Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/05/2023 22:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
HPV 33 CÓ NGUY CƠ CAO GÂY UNG THƯ CỔ TỬ CUNG KHÔNG?


1. HPV 33 có nằm trong nhóm nguy cơ cao không?

Virus HPV là một loại virus gây u nhú và ung thư ở người. Hiện tại, các nhà khoa học đã phân lập được hơn 140 type virus HPV. Trong đó, các type virus được chia thành 2 nhóm chính: 

  • Virus HPV nguy cơ thấp: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81 có khả năng gây u nhú sinh dục, sùi mào gà ở nam và nữ.
  • Virus HPV nguy cơ cao: 16, 18, ​​31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68 có khả năng gây u nhú sinh dục, sùi mào gà và biến đổi cấu trúc tế bào sinh dục gây các bệnh ung thư ở cả nam và nữ.

HPV 33 thuộc type virus HPV nguy cơ cao có khả năng gây ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư nguy hiểm khác như ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng. Tại Mỹ, virus HPV có liên quan đến hơn 42.000 ca ung thư. Hơn 90% trường hợp ung thư cổ tử cung, hơn 60% ung thư dương vật và hơn 70% ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng, ung thư vùng đầu cổ có sự hiện diện của virus HPV.

hpv 33 gây ung thư cổ tử cung
HPV 33 thuộc type virus HPV nguy cơ cao có khả năng gây ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư nguy hiểm khác

2. HPV 33 là gì?

Virus HPV 33 thuộc chi alpha-9, có mối quan hệ chặt chẽ với HPV 16. HPV 33 được phát hiện trong 5% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Trong một phân tích tổng hợp gần đây, HPV 33 là type virus nguy cơ cao đứng thứ 4 trong danh sách những chủng virus gây bệnh ung thư thường gặp ở Bắc Mỹ, sau các loại 16, 18 và 45. [1]

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm virus HPV type 33 khi tiếp xúc qua da, đặc biệt là qua đường quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, bao gồm quan hệ qua âm đạo, hậu môn và cả đường miệng.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV type 33 có thể kể đến như: Quan hệ tình dục khi còn trẻ (dưới 18 tuổi), quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sinh con nhiều lần,… 

Với nữ giới, tuổi mà phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên được xem là yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung do virus HPV vì tổn thương do quan hệ gây ra khi nó đang phát triển. Nguy cơ nhiễm virus HPV và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục khi 15 tuổi cao gấp 2 lần so với những người quan hệ tình dục sau 20 tuổi.

3. HPV type 33 gây nên những bệnh gì? 

3.1. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là 1 trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam. Ung thư cổ tử cung hình thành khi các tế bào niêm mạc ở cổ tử cung phát triển bất thường và hình thành khối u, chúng sẽ nhân lên ngoài tầm kiểm soát và xâm lấn khu vực lân cận và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99.7% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV, trong đó có HPV 33. 

Ung thư cổ tử cung thường diễn tiến âm thầm nên khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Mặt khác, nếu có triệu chứng thì cũng là những triệu chứng không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như nhiễm trùng âm đạo, tử cung. Để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh, phụ nữ cần lưu ý những triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Tiết dịch âm đạo bất thường;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Đau lưng hay đau vùng xương chậu.

Ung thư cổ tử cung có thể chia làm nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn sớm như giai đoạn I, phẫu thuật là phương pháp chủ yếu được áp dụng. Lựa chọn loại phẫu thuật sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, tuổi tác và nguyện vọng sinh sản của bệnh nhân. Ở giai đoạn muộn như giai đoạn IV, các phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị, xạ trị với mong muốn kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. 

ung thư cổ tử cung do hpv 33
Ung thư cổ tử cung dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như nhiễm trùng âm đạo, tử cung

3.2. Ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo là khối u ác tính ở vùng âm đạo. Ung thư âm đạo nguyên phát tương đối hiếm; thông thường, ung thư âm đạo là do di căn, lây lan trực tiếp từ ung thư cổ tử cung, hoặc từ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư nhau thai. Ngoài ra các tế bào ung thư ở bàng quang, niệu đạo và trực tràng cũng có thể di căn đến âm đạo. 

Virus HPV được tìm thấy thấy trong 2/3 các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư âm đạo. Nhiều giả thuyết được cho rằng virus là “con đường” ngắn nhất dẫn tới căn bệnh ung thư này. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Tuổi tác, người mắc các bệnh phụ khoa, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không sử dụng bao cao su,…

Các dấu hiệu nghi ngờ ung thư âm đạo cần lưu ý như: chảy máu âm đạo bất thường, dịch âm đạo ra máu và có mùi hôi, tiểu nhiều lần và ra máu, đa vùng chậu.

