Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
TRIỆU CHỨNG HPV Ở MIỆNG (LƯỠI): NGUY CƠ UNG THƯ VÒM HỌNG


1. HPV ở miệng là gì?

HPV ở miệng xảy ra khi người lành quan hệ bằng đường miệng không an toàn với người nhiễm virus. Tùy vào loại virus HPV khác nhau sẽ gây ra các bệnh khác nhau, từ nhẹ đến nặng như: u nhú sinh dục, sùi mào gà, ung thư khẩu hầu và các loại ung thư nguy hiểm khác ở cả hai giới. [1]

Trung bình, trên thế giới mỗi năm có khoảng 690.000 trường hợp ung thư liên quan đến virus HPV được chẩn đoán ở cả nam và nữ. Trong đó, virus HPV gây ra khoảng 80.000 ca ung thư khẩu hầu ở nam giới và 19.000 ca ở nữ giới ca mỗi năm. Theo Globocan 2020, tại Việt Nam, virus HPV gây ra 605 trường hợp ung thư khẩu hầu, trong đó có 306 trường hợp tử vong.

2. Nguyên nhân gây ra HPV trong miệng

Nguyên nhân của tình trạng nhiễm virus HPV bằng đường miệng là do tiếp xúc miệng – bộ phận sinh dục hoặc miệng – miệng, virus HPV trong chất nhầy hoặc nước bọt của người có virus xâm nhập vào cơ thể người lành thông qua vết loét hoặc vết thương hở trong miệng hay cổ họng. [2]

hpv trong miệng
Nguyên nhân của tình trạng nhiễm virus HPV bằng đường miệng là do tiếp xúc miệng – bộ phận sinh dục hoặc miệng – miệng

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV ở miệng

Các yếu tố tăng nguy nhiễm virus HPV bằng đường miệng có thể kể đến như:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng không sử dụng biện pháp an toàn;
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV các type khác nhau;
  • Không sử dụng bao cao su;
  • Hút thuốc lá và lạm dụng các chất có cồn như bia rượu,…
  • Hệ thống miễn dịch yếu, người ung thư, người cấy ghép tạng, người nhiễm HIV/ AIDS,…

4. Các triệu chứng HPV ở miệng

Triệu chứng virus HPV ở miệng tùy thuộc vào type virus người bệnh mắc phải. Thông thường người nhiễm virus HPV ít khi xuất hiện triệu chứng rầm rộ, một số triệu chứng điển hình khi nhiễm virus HPV như:

  • Những mụn nhỏ, đơn lẻ hoặc tạo thành chùm như mụn cóc;
  • Xuất hiện các mụn trắng, hồng, màu thịt hoặc màu đỏ trong khoang miệng;
  • Các nốt mụn thường không gây đau, phát triển chậm, trơn hoặc chai;
  • Mụn xuất hiện bất cứ đâu trong khoang miệng, nhưng thường ở trên hoặc dưới lưỡi, vòm miệng và môi.

Ngoài ra, nếu mắc các type virus HPV nguy cơ cao tiến triển thành ung thư, người bệnh có thể không xuất hiện những triệu chứng ở giai đoạn sớm, hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng mờ nhạt.

5. Nguy cơ cao ung thư vòm họng cần lưu tâm

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm phát triển tại họng, có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh đường hô hấp. Tại Việt Nam, ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến trong những năm gần đây với tỷ lệ mắc là 12%, trong đó có đến 70% người phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Ung thư vòm họng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở nam giới độ tuổi từ 40-60 tuổi, do nhiễm virus Epstein – Barr hoặc HPV các type nguy cơ cao như 16, 18. Ngoài ra, những người uống nhiều bia, rượu, thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn lên men như dưa muối là những đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng.

hpv ở lưỡi
Ung thư vòm họng và miệng (lưỡi) thường gặp nhất là ở nam giới độ tuổi từ 40-60 tuổi, do nhiễm virus Epstein – Barr hoặc HPV

Phát hiện và điều trị sớm là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả điều trị các loại ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Tuy nhiên, do triệu chứng mờ nhạt, đa số người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi các tế bào đã di căn sang các cơ quan lân cận. Nếu gặp các triệu chứng sau, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa ung, bướu để thăm khám và chẩn đoán xác nhận nguy cơ ung thư vòm họng:

  • Đau họng kéo dài (thường trên 1 tuần), uống thuốc không hiệu quả;
  • Ngạt & tắc mũi kéo dài;
  • Khó nói, khó nghe, tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở;
  • Nổi hạch bất thường ở vòm họng kèm theo triệu chứng đau nửa đầu.

6. Xét nghiệm phát hiện HPV ở miệng được không?

KHÔNG. Hiện chưa có bất kỳ phương pháp nào để tầm soát, phát hiện virus HPV trú ngụ trong khu vực hầu họng. Ở phụ nữ, có thể tầm soát nguy cơ nhiễm virus HPV nói chung bằng Xét nghiệm HPV, tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap Smear. Ở nam giới hiện chưa có phương pháp tầm soát virus HPV và các loại ung thư do virus HPV.

7. Điều trị HPV ở miệng

Virus HPV có thể gây các bệnh ở miệng như: sùi mào gà và ung thư. Khi mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh dạng tiêm hoặc dạng uống để khống chế virus. Ngoài ra, sùi mào gà ở miệng còn được điều trị bằng phương pháp đốt sùi, áp lạnh hoặc đốt laser truyền thống, phương pháp ALA – PDT sử dụng ánh sáng huỳnh quang và phản ứng tạo oxy hoạt lực tác động đến tổ chức gây bệnh, nhằm khống chế virus.

Để điều trị ung thư vòm họng do virus HPV, các bác sĩ căn cứ vào giai đoạn bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối, điều trị mang ý nghĩa kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Sau khi được điều trị bằng phương pháp hóa, xạ trị, người bệnh người bệnh thường xuyên luyện tập há miệng và xoa bóp vùng cổ nhằm giảm các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn 1 là 72%, giai đoạn 2 là 64%, giai đoạn 3 là 62% và giai đoạn cuối là 38%. Tùy theo thể trạng và tâm lý của mỗi người mà thời gian sống là khác nhau.

8. Phòng ngừa HPV ở miệng, hạn chế nguy cơ ung thư vòm họng

Hiện virus HPV chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp phòng bệnh chủ động là tiêm vắc xin ngừa virus và quan hệ tình dục an toàn.

8.1. Tiêm ngừa vắc xin HPV

Vắc xin phòng virus HPV được đánh giá an toàn, hiệu quả cao trong việc bảo vệ nam và nữ giới khỏi những bệnh liên quan đến virus. Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em từ 9 tuổi nên tiêm phòng sớm để được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm của loại virus này.

Tại Việt Nam, hiện đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng virus HPV gồm: Gardasil và Gardasil 9.

tiêm vắc xin ngừa hpv ở miệng
Tiêm vắc xin phòng virus HPV giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư vòm họng

Vắc xin Gardasil (Mỹ) được chỉ định cho trẻ em gái & phụ nữ từ 9-26 tuổi, phòng các bệnh sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, với lịch tiêm gồm 3 mũi như sau:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) phòng ngừa 9 type virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi.

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.
  • Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Phác đồ tiêm nhanh:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024