Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
HPV 35 GÂY NÊN NHỮNG BỆNH GÌ? PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?


1. Nhóm virus HPV nguy cơ cao

HPV với tên gọi đầy đủ Human Papiloma Virus, là virus gây u nhú ở người, là tác nhân gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hàng đầu. Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau, tính đến thời điểm hiện tại đã xác định được hơn 100 chủng virus HPV khác nhau, trong đó có trên 40 chủng lây nhiễm qua đường tình dục, có nguy cơ cao gây ra các căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

Theo kết quả khảo sát và thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH Hoa Kỳ), 99,7% các trường hợp ung thư tế bào vảy ở cổ tử cung phụ nữ trên thế giới có liên quan đến virus HPV. Tuy nhiên, người bệnh sẽ xuất hiện các bệnh lý cùng các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào chủng virus HPV mà cơ thể bị lây nhiễm. Một số chủng HPV chỉ gây các nốt mụn hoặc mảng mụn trên bề mặt da, nhưng một số lại nguy hiểm hơn, xâm nhập và gây bệnh ở bên trong các tế bào sinh dục, gây ra các căn bệnh ung thư ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn,…

Virus HPV được phân chia rõ ràng thành 2 phân nhóm dựa trên nguy cơ gây ung thư, bao gồm:

  • Phân nhóm nguy cơ thấp: là nhóm các type HPV tương đối lành tính, bao gồm HPV type 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81 và CP6108. Chúng gây ra các bệnh lý phổ biến như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.
  • Phân nhóm nguy cơ cao: là nhóm các type HPV rất nguy hiểm, có nguy cơ gây ung thư biểu mô xâm lấn cao, gây tổn thương ở nội mô vảy, bao gồm HPV type 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68, 73 và 82. Chúng gây ra các bệnh lý phổ biến như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư trực tràng,…

Trong phân nhóm các type HPV nguy cơ cao, 2 chủng HPV phổ biến và nguy hiểm nhất là HPV type 16 và HPV 18, chúng là tác nhân gây ra khoảng 50% trường hợp tiền ung thư cổ tử cung cấp độ cao và khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.

HPV 16 và 18 là 2 chủng virus HPV phổ biến và nguy hiểm nhất, gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung và 50% trường hợp tiền ung thư cổ tử cung – cấp độ cao. HPV 35 cùng các anh em của nó HPV 31 và HPV 33 là các chủng virus HPV có nguy cơ gây ra ung thư hoặc tiền ung thư và các tổn thương loạn sản phổ biến tiếp theo.

virus hpv 35
HPV 35 thuộc phân nhóm các type HPV có nguy cơ gây ung thư cao, nhất là ung thư cổ tử cung

2. HPV 35 là gì?

HPV 35 là một chủng virus HPV gây u nhú ở người, thuộc phân nhóm các type HPV nguy cơ cao. HPV 35 có phân tử lượng rất nhỏ, nên có khả năng hoạt động ở cấp độ tế bào, gây hại và làm biến đổi các gen tế bào nơi mà HPV 35 bám đậu, khiến hoạt động của tế bào bị rối loạn, sinh ra các khối u ác tính và dẫn đến ung thư.

HPV 35 lưu hành khá phổ biến ở nhiều quốc gia, chỉ sau HPV 16 và 18. Theo kết quả thống kê của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH Hoa Kỳ), HPV 35 được phát hiện trong khoảng 2% các trường hợp ung thư trên toàn thế giới, con số này sẽ cao hơn ở một vài quốc gia nhất định. Ngoài ra, trong một nghiên cứu kiểm soát trường hợp quốc tế, HPV 35 cùng với HPV 16 và 59) được xếp hạng trong số các type HPV gây ung thư có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao nhất. [1]

HPV 35 lây nhiễm qua đường tình dục là phổ biến nhất, chúng lây nhiễm thông qua niêm mạc, các vết thương hở, xâm nhập vào lớp đáy của biểu bì và xâm nhập dần dần vào nhân tế bào, khiến tế bào bị đột biến gen. Các tế bào bị biến đổi gen sẽ hoạt động bất thường, phân chia DNA nhanh chóng và dần biểu hiện trực quan dưới dạng các khối u ác tính và các u nhú trên bề mặt da.