Các yếu tố cần được xem xét khi lên kế hoạch điều trị ung thư âm đạo gồm: Giai đoạn bệnh, kích thước, vị trí tổn thương, còn hay không còn tử cung, bệnh nhân đã từng được xạ trị vùng chậu chưa. Đối với ung thư âm đạo giai đoạn sớm, phương pháp xạ trị mang lại hiệu quả khả quan. Đối với ung thư âm đạo giai đoạn muộn như giai đoạn IVB, liệu trình điều trị chủ yếu nhằm kéo dài tỷ lệ sống sót của người bệnh. 

3.3. Ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn là căn bệnh khá hiếm gặp. Tỷ lệ mắc ung thư hậu môn là 1/100.000 và có thể cao hơn ở các quốc gia phát triển. Điển hình như số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm nước này ghi nhận 14.800 nam giới và 21.100 nữ giới mắc bệnh ung thư do HPV, trong đó có khoảng 2.100 nam giới và 4.400 nữ giới mắc ung thư hậu môn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, thống kê của Globocan năm 2020, Việt Nam ghi nhận 579 ca mắc mới và 321 ca tử vong do ung thư hậu môn. 

Triệu chứng ban đầu của ung thư hậu môn là đại tiện ra máu. Một số bệnh nhân có thể bị đau, buốt hoặc có cảm giác đại tiện không hết. Có thể sờ thấy u khi thăm khám trực tràng. 

Các yếu tố nguy cơ của ung thư hậu môn gồm:

  • Nhiễm virus HPV ở người (trong đó có HPV 33);
  • Các bệnh lý mạn tính rò hậu môn;
  • Người mắc bệnh bạch sản;
  • Xạ trị vào phần da vùng hậu môn;
  • Sưng hạch bẹn;
  • Hút thuốc lá.

Phương pháp điều trị ung thư hậu môn gồm xạ trị phối hợp hóa trị và phẫu thuật. Trong đó, xạ trị và hóa trị được xem là phương pháp điều trị cho hầu hết các trường hợp ung thư, mang lại kết quả điều trị cao. Phẫu thuật cắt bỏ hậu môn, trực tràng được áp dụng khi phương pháp hóa, xạ trị không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc khi bệnh tái phát. 

3.4. Ung thư dương vật

Hầu hết ung thư dương vật gặp ở những nam giới không cắt bao quy đầu, ý thức vệ sinh tại chỗ kém. Ngoài ra, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác gây ung thư dương vật có thể kể đến như: 

  • Nhiễm virus HPV các type nguy cơ cao như 16, 18, 33,…. quan hệ tình dục với nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ nhiễm HPV;
  • Người có thói quen hút thuốc lá có thể thúc đẩy quá trình ung thư dương vật, đặc biệt ở những người đã nhiễm virus HPV;
  • Người nhiễm HIV/AIDS;
  • Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể tăng nguy cơ ung thư dương vật.
ung thư dương vật do hpv 33
Ung thư dương vật có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm; nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư di căn

Các bệnh nhân ung thư dương vật có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tổn thương hoặc có hồng ban trên thân dương vật, đặc biệt thường xuất hiện ở các vị trí quy đầu, bao quy đầu, hoặc trên trục dương vật;
  • Dương vật thay đổi màu sắc;
  • Vùng da dương vật dày lên;
  • Tiết dịch và có mùi hôi tại vùng dưới bao quy đầu;
  • Máu chảy từ đầu dương vật hoặc dưới da quy đầu;
  • Đau không rõ nguyên nhân phần thân hoặc đầu dương vật;
  • Tổn thương hoặc vết chàm màu nâu xanh, phẳng dưới bao quy đầu hoặc dương vật;
  • Phát ban đỏ hoặc các nốt sần, đóng vảy tại vùng dưới bao quy đầu;
  • Sưng bất thường ở bẹn hoặc cuối dương vật.

Ung thư dương vật có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm; nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ung thư di căn, tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm chỉ còn 9%. 

3.5. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào vùng vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, sau mũi). Nam giới thường có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn nữ giới.

