Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
BỆNH VIÊM PHỔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI THƯỜNG GẶP


Viêm phổi là bệnh gì?

Viêm phổi là tình trạng viêm các nhu mô phổi, gồm viêm phế nang phổi, viêm túi phế nang, viêm tổ chức liên kết khe kẽ. Khi một người bị viêm phổi, các phế nang chứa đầy mủ và chất lỏng, khiến cho người bệnh đau đớn khi hít thở cũng như suy giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể.

Viêm phổi là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới và để lại nhiều gánh nặng bệnh tật ở người trưởng thành. Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, trẻ em và người lớn tuổi có thể được phòng ngừa khỏi viêm phổi nhờ các loại vắc xin.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm, nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền hoặc hệ miễn dịch suy yếu.

Theo tổ chức Y tế thế giới – WHO, viêm phổi giết chết 740.180 trẻ dưới 5 tuổi (thống kê vào năm 2019), chiếm 22% tổng số ca tử vong của trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Trong đó, số ca tử vong cao nhất tập trung ở Nam Á và châu Phi. (1)

Phân loại theo tác nhân gây bệnh, có 4 loại viêm phổi là: viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virus, viêm phổi do nấm và viêm phổi do hóa chất.

Phân loại theo nguồn lây nhiễm, có 2 loại viêm phổi là viêm phổi bệnh viện và viêm phổi mắc phải cộng đồng.

Một số tác nhân truyền nhiễm gây ra viêm phổi phổ biến là các loại vi khuẩn và virus, như:

  • Vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong do phế cầu khuẩn là 10-20% và có thể lên đến 50% ở nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 65 tuổi.
  • Vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib) là nguyên nhân phổ biến thứ 2 của viêm phổi do vi khuẩn. Vi khuẩn Hib sống ký sinh ở hầu họng, có thể xâm nhập vào các phế nang gây viêm phổi, xâm nhập vào dịch não tủy gây viêm màng não; xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.
  • Virus hợp bào hô hấp là loại virus phổ biến nhất gây viêm phổi.
  • Ở trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV, Pneumocystis jiroveci là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi, gây ra ít nhất 1/4 tổng số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phổi tùy thuộc vào những biến chứng của bệnh.

Biến chứng viêm phổi nguy hiểm

Viêm phổi thường gây tổn thương ở phổi nhưng các biến chứng viêm phổi lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngay cả khi được điều trị, một số người bị viêm phổi, đặc biệt người có nguy cơ cao, có thể gặp các biến chứng. Nguy cơ, cách điều trị và thời gian hồi phục tùy thuộc vào tác nhân nhiễm trùng, tuổi và bệnh lý nền trước khi bị viêm phổi.

hậu quả mắc viêm phổi

Đối với hệ hô hấp

Biến chứng đầu tiên của bệnh viêm phổi là đối với hệ hô hấp. Virus và vi khuẩn xâm nhập vào phổi qua đường thở, gây nên tình trạng viêm ở các phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp với các biểu hiện như ho, khó thở. Khi hít thở, có thể có cảm giác đau ngực khi hít thở sâu; hơi thở ngắn hơn.

1. Áp xe phổi

Viêm phổi nặng do vi khuẩn và đôi khi do nấm hoặc ký sinh trùng dẫn đến tích tụ một lượng mủ lớn trong khoang phổi, gọi là áp xe phổi. Áp xe phổi có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Áp xe phổi nguyên phát phát triển trong một vùng viêm phổi. Áp xe phổi thứ phát xảy ra khi nhiễm trùng từ vùng khác của cơ thể lan đến phổi.

Áp xe phổi có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu trước đó bệnh nhân từng bị nhiễm khuẩn huyết, hệ miễn dịch suy yếu, nghiện rượu, từng bị bệnh nướu răng. Nam giới và người lớn tuổi thường dễ bị áp xe phổi khi viêm phổi hơn các đối tượng khác.

Cần gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, ho ra đờm, đổ mồ hôi đêm, không cảm thấy đói, sụt cân bất thường.

Tình trạng áp xe phổi có thể được phát hiện bằng các chẩn đoán hình ảnh như X-quang hay CT phổi; được điều trị bằng thuốc kháng sinh hay phải phẫu thuật dẫn lưu lượng mủ ra bên ngoài. Áp xe phổi nguy hiểm vì dẫn đến tình trạng hoại tử phổi (các mô phổi bị tổn thương nghiêm trọng) dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

2. Tràn dịch màng phổi

Một biến chứng viêm phổi khác có thể kể đến là tràn dịch màng phổi là tình trạng dịch ở màng phổi hình thành trong khoang màng phổi.

Màng phổi là 2 lớp mô bao quanh phổi, giúp phổi chuyển động nhịp nhàng khi thở. Khi bị nhiễm trùng, màng phổi sưng lên, đau buốt khi hít vào. Nếu không được điều trị, khu vực giữa màng phổi chứa đầy chất lỏng, gọi là tràn dịch màng phổi. Khi chất lỏng này bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng phù nề (phù thũng).

