Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
VIÊM PHỔI DO PHẾ CẦU KHUẨN: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA


Viêm phổi do phế cầu khuẩn là gì?

Viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn phế cầu là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, gây nhiễm trùng tại phổi, làm phổi bị tổn thương và viêm, bệnh có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. Vi khuẩn này trú ngụ ở vùng mũi họng của tất cả những người khỏe mạnh bình thường. Có đến gần 50% trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong mũi họng, chỉ chờ gây bệnh ngay khi có điều kiện thuận lợi.

Vì lý do đó, các bệnh do phế cầu, nhất là viêm phổi rất dễ bùng phát ở những người có hệ miễn dịch kém như trẻ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng hoặc người mắc các bệnh mạn tính…

Theo bác sĩ Vũ Thị Toàn, phế cầu khuẩn gây ra các bệnh phế cầu xâm lấn (viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi) có tỉ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề; và phế cầu không xâm lấn (viêm phổi, viêm tai giữa) có tần suất mắc cao, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người lớn, sự phát triển và tương lai của trẻ em.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra, viêm phổi là bệnh lây nhiễm gây tử vong số một đối với trẻ em mà nguyên nhân hàng đầu là do vi khuẩn phế cầu. Viêm phổi không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ mà còn là gánh nặng lớn đối với gia đình, xã hội và ngành y tế.

Trước những mối đe dọa gây ra bởi viêm phổi, Liên minh Toàn cầu Phòng chống Viêm phổi Trẻ em đã đưa ra lời kêu gọi với những hành động cấp thiết để kết thúc tình trạng tử vong do căn bệnh hoàn toàn có thể tránh khỏi này vào năm 2030.

 

Viêm phổi do phế cầu khuẩn: biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

 

Triệu chứng của viêm phổi do phế cầu khuẩn

Cũng giống với các triệu chứng nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp thông thường khác, khi vi khuẩn phế cầu tấn công gây viêm phổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều… Khi bị viêm phổi, trẻ nhỏ dễ có nguy cơ diễn tiến nặng, triệu chứng ban đầu thường là ho nhiều, sốt cao, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh (40-50 lần/phút). Một em bé nếu mắc viêm phổi nặng có suy hô hấp có thể phải vào thở máy sẽ thêm nhiều yếu tố đe dọa.

Đối với người lớn, viêm phổi gây ra các biểu hiện như sốt cao, ho dữ dội, ớn lạnh, đau tức ngực, đau đầu, cứng cổ, đau tai. Trong một số trường hợp người lớn bị viêm phổi do phế cầu khuẩn nghiêm trọng sẽ gây ra những tổn thương lâu dài, thậm chí có thể tử vong.

Đường lây truyền của viêm phổi do phế cầu khuẩn

Điều khiến phế cầu khuẩn trở nên rất phổ biến trong cộng đồng là tính chất lây truyền, nó có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi hắt hơi, ho, đặc biệt trong môi trường sống hoặc lớp học đông đúc chật chội, từ đó xâm nhập vào cơ thể và gây ra viêm phổi.

Thống kê cho thấy, phế cầu khuẩn là căn nguyên gây viêm phổi cao nhất hiện nay, chiếm khoảng 30-50% các trường hợp viêm phổi. Tỷ lệ mắc phế cầu khuẩn tập trung nhiều nhóm lứa tuổi dưới 5 tuổi và trên 54-64 tuổi, đặc biệt cao trên 85 tuổi.

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh viêm phổi do phế cầu, tuy nhiên trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, gan, suy thận, đái tháo đường, người nhiễm HIV, người nghiện rượu, người mắc bệnh ung thư… dễ bị “hạ gục” bởi vi khuẩn phế cầu. Trên nền bệnh mãn tính, phế cầu khuẩn có thể làm bệnh cảnh trở nên nặng nề hơn, và tỷ lệ tử vong ở những đối tượng này cũng cao hơn.

 

Viêm phổi do phế cầu khuẩn: biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

 

Biến chứng của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Viêm phổi do phế cầu thường diễn tiến nhanh, để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu may mắn khỏi bệnh cũng có thể mắc biến chứng mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần kinh… Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2.9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.

Biến chứng tại chỗ

  • Tràn dịch màng phổi.
  • Tràn dịch màng ngoài tim.

Biến chứng xa

  • Viêm màng não.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Viêm nội nhãn.
  • Viêm phúc mạc.

Điều đáng nói, viêm phổi do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)… không chỉ lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tiến triển phức tạp mà chúng còn kháng kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị và cứu sống người bệnh, tạo áp lực lên ngành y tế và toàn xã hội khi các loại kháng sinh điều trị trở nên kém hiệu quả.

 

Viêm phổi do phế cầu khuẩn: biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa

 

Phòng ngừa bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn

Trước khi có vắc xin, các bệnh lý do phế cầu nói chung và viêm phổi nói riêng tác động nặng nề đến cộng đồng: trẻ em bệnh tật, đau đớn kéo dài, người lớn giảm năng suất lao động, bệnh nặng thì tử vong, nếu may mắn thoát khỏi vẫn mất mát về thời gian, tiền bạc, áp lực về tinh thần, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Bác sĩ Vũ Thị Toàn cho biết, để bảo vệ khỏi vi khuẩn phế cầu và các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, cần tạo môi trường sống lành mạnh, không khói bụi, ô nhiễm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng ngừa vi khuẩn phế cầu là một phương pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ em, người lớn, đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Hiện nay Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phế cầu cho cả trẻ em và người lớn, là vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và vắc xin Prevenar 13 (Bỉ), có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. “Trẻ trên 5 tuổi, người lớn, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mãn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 với lịch tiêm 1 mũi duy nhất” – bác sĩ Vũ Thị Toàn nhấn mạnh.

 

Vắc xin Synflorix (Bỉ) Prevenar 13 (Bỉ)
Phòng bệnh Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính. Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính.
Đối tượng Trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Trẻ nhỏ từ 6 tuần, người lớn, người cao tuổi có bệnh lý mãn tính.
Lịch tiêm Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

 

* Lịch tiêm 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.

Trẻ từ 7-11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.

Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:

 

* Lịch tiêm 3 liều cơ bản:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11-15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn:

  • Tiêm 1 mũi duy nhất.
  •  

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024