Về yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng, ngoài virus Epstein-Barr (EBV), virus HPV, bệnh còn thường gặp ở những người có bất thường nhiễm sắc thể, yếu tố môi trường như thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt hun khói, thịt muối,…) dễ bay hơi gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Các triệu chứng sớm nhận biết ung thư vòm họng như:

  • Hạch cổ: thường xuất hiện tại góc hàm hoặc nhiều hạch ở một hay hai bên cổ;
  • Các triệu chứng ở tai: một bên tai thường nghe kém, ù hoặc đau tai, chảy dịch ở tai;
  • Các triệu chứng mũi: ngạt một hoặc hai bên mũi, chảy máu mũi dai dẳng dù đã điều trị nội khoa vẫn không cải thiện;
  • Các triệu chứng thần kinh: nhìn đôi và lác trong, đau đầu hoặc đau nửa đầu, đau nửa mặt hoặc đau họng;
  • Các triệu chứng mắt: xâm lấn ổ mắt thường hiếm gặp, chủ yếu bệnh nhân ung thư vòm họng gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn.

Để phát hiện ung thư vòm họng, các bác sĩ cần thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm lâm sàng và mô bệnh học. Thăm khám lâm sàng được thực hiện bằng nội soi tai mũi họng kết hợp khám hạch cổ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định bệnh nhân làm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học. 

Tùy thuốc vào từng giai đoạn bệnh nhân mà bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, phổ biến là xạ trị và hóa trị liệu. 

4. Làm sao để phát hiện sớm HPV 33

4.1. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV giúp tầm soát và phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 21 tuổi trở lên. Xét nghiệm HPV giúp bác sĩ phát hiện chủng virus gây ung thư có đang tồn tại trong cơ thể người bệnh không. Xét nghiệm HPV được thực hiện dựa trên chỉ định của bác sĩ nhằm chẩn đoán tình trạng lây bệnh và chủng virus bệnh nhân nhiễm phải. 

Kết quả của xét nghiệm HPV thường là âm tính và dương tính. Nếu kết quả âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không nhiễm bất kỳ chủng virus HPV. Bởi các phương pháp trong lâm sàng hiện chỉ phát hiện được khoảng 40 chủng virus HPV. Nếu kết quả dương tính tức là cơ thể bạn đã nhiễm virus HPV, dựa vào chủng virus, tình trạng sức khỏe của người bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra hướng theo dõi và điều trị thích hợp.

4.2. Xét nghiệm Pap

Pap Smear là xét nghiệm đơn giản. Khi phụ nữ khám phụ khoa định kỳ, soi cổ tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch âm đạo để xét nghiệm. Xét nghiệm Pap nhằm theo dõi sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, là một trong những xét nghiệm quan trọng để tìm ra sự thay đổi bất thường ở cổ tử cung. Từ đó, giúp các bác sĩ có căn cứ để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu khẳng định bệnh. 

4.3. Chưa có phương pháp xét nghiệm HPV cho nam giới

Hiện vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm HPV riêng biệt cho đối tượng nam giới. Nam giới cần chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV bằng việc tiêm vắc xin phòng ngừa, quan hệ an toàn, quan hệ một vợ một chồng và tập thói quen sống lành mạnh bằng việc không hút thuốc lá, uống rượu bia.

⇒ Xem thêm: Virus HPV ở nam giới gây bệnh gì? Dấu hiệu bị nhiễm

5. Bị nhiễm hpv type 33 phải làm sao?

Nếu phát hiện bản thân nhiễm virus HPV type 33 cũng đừng nên quá lo lắng. Nhiễm virus HPV dù là nhiễm các chủng virus nguy cơ cao cũng không đồng nghĩa với việc bản thân người nhiễm mắc ung thư. Điều bạn cần làm là thật bình tĩnh, nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tiếp tục theo dõi và can thiệp điều trị khi cần thiết.

6. Cách phòng ngừa virus HPV 33

Có nhiều phương pháp chủ động phòng ngừa virus HPV như: Sử dụng bao cao su khi quan hệ, không quan hệ với nhiều bạn tình,… Trong đó, tiêm vắc xin phòng virus HPV là phương pháp phòng ngừa virus được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất cho cả nam và nữ. 

Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 là loại vắc xin hàng đầu thế giới phòng ngừa 9 type virus HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 với hiệu quả bảo vệ lên đến 94% phòng các bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòng họng,…

Vắc xin Gardasil 9 được chỉ định tiêm cho cả nam giới và nữ giới, quần thể đặc biệt (LGBT, MSM, người suy giảm miễn dịch) từ 9 tuổi tới dưới 27 tuổi, không giới hạn yếu tố quan hệ tình dục. 

tiêm ngừa phòng hpv 33
Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 là loại vắc xin hàng đầu thế giới phòng ngừa 9 type virus HPV cho cả nam và nữ

Vắc xin Gardasil 9 có lịch tiêm cụ thể như sau:

Người tròn 9 tuổi – dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi;
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6 đến 12 tháng.
  • Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít hơn 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người tròn 15 tuổi – dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi;
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng;
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024