Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
CÚM A H1N1 LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO? CÓ LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI KHÔNG?


Cúm A h1n1 là gì?

Cúm A H1N1 là một bệnh cúm mùa phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, A là tên chủng virus cúm, còn H1N1 bắt nguồn từ protein kháng nguyên trên vỏ virus là hemagglutinin nhóm 1 (H1) và neuraminidase nhóm 1 (N1). Virus cúm A có khoảng 191 chủng khác nhau, cúm A H1N1 từng là đại dịch gây càn quét toàn cầu với tốc độ lây nhiễm rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em và người lớn.

Cúm có sự biến đổi các biến chủng rất thông minh khiến miễn dịch con người giảm theo thời gian, xu hướng dịch rất khó dự báo. Cúm phân loại dựa theo cấu trúc của protein bề mặt virus gồm Hemagglutinin (viết tắt là HA hoặc H) và Neuraminidase (viết tắt là NA hoặc N). Hai loại kháng nguyên này được ví như “lớp áo khoác” và thay mỗi năm, tạo nên những tuýp kháng nguyên mới nguy hiểm hơn, đặc biệt gây bệnh nặng cho nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em, người có bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn, người đã từng mắc Covid-19…

Theo kết quả giám sát dịch tễ cho thấy, các chủng virus cúm lưu hành hiện nay ở nước ta chủ yếu là cúm A H3N2, cúm A H1N1 và cúm B. Chính vì vậy, việc tiêm chủng cúm đầy đủ cho trẻ em và người lớn, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền,… hàng năm là biện pháp không thể bỏ lỡ. Bởi đây là những đối tượng nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng do cúm như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, suy đa cơ quan, suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

ThS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, nếu tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người không tiêm vắc xin cúm nhắc lại mỗi năm thì sẽ có nguy cơ nhiễm virus cúm A/H1N1 hoặc chủng mới của từng năm. Ví dụ, virus cúm A năm nay có biến chứng tác động đến hệ thần kinh, gây rối loạn tâm thần, viêm não… đây là biến chứng được cho là nặng hơn so với biến chứng hô hấp, tim mạch của chủng cúm A H1N1 năm trước đó.

người dễ mắc cúm a h1n1
Người lớn tuổi, người có bệnh nền là đối tượng dễ bị tổn thương nếu mắc cúm mùa

Thời gian ủ bệnh cúm A h1n1

Thời gian ủ bệnh cúm A H1N1 có thể từ 1-4 ngày (trung bình 2 ngày), ở các đối tượng trẻ nhỏ, người già, người miễn dịch yếu thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lâu hơn. Bệnh cúm mùa đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, đau họng và chảy nước mũi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào mắc cúm đều có đầy đủ các triệu chứng của bệnh, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm không có triệu chứng điển hình.

Cúm A h1n1 có lây không?

Vi rút cúm A H1N1 có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đa dụng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A (H1N1).

Sau bao lâu thì người nhiễm bệnh có thể lây virus cho người khác?

Thông thường, một người lớn bị cúm có thể lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5-7 ngày. Thời điểm lây lan mạnh nhất là 3-4 ngày đầu tiên của bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm cho người khác không giống nhau trong suốt thời gian bị bệnh. Khả năng lây nhiễm tăng lên đáng kể khi một người bắt đầu cảm thấy không khỏe và đó là lúc họ dễ lây nhiễm sang người khác nhất.

Nguy cơ nhiễm cúm từ một người nào đó ngay trước khi họ bị bệnh hoặc sau ba ngày đầu tiên bị bệnh là khá thấp. Đây là lý do tại sao điều rất quan trọng là, ngay khi một người bắt đầu cảm thấy ốm, họ phải ở nhà trong vài ngày, đặc biệt là trong mùa cúm.

Trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch và những người bị bệnh nặng do cúm có thể thải virus vào đường hô hấp trong thời gian dài hơn nhiều.

cúm a h1n1 có lây lan không
Người bị cúm có thể lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi có các triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5-7 ngày

Cúm A h1n1 lây qua đường nào?