Trong các chủng virus HPV, HPV 35 xếp thứ 8 về mức độ phổ biến trong việc gây ra ung thư biểu mô cổ tử cung vảy và xếp thứ 7 trong những trường hợp nhiễm virus HPV không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. [2]

HPV 35 có thể lây truyền từ người sang người thông qua những tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm bệnh như quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung khăn tắm, bát đĩa, nằm chung giường, tiếp xúc va chạm thông thường, từ mẹ sang con khi chuyển dạ,…

Theo nghiên cứu của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH Hoa Kỳ), các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HPV 35 cao nhất bao gồm: người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn khi phát sinh quan hệ ngoài ý muốn, người có vết xước hay vết thương hở ở bộ phận sinh dục. [3]

ung thư cổ tử cung do hpv 35
HPV 35 – một trong những type HPV có nguy cơ gây ung thư cao, nhất là ung thư cổ tử cung

3. HPV type 35 gây nên những bệnh gì?

3.1. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ung thư ác tính, có nguy cơ gây tử vong cao hàng đầu ở nữ giới chỉ sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung phát triển từ từ, thầm lặng, thời gian ủ bệnh có thể lên đến trên từ 10-20 năm ở những người phụ nữ có hệ miễn dịch hoạt động bình thường và trong thời kỳ ủ bệnh sẽ không xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan, lơ là. Nếu ung thư cổ tử cung không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm, bệnh tình sẽ ngày càng diễn biến nghiêm trọng, khó điều trị và dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn.

Những triệu chứng bất thường sẽ diễn ra trên cơ thể của người phụ nữ khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc, bệnh lý bùng phát bao gồm: Chảy máu âm đạo bất thường, kinh nguyệt thất thường, đau rát khi tiểu tiện và quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo ngả màu xám đục và có mùi hôi khó chịu, đau rát vùng chậu,…

Ở giai đoạn muộn, ung thư cổ tử cung sẽ nhanh chóng di căn đến các tế bào của cơ quan khác trên khắp cơ thể như ruột, bàng quang, phổi,… gây ra các biến chứng nặng nề, tổn hại trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Các biến chứng gây hại cho phụ nữ do tế bào ung thư cổ tử cung di căn bao gồm: vô sinh, thu hẹp âm đạo, hình thành cục máu đông, phù hạch bạch huyết, lỗ rò bàng quang và âm đạo,…

Như trên đã đề cập, sự lây nhiễm và gây bệnh của HPV 35 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung bên cạnh HPV 16 và 59. Bởi HPV 35 được đặc trưng bởi 2 loại protein nhóm E là protein E6 và E7 với cơ chế ngăn cản quá trình hoạt động của các gen ức chế khối u, giúp cho các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển vượt ngưỡng kiểm soát, dẫn đến tình trạng mất ổn định, thay đổi gen, dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Theo thống kê từ Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), ước tính vào năm 2020 có khoảng 604 nghìn trường hợp được chẩn đoán là mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có đến 342 nghìn ca tử vong với 95% trường hợp được xác định do virus gây u nhú ở người gây ra. Tại Việt Nam, cứ 100 nghìn người phụ nữ, lại có 20 người bị mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có 11 người tử vong.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất là phụ nữ trong độ tuổi từ 35-40. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia đã ghi nhận độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, đây được xem là một dấu hiệu cảnh tỉnh cho xã hội về sự nguy hiểm và khả năng gây bệnh “đáng gờm” của HPV nói chung và HPV type 35 nói riêng.

Có thể thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung do HPV 35 gây ra là rất lớn, vừa đe dọa đến tính mạng, vừa tước đoạt thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải dương tính với HPV 35 là chắc chắn người bệnh bị ung thư cổ tử cung nhưng chắc chắn những đối tượng dương tính với HPV 35 sẽ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn người bình thường.

Sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm ung thư cổ tử cung nếu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Hiện nay, ung thư cổ tử cung vẫn có thể can thiệp điều trị bằng các phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, các phương pháp này vô cùng phức tạp và rất tốn kém, bao gồm phương pháp cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng và các hạch bạch huyết xung quanh.

hpv 35 gây ung thư cổ tử cung
Ước tính có hơn 900 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung vào năm 2022. Độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 49 tuổi.

3.2. Ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo là bệnh lý ung thư ác tính diễn ra trên biểu mô tế bào vảy ở lớp lót mặt trong của ống âm đạo. Ung thư âm đạo thường gây ra các triệu chứng bất thường liên quan đến âm đạo như: âm đạo xuất hiện khối u ác tính, chảy máu âm đạo bất thường, dịch tiết âm đạo lẫn máu và có mùi hôi, ngứa ngáy âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục, lở loét bên trong hoặc xung quanh âm đạo, rong kinh, khí hư âm đạo,…

Ung thư âm đạo cũng phát triển trong âm thầm, từ từ và hầu như không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, rất khó phát hiện nếu không được theo dõi, chẩn đoán, xét nghiệm định kỳ. Khi kết thúc thời kỳ ủ bệnh, ung thư âm đạo xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và bệnh nhân bước vào giai đoạn muộn, khó cứu chữa nhất.

Ung thư âm đạo thường có tỷ lệ cao xảy ra ở những đối tượng nữ giới trên 60 tuổi đang bước vào thời kỳ mãn hình. Virus HPV 35 xâm nhập vào cơ thể và tấn công vào các tế bào âm đạo, khiến tế bào âm đạo phát triển bất thường, rối loạn hoạt động trong DNA của nó, từ đó kích thích tế bào âm đạo phân chia nhanh chóng, tích tụ và hình thành khối u ác tính ở ống dẫn âm đạo, gây ra bệnh ung thư âm đạo. Các tế bào ung thư sau khi được hình thành có thể sẽ di căn sang các cơ quan lân cận, gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm hoặc thậm chí sinh ung thư ở các cơ quan tương ứng.

Sự lây nhiễm này HPV 35, gây ra ung thư âm đạo thường xuất phát từ việc quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc da kề da ở các vùng sinh dục, tiếp xúc với dịch tiết của bạn tình bị nhiễm bệnh qua đường miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục hoặc các vết thương hở.

Ung thư âm đạo vẫn có thể chữa trị được trong một vài trường hợp nhất định thông qua các phương pháp hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến như bóc tách hạch bạch huyết; phẫu thuật âm đạo cắt bỏ khối u ác tính, các bướu và các mô lành xung quanh; xạ trị bằng tia năng lượng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư; hóa trị bằng cách truyền dung dịch điều trị vào cơ thể nhằm ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Các phương pháp điều trị hiện tại hầu hết không mang lại hiệu quả triệt để, vẫn có nguy cơ tái phát lại, phải thực hiện điều trị nhiều lần, gây ra gánh nặng về tài chính và có thể gặp pháp nhiều tác dụng phụ xấu khác trong quá trình điều trị.

ung thư âm đạo do hpv 35
Ung thư âm đạo là bệnh ung thư rất hiếm gặp, có nguy cơ mắc phải cao ở các đối tượng nữ giới trên 60 tuổi

3.3. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là bệnh lý ung thư dạng mô tế bào vảy, u tế bào hắc tố hoặc biểu mô dạng mụn cóc, xảy ra khi các khối u ác tính hình thành bên trong niêm mạc của hậu môn.

Ung thư hậu môn hình thành khi virus HPV làm gen tế bào ở niêm mạc hậu môn bị đột biến, khiến các tế bào này rối loạn hoạt động, nhân lên nhanh chóng và liên tục tích lũy thành khối u ác tính. Các tế bào ung thư ở niêm mạc hậu môn này có thể phân tách khỏi khối u ban đầu và di căn, xâm lấn sang các cơ quan khác trong cơ thể như phổi và gan, gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ở giai đoạn sớm, ung thư hậu môn không xuất hiện các triệu chứng bất thường điển hình hoặc có xuất hiện triệu chứng nhưng rất khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn với với các bệnh về đường tiêu hóa thông thường như tiêu chảy, táo bón, trĩ,… Khi ung thư hậu môn bùng phát, các triệu chứng sẽ biểu hiện ở mức độ nặng hơn như chảy máu hậu môn hoặc trực tràng; ngứa rát, đau nhức hậu môn và các vùng xung quanh; có chất dịch nhầy màu bất thường và có mùi hôi chảy ra từ hậu môn; đi phân lỏng, chảy nhớt và hắc ín; có khối u trong hậu môn, đại tiện nhiều hơn và không tự chủ;…