Tràn dịch màng phổi do hậu quả bệnh viêm phổi được phân loại nhỏ hơn, gồm:

  • Tràn dịch không biến chứng hoặc nhẹ: Tình trạng tràn dịch chảy tự do và chưa bị nhiễm khuẩn.
  • Tràn dịch phức tạp: Tràn dịch đã bị nhiễm khuẩn hoặc các vi sinh vật khác (ví dụ: nhuộm gram dương tính hoặc bằng chứng sinh hóa về tình trạng viêm rõ rệt).
  • Phù nề: Có mủ trong khoang màng phổi, có thể phát triển khi vi khuẩn sinh mủ xâm nhập khoang màng phổi, hoặc từ một vùng viêm phổi lân cận, hay do tác động trực tiếp (như do chấn thương nặng) hoặc các nguồn khác.
  • Tràn dịch phức hợp: Tình trạng tràn dịch có các vị trí bên trong (vách ngăn).
  • Tràn dịch đơn độc: Tràn dịch không có vách ngăn bên trong (không nhất thiết phải chảy tự do).

Cần gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như đau ngực trầm trọng khi hắt hơi, thở, ho; sốt; khó thở; không thể thở sâu vì đau; đau lan đến lưng hoặc vai.

Khi nghi ngờ có tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể cho chụp X-quang phổi, siêu âm phổi hay CT scan ngực. Đo điện tim cũng có thể được thực hiện để loại trừ nguyên nhân do tim. Tình trạng tràn dịch màng phổi và phù phổi được xử lý bằng thủ thuật dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể và dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

3. Suy hô hấp và Suy hô hấp cấp Acute respiratory distress syndrome (ARDS)

Khi phổi không thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết vào máu và không thể loại bỏ CO2, suy hô hấp có thể xảy ra, với các dấu hiệu như thở nhanh, khó thở, buồn ngủ, lú lẫn… Đối với những người lớn tuổi có bệnh rối loạn tắc nghẽn phổi mãn tính – COPD, hô hấp sẽ trở nên khó khăn hơn khi bị nhiễm trùng dẫn đến viêm phổi. Khi các chất lỏng tích tụ trong các phế nang, trong các lớp mô và khoang ngực, màng bảo vệ giữa mạch máu và túi khí bị tổn thương, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm xuống, sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp và suy hô hấp cấp tính – ARDS, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) được mô tả lần đầu tiên năm 1967, trong đó màng phế nang mao mạch của phổi bị tổn thương cấp tính do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng. ARDS khiến các cơ quan khác như tim, thận và dạ dày không nhận được lượng oxy cần thiết để hoạt động. ARDS thường là kết quả của nhiễm trùng hoặc chấn thương. ARDS không chỉ bao gồm suy hô hấp mà còn suy các cơ quan quan trọng khác như gan và thận.

ARDS thường xảy ra trong môi trường bệnh viện khi bệnh nhân đang được điều trị nhiễm trùng hoặc chấn thương. Khi bị suy hô hấp cấp ARDS do biến chứng viêm phổi, có thể phải nhập viện để sử dụng máy thở.

Cần nhập viện ngay khi có các triệu chứng như thở nhanh, lú lẫn, lo lắng, mệt mỏi, bồn chồn, đổ mồ hôi, mất ý thức, nhịp tim đập nhanh, không đều, da đầu ngón tay hoặc môi xanh tím, cảm thấy như không có đủ không khí.

tác hại viêm phổi

Đối với hệ tuần hoàn

Nếu tác nhân gây ra viêm phổi là vi khuẩn, khi chúng xâm nhập vào máu sẽ dẫn đến các biến chứng ở hệ tuần hoàn như nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và suy tim.

1. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết (bacteremia) là biến chứng của bệnh viêm phổi đặc biệt nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng vì gây tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong nhanh chóng do sốc nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết xảy ra do vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi xâm nhập được vào máu.

Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, gọi là sốc nhiễm trùng (septic shock). Sốc nhiễm trùng là phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng trong máu, khiến huyết áp bị giảm xuống quá thấp, tim không bơm đủ máu để nuôi các cơ quan dẫn đến những tổn thương hoặc cơ thể ngừng hoạt động.

Cần phải nhập viện ngay khi có các dấu hiệu của sốc nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, thở nhanh, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, rối loạn nhận thức, lú lẫn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Những người trên 65 tuổi có nguy cơ phải nhập viện do nhiễm trùng huyết cao gấp 13 lần so với nhóm dân số khác. Ngoài ra những người bị bệnh mãn tính và suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết do tác hại của viêm phổi.

2. Suy tim

Tình trạng viêm phổi khiến lượng oxy cung cấp cho các cơ quan quan trọng như tim, gan và thận bị giảm đi nhiều, khiến những cơ quan này bị tổn thương. Suy tim do biến chứng viêm phổi xảy ra có thể do vi khuẩn xâm nhập vào tim, hoặc có thể do tình trạng căng thẳng của bệnh tật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc do cơ thể không cung cấp đủ oxy cho tim.