Theo các chuyên gia y tế, đường lây truyền của virus cúm A H1N1 rất đa dạng cùng với tốc độ lây nhiễm cao, đặc biệt cúm A H1N1 có lây từ người sang người. Vậy cúm A H1N1 lây qua đường nào là câu hỏi được rất nhiều trẻ em và người lớn quan tâm. Virus cúm dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành chưa có miễn dịch thông qua hai đường lây truyền chính là đường hô hấp và đường tiếp xúc, cụ thể:

1. Đường hô hấp

Thứ nhất, virus cúm A H1N1 lây thông qua đường hô hấp bằng những giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,… mà không che miệng và mũi, khiến những người trong phạm vi 1m bị nhiễm bệnh. Các giọt nhỏ hơn ở dạng khí dung, có khả năng bay đi xa, lại ít có khả năng mang virus hơn, do đó thường chỉ những người gần gũi với người bị cúm mới có nguy cơ mắc bệnh.

2. Đường tiếp xúc

Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, ly uống nước, bàn chải đánh răng,… cũng có thể ẩn chứa nguồn lây nhiễm virus bệnh cúm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt xì sẽ khiến cho nước bọt bắn ra ngoài và bám lên các đồ vật lân cận. Nếu bạn chạm phải đồ vật đó và vô tình để tay lên mũi, miệng thì nguy cơ cao virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể. Theo bác sĩ, virus gây bệnh cúm có thể tồn tại trong không khí tận 48 giờ, do đó mọi người nên chủ động ngăn chặn nguồn lây nhiễm cho người khác.

Bị cúm A h1n1 đã khỏi, có thể bị nhiễm lại nữa không?

Người bị cúm A H1N1 đã khỏi vẫn có nguy cơ nhiễm lại bệnh. Đối với các chủng virus cúm nói chung và cúm A H1N1 nói riêng, người mắc bệnh kể cả sau khi được điều trị khỏi vẫn có khả năng tái nhiễm bệnh, vì khả năng miễn dịch của người bệnh đang kém, kể cả khi khỏi bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại.

Ngoài ra, cúm là loại virus có khả năng biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian. Nếu không được tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm để duy trì miễn dịch bảo vệ tốt nhất, các chủng cúm mới có thể tấn công và đe dọa sức khỏe của người bệnh bất cứ lúc nào.

cúm a h1n1 có bị nhiễm lại không
Cúm mùa không phải là bệnh cảm lạnh thông thường, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, người có bệnh nền,…

Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cúm A h1n1

Bệnh cúm là bệnh do virus cúm chứ không phải bệnh “cảm cúm” dân gian thông thường. Lịch sử thế giới cũng nhắc nhiều đến các đại dịch do virus cúm và đối với quốc gia xứ lạnh là một gánh nặng phải ứng phó hằng năm. Do đó, việc chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cúm A H1N1 rất quan trọng và cần thiết:

  • Thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus cúm, đồng thời biện pháp cũng bảo vệ khỏi nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm khác.
  • Đảm bảo vệ sinh đường hô hấp đúng cách: Che miệng và mũi bằng khăn giấy dùng một lần khi ho hoặc hắt hơi, cần cuộn khăn giấy lại, vứt vào thùng rác có nắp đậy rồi rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Ở nhà nếu không khỏe và bị sốt. Những người có triệu chứng bị sốt và nhiễm trùng đường hô hấp nên được khuyên ở nhà để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cúm cho người lành nếu đang mắc bệnh.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm định kỳ hàng năm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và gặp các biến chứng nặng do cúm.
tiêm phòng cúm hằng năm
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn cần được tiêm vắc xin cúm nhắc lại hàng năm

Tiêm ngừa cúm hàng năm được coi là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh và các biến chứng của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả mọi người cần tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền (như đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tim hay phổi mãn tính) và các nhân viên y tế.

Vắc xin cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác. Một mũi vắc xin cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện (1) và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, 15-45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp (2), 46% nguy cơ hen cấp (3), 58% ở bệnh nhân đái tháo đường (4).

Các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin cúm thông thường ở mức độ nhẹ đến trung bình như sốt, đau tại chỗ tiêm, đau cơ (hội chứng giả cúm)…, sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vắc xin cúm tứ giá tiểu đơn vị, bao gồm các kháng nguyên bề mặt của virus cúm, đã được chứng minh hiệu quả và độ an toàn, hạn chế các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm. Do vậy cần tiêm nhắc vắc xin cúm định kỳ hàng năm để bảo vệ bản thân và cả gia đình.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024