Trên thực tế, ung thư hậu môn là bệnh lý về ung thư có mức độ phổ biến thấp và hiếm gặp, nhưng mức độ nguy hiểm vô cùng lớn. Từ thống kê của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư hậu môn trên thế giới là 1/100.000. Trong giai đoạn 2009-2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận 71 trường hợp mắc ung thư hậu môn ở giai đoạn muộn.

Gần giống với các bệnh ung thư khác, ung thư hậu môn vẫn có thể điều trị được trong một số trường hợp nhất định thông qua các phương pháp phức tạp, chi phí cao và hiệu quả điều trị khó có thể đạt mức tối đa như: xạ trị, hóa trị hoặc hóa xạ trị nhằm tiêu diệt hoặc ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư có trong niêm mạc hậu môn.

ung thư hậu môn do hpv 35
Mặc dù kết hợp các phương pháp điều trị ung thư hậu môn làm tăng cơ hội chữa khỏi, nhưng các phương pháp điều trị kết hợp cũng làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

3.4. Ung thư dương vật

Các tế bào ác tính do virus HPV 35 gây ra phát triển trong dương vật vượt ngưỡng kiểm soát của cơ thể, không chết đi theo chu kỳ thông thường mà nhân lên một cách nhanh chóng, tích tụ từ từ thành khối u ác tính ở bao quy đầu và da dương vật. Ung thư dương vật thường biểu hiện ở dạng ung thư biểu mô tế bào vảy, hình thành ở phần trên dùng của cấu trúc da.

Ung thư dương vật thường rất hiếm gặp tại các khu vực châu Âu nhưng lại vô cùng phổ biến ở các khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Điển hình tại Việt Nam, ung thư dương vật lưu hành phổ biến tại 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội với tỷ lệ mắc ung thư dương vật lần lượt là 3.4% trên tổng số ca ung thư và 2.1/100.000 dân. Trong giai đoạn 1988-2018, các trường hợp ung thư dương vật đã tăng hơn 20%.

Nam giới trên 55 tuổi là nhóm đối tượng mắc ung thư dương vật phổ biến nhất hiện nay. Khác với các bệnh ung thư khác, ung thư dương vật thường xuất hiện những triệu chứng bất thường mà bản thân người bệnh có thể nhận thấy và cảm nhận rõ ràng, chẳng hạn như xuất hiện vết loét hoặc khối u trên thân dương vật; da bọc dương vật dày lên hoặc thay đổi màu sắc bất thường; kích ứng và sưng tấy đầu dương vật; khu vực phía dưới bao quy đầu có mùi hôi khó chịu; xuất hiện đốm mụn phẳng có màu nâu xanh/phát ban/vết sưng nhỏ, dễ vỡ trên thân dương vật;…

Có thể điều trị ung thư dương vật ở giai đoạn sơ khởi của bệnh bằng các phương pháp ngăn chặn sự diễn tiến của tế bào ung thư. Nhưng khi các tế bào này di căn, xâm lấn sang các mô và bộ phận khỏe mạnh khác, bệnh sẽ khó có thể điều trị triệt để, có thể tái lại nhiều lần và trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Các phương pháp hiện đại có thể chữa trị bệnh ung thư dương vật gồm có: Loại bỏ mô viêm ở bao quy đầu; bôi kem Fluorouracil và Imiquimod; tiêu diệt khối u bằng liệu pháp lạnh; phẫu thuật Mohs loại bỏ từng lớp biểu mô ung thư cho đến khi tiếp cận được mô khỏe mạnh bên dưới; sử dụng laser nhiệt độ cao loại bỏ khối u ác tính; xạ trị;…

ung thư dương vật do hpv 35
Ung thư dương vật rất hiếm gặp nhưng cô cùng nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có thể điều trị trong giai đoạn sớm

