5 tuổi: Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc và gặp các biến chứng nặng nề do phế cầu, tỷ lệ tử vong cao như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa,…
  • Người mắc bệnh lý nền mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch như: ung thư, đái tháo đường và các bệnh về gan, phổi, thận, tim mạch,… Đây là nhóm đối tượng tăng nguy cơ gặp biến chứng nặng, dễ tử vong do phế cầu khuẩn nên tiêm vắc xin phế cầu trở nên cần thiết.
  • Người trên 65 tuổi bất kể tình trạng bệnh lý, đặc biệt người chưa được tiêm vắc xin phế cầu cộng hợp (Pneumo 23) trước đây. Đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, khả năng tự bảo vệ dễ bị tổn thương và diễn biến nặng .
  • Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với người dễ tổn thương như: nhân viên y tế, thành viên gia đình chăm sóc người cao tuổi,… cũng cần tiêm phòng vắc xin phế cầu để giảm nguy cơ lây nhiễm.
đối tượng dễ mắc bệnh đường hô hấp
Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao diễn tiến nặng và tử vong nếu mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp

Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang có 2 loại vắc xin phế cầu là: vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trẻ dưới 6 tuổi (trước sinh nhật năm thứ 6) và vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền. Vắc xin phế cầu ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh,…

Loại vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) Synflorix (Bỉ) 
Đối tượng Trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền. Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến trước sinh nhật tuổi thứ 6.
Lịch tiêm  Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi:  

 

*Lịch tiêm gồm 4 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
  • Mũi 4 (mũi nhắc lại): sau 8 tháng kể từ mũi thứ 3

(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).

Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):  

*Lịch tiêm gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 là 6 tháng.

(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)

Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):  

*Lịch tiêm gồm 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.

Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23):  Lịch tiêm 01 mũi.

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

 

* Lịch tiêm gồm 4 mũi:

  • 3 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 1 tháng
  • Mũi nhắc lại: 6 tháng kể từ mũi thứ 3 (Nếu trên 1 tuổi, mũi 3 có thể cách mũi 2 là 2 tháng)

Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

*Lịch tiêm gồm 3 mũi:

  • 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2, nếu trên 1 tuổi, mũi 3 có thể cách mũi 2 là hai tháng

Trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

*Liệu trình tiêm gồm 2 mũi: 

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  •  

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024