Một kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 20% những người đang nằm viện do viêm phổi cũng có vấn đề về tim. Nguy cơ gặp vấn đề về tim liên quan đến viêm phổi cao hơn ở người lớn tuổi, đang nhập viện hoặc có tiền sử bệnh tim.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng suy tim bằng cách đo điện tim, xét nghiệm máu, siêu âm tim, X-quang ngực…

Đối với hệ bài tiết

1. Suy thận

Suy thận xảy ra sau khi bị nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, tim không bơm đủ máu để nuôi thận. Đây không phải là một biến chứng phổ biến của viêm phổi nhưng là biến chứng nghiêm trọng vì thận sẽ ngừng hoạt động nếu không được cung cấp đủ máu.

Các triệu chứng của suy thận gồm: lú lẫn, hôn mê, kiệt sức, khó thở, buồn nôn, đau ngực, động kinh, nhịp tim bất thường, đi tiểu ít hơn bình thường, sưng ở mắt cá chân, chân, bàn chân.

viêm phổi nguy hiểm không

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm phổi biến chứng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi lây lan sang các bộ phận khác như vào đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.

Đối với hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus. Một người có hệ thống miễn dịch suy yếu do một tình trạng như HIV hoặc ung thư đang hóa trị, xạ trị sẽ có nguy cơ cao bị viêm phổi và các biến chứng khác. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng xâm lấn phổ biến nhất ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.

Các nhóm bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch gồm người có HIV; người cấy ghép tế bào và cơ quan tạo máu; bệnh lý ác tính đang được hóa trị, xạ trị; suy giảm miễn dịch nguyên phát và các bệnh tự miễn; suy giảm miễn dịch mắc phải do sử dụng steroid lâu dài.

Viêm phổi ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch thường phức tạp do bội nhiễm, xuất hiện các biến chứng nhiễm trùng huyết, tràn khí màng phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính ARDS.

Đối với hệ cơ

Khi bị viêm phổi do vi khuẩn hay virus, cơ thể tìm cách chống lại tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến yếu hoặc đau cơ. Những bệnh nhân bị viêm phổi thường có những cơn đau ngực dữ dội, lan ra sau lưng, làm cho khó thở. Cơn đau ngực có thể là do có tổn thương nhu mô phổi, tràn khí màng phổi.

Đối với hệ tiêu hóa

Ở một số trường hợp bị viêm phổi, người bệnh có các triệu chứng nôn hay buồn nôn. Các chuyên gia vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này của viêm phổi. Tiêu chảy cũng là một trong những ảnh hưởng của viêm phổi đến hệ tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy và nôn ói, người bệnh dễ bị mất nước nên cần được chăm sóc y tế ngay.

Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm phổi?

1. Tiêm ngừa vắc xin

Hiện nay có 14 loại vắc xin có thể giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng gây viêm phổi:

  • Vắc xin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn: có 2 loại, gồm Synflorix và Prevenar 13
  • Vắc xin ngừa viêm phổi do virus cúm: có 4 loại, gồm Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), IVACFLU-S (Việt Nam), GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc)
  • Vắc xin ngừa viêm phổi do não mô cầu: có 2 loại, gồm Menactra (Mỹ) và VA-Mengoc-BC (Cu Ba).
  • Vắc xin ngừa viêm phổi do vi khuẩn Hib: có 5 loại, gồm vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) và Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) , Infanrix IPV + Hib (Pháp) và vắc xin Quimi-Hib.

tiêm vắc xin phòng viêm phổi

2. Theo dõi sức khỏe định kỳ

  • Theo dõi kỹ nếu có các bệnh nền như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch.
  • Ở trẻ em bị nhiễm HIV, thuốc kháng sinh cotrimoxazol được dùng hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

3. Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Lau chùi và khử khuẩn các bề mặt có nhiều tiếp xúc.

4. Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Nếu bạn bị viêm phổi, nên tránh xa những người khác để tránh lây nhiễm bệnh cho họ.
  • Khi ho hoặc hắt hơi nên che lại bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay hay ống tay áo của bạn.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc.
  • Tránh ô nhiễm không khí trong nhà.

4. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng đầy đủ giúp cải thiện sức đề kháng tự nhiên của trẻ, bắt đầu bằng việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Ngoài việc phòng ngừa viêm phổi, miễn dịch từ mẹ truyền sang giúp trẻ nhanh hồi phục hơn khi mắc bệnh.

Viêm phổi là bệnh rất nguy hiểm, biến chứng viêm phổi có thể xảy ra ở các cơ quan khác nhau, trong đó có những biến chứng có thể gây tử vong nhanh chóng như suy hô hấp do tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, nhiễm trùng huyết, suy tim, suy thận. Có thể tránh những biến chứng nguy hiểm của viêm phổi bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024