3.5. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là tình trạng các mô phía sau mũi và miệng, vị trí đáy hộp sọ và phía trên vòm miệng xuất hiện các khối u ác tính gây ra bởi sự tích tụ tế bào ung thư do virus HPV tác động đến DNA các tế bào khỏe mạnh của các mô này. Các tế bào ung thư ở vòm họng có xu hướng dễ dàng lây lan và xâm lấn sang các mô tại bộ phận khác trong cơ thể vì khi bệnh nhân thực hiện quá trình hô hấp, không khí sẽ lưu thông và mang theo các tế bào ung thư lây lan từ mũi, vòm họng, cổ họng và đến phổi cùng các cơ quan lân cận.

Ung thư vòm họng có thể xuất hiện bởi nhiều tác nhân gây hại như việc sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, ma túy,…); virus Epstein-Barr, lạm dụng thực phẩm ướp muối lên men; di truyền;… Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là việc lây nhiễm một số chủng virus HPV thuộc phân nhóm nguy cơ cao, trong đó có HPV 35, chúng làm biến đổi chức năng của các tế bào vòm họng và gây ung thư.

Các triệu chứng của ung thư vòm họng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác về thần kinh như nhức đầu, ù tai, khó thở, nghẹt mũi, đầy tai, mất thính lực tạm thời, đau mặt, tê mặt, chảy máu cam, khó khăn trong việc mở miệng, nhiễm trùng tai,…

Trong các trường hợp bị ung thư ở Việt Nam, ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ 12% so với các bệnh lý ung thư khác. Trong đó, các trường hợp mắc ung thư vòng họng được phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm đến 70%, khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém chi phí, dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Một điều đặc biệt hơn là đàn ông có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ, nhất là các đối tượng thuộc cộng đồng LGBT, MSM có thói quen quan hệ bằng miệng.

⇒ Hãy xem thêm bài viết: Cách quan hệ đồng giới an toàn để phòng ngừa bệnh tình dục

Có nhiều phương pháp có thể điều trị ung thư vòm họng hiệu quả ở giai đoạn sớm như: phẫu thuật cắt bỏ khối u vòm họng, tiêm thuốc Cetuximab, hóa trị, xạ trị hoặc hóa xạ trị. Khi các tế bào ung thư xâm lấn và di căn lên mắt, dây thần kinh sọ, hộp sọ , phần dưới cổ họng hoặc tuyến nước bọt, tỷ lệ điều trị thành công rất thấp, nguy cơ gây tử vong cao.

ung thư vòm họng do hpv 35
Ung thư vòm họng thường bị nhầm lẫn với các bệnh ung thư khác cũng ảnh hưởng đến cổ họng, chẳng hạn như ung thư thanh quản và ung thư thực quản .

4. Làm sao để phát hiện sớm HPV 35

4.1. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV là quá trình tìm kiếm và cố gắng phát hiện ra một số loại vi rút gây u nhú nguy cơ cao ở người, có nguy cơ gây ra các bệnh lý về ung thư, nhất là ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV có thể là một phần trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa hoặc khám sức khỏe của phụ nữ. Trong khi làm xét nghiệm HPV, bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ đặt một công cụ có hình dạng giống với mỏ vịt bằng kim loại hoặc nhựa vào âm đạo. Mỏ vịt mở ra để tách thành âm đạo, sau đó dùng các dụng cụ chuyên dụng đã được vô trùng nhẹ nhàng thu thập các mẫu tế bào cổ tử cung ở phần cuối hẹp, phía dưới tử cung và nằm trên đỉnh âm đạo của phụ nữ. Các tế bào này được bảo quản và đưa đến phòng thí nghiệm chờ thực hiện xét nghiệm. Dựa vào mẫu vật phẩm từ cổ tử cung, bác sĩ có thể phát hiện được các tổn thương tiền ung thư của tế bào biểu mô ở cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV không mất quá nhiều thời gian, chỉ khoảng vài phút. Xét nghiệm này cũng không gây đau, nhưng có thể cảm thấy khó chịu hoặc áp lực khi bác sĩ hoặc y tá mở mỏ vịt bên trong âm đạo. Trong nhiều trường hợp, người xét nghiệm cũng có thể bị trầy xước nhẹ khi bác sĩ lấy tế bào từ cổ tử cung ra.

4.2. Xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap thường được biết đến là phương pháp phết tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm tìm các tế bào bất thường trên cổ tử cung do HPV gây ra có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tần suất thực hiện xét nghiệm Pap tùy thuộc vào độ tuổi, tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm Pap hoặc HPV gần đây nhất của phụ nữ.

Quá trình lấy mẫu của xét nghiệm Pap tương tự với xét nghiệm HPV. Đôi khi khách hàng sẽ được xét nghiệm HPV cùng lúc với xét nghiệm Pap, điều này được gọi là đồng xét nghiệm. Bác sĩ hoặc y tá có thể sử dụng cùng một mẫu tế bào cho cả hai xét nghiệm. Hoặc họ có thể cần lấy 2 mẫu để thay thế. Kết quả thí nghiệm của xét nghiệm Pap sẽ được thiết lập dựa trên những so sánh sự thay đổi của tế bào cổ tử cung hiện tại để phát hiện ra những tế bào bất thường, có khả năng bị HPV 35 gây hại.

phương phá xét nghiệm pap
Phương pháp thực hiện lấy mẫu tế bào cổ tử cung ở xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap là giống nhau, có thể dùng chung mẫu vật này cho cả 2 xét nghiệm nêu trên

4.3. Chưa có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới.

Các xét nghiệm HPV hiện tại hầu hết đều hướng đến việc tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới bằng cách xét nghiệm và cố gắng phát hiện ra những bất thường ở tế bào cổ tử cung phụ nữ, chưa có phương pháp nào có thể thực hiện tầm soát ung thư dương vật ở nam hay mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ.

Vì thế, vẫn chưa có một phương pháp nào được phê duyệt để xét nghiệm HPV cho nam giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC Hoa Kỳ) cùng không khuyến nghị các xét nghiệm HPV cho nam giới.

Các chuyên gia chỉ khuyến nghị nên tiến hành xét nghiệm Pap hậu môn định kỳ hàng năm đối với các đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư hậu môn như: nam giới lưỡng tính, đồng tính có thực hiện quan hệ tình dục và những đối tượng bị nhiễm virus HIV.

5. Bị nhiễm hpv type 35 phải làm sao?

Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khi đã lây nhiễm virus HPV nói cùng và HPV type 35 nói riêng. Đây là type HPV nguy hiểm, thuộc phân nhóm các type HPV có nguy cơ gây ung thư cao, nhưng nguy cơ này không phải là tuyệt đối, không chắc chắn 100% bị nhiễm HPV Type 35 là sẽ bị ung thư. Tỷ lệ bị ung thư cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể. Khi hệ miễn dịch phản ứng tốt, khả năng làm đột biến các gen tế bào của virus HPV bị giảm đi đáng kể. Vì thế, bị nhiễm HPV Type 35 cần giữ tâm lý bản thân ổn định và thực hiện nâng cao khả năng hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể bằng cách:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là những bộ phận chứa dịch tiết nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn, răng, miệng và các vết thương, vết xước hở;
  • Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, uống đủ nước;
  • Thả lỏng, thư giãn tinh thần, hạn chế tối đa căng thẳng, stress vì có thể dẫn đến suy nhược cơ thể tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng, HPV 35 dễ dàng tấn công vào các tế bào và sinh ung thư hơn;
  • Nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe bằng cách duy trì thói quen vận động lành mạnh, tập luyện thể dục và thử sức với một bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, chạy bộ, đạp xe,…
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục cho đến khi HPV Type 35 suy yếu, tự đào thải hoặc đã điều trị loại bỏ triệt để virus khỏi cơ thể.
  • Thông báo ngay với bạn tình về việc bản thân bị nhiễm HPV và nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (đối với nữ giới) để kịp thời đưa ra các phương pháp xử lý và điều trị hiệu quả.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024