Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/05/2023 19:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt không?


Thông thường, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cho trẻ uống hạ sốt là cách giúp trẻ hạ thân nhiệt nhanh nhất. Nhưng cũng có một số trường hợp khiến cha mẹ lúng túng không biết có nên cho con uống hạ sốt hay không. Một trường hợp khá điển hình là sốt mọc răng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn làm rõ trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt hay không nhé!

Khi nào trẻ sơ sinh mọc răng sữa?

Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng? Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh sẽ mọc răng trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ sẽ mọc sớm hơn hoặc muộn hơn. Trừ khi sau 13 tháng trẻ chưa mọc răng sữa, cha mẹ mới cần lo lắng đến tình trạng chậm mọc răng và cho con đi khám. Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh còn có sẵn 1 - 2 chiếc răng khi vừa chào đời hoặc sau sinh 1 tuần.

Thông thường, răng cửa ở hàm dưới là chiếc răng đầu tiên của trẻ sơ sinh sẽ mọc lên. Kế đến là răng cửa trên, răng cửa bên hàm trên, răng cửa bên hàm dưới rồi mới đến các răng hàm. Trong trường hợp trẻ phát triển hoàn toàn bình thường, đến trước 3 tuổi trẻ sẽ có khoảng 20 cái răng sữa.

Những dấu hiệu trẻ mọc răng như chảy nước dãi nhiều, thích gặm, nhai các đồ vật xung quanh, trẻ quấy khóc nhiều và đặc biệt là sốt khi mọc răng. Đây cũng chính là lý do nhiều bậc cha mẹ muốn biết trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt không?

tre-sot-moc-rang-co-nen-uong-ha-sot-1.jpg
Trẻ sốt mọc răng thường hay quấy khóc

Sốt mọc răng là gì? Khác gì với sốt thông thường?

Dù là sốt mọc răng hay sốt thông thường, trẻ cũng cảm thấy mệt mỏi và luôn trong tình trạng quấy khóc. Khi sốt, nhiệt độ cơ thể của trẻ cao bất thường. Kèm theo đó là triệu chứng bỏ bú hoặc bú ít khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Để cảm thấy yên tâm hơn và biết chăm sóc trẻ đúng cách, cha mẹ cần phân biệt được hiện tượng sốt mọc răng với sốt thông thường.

Hiện tượng trẻ sơ sinh sốt mọc răng sẽ đi kèm với các biểu hiện khác như: 

  • Miệng trẻ chảy dãi nhiều.
  • Bé cảm thấy bứt rứt, hay cho tay trong miệng, hay đưa đồ vật vào miệng gặm nhấm do cảm giác sưng hoặc ngứa lợi.
  • Trẻ quấy khóc trong suốt thời gian mọc răng.
  • Trẻ biếng ăn và khó ngủ hơn thường lệ.
  • Thân nhiệt của trẻ không quá cao.
  • Khi sốt, trẻ ít bị các triệu chứng ho, sổ mũi, tiêu chảy. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp khi bé bỏ bú, ngủ ít sẽ khiến sức đề kháng bị suy giảm nên vẫn gặp các triệu chứng trên.

Khi trẻ sốt do các nguyên nhân khác, cha mẹ có thể nhận thấy:

  • Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao, thường trên 38,5 độ C. 
  • Các biểu hiện kèm theo có thể là trẻ bị rét run hoặc đổ mồ hôi khi sốt. 
  • Cơ thể trẻ mệt mỏi vì bị mất nước và thiếu điện giải do sốt cao có thể dẫn đến da khô, môi khô. Khi dùng tay véo vào phần da bụng hay da chân, da tay, nếu quan sát thấy da chậm đàn hồi có nghĩa là bé đang bị mất nước.
  • Kèm với sốt, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác (tùy bệnh) như: Đau họng, sổ mũi, ho nhiều, chân tay xuất hiện bọng nước, phát ban đỏ ngoài da,…
tre-sot-moc-rang-co-nen-uong-ha-sot-2.jpg
Trẻ thường sốt mọc răng trong vòng 6 tháng tuổi đến trước 3 tuổi

Trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt không?

Quay trở lại với câu hỏi trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt không, thì câu trả lời của các bác sĩ là hoàn toàn có thể. Sốt và đau nhức là triệu chứng điển hình nhất khiến trẻ khó chịu khi mọc răng. Vậy nên cho trẻ uống hạ sốt khi nào?

Sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ mọc răng

Trường hợp trẻ mọc răng bị sốt nhẹ với nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ liên tục. Có thể áp dụng các biện pháp giảm thân nhiệt cho trẻ nếu sốt không quá cao như: Chườm ấm, cho trẻ bú sữa nhiều hơn, uống nhiều nước hơn, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nên cho cho trẻ mang tất mỏng để giữ ấm bàn chân,...

Trường hợp trẻ sốt mọc răng trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng. Khi bé sốt mọc răng, mẹ có thể dùng các loại hạ sốt Paracetamol.

Một số ít trường hợp, trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật, ngủ li bì, mệt mỏi thậm chí hôn mê, hoặc sốt mọc răng kết hợp các bệnh lý khác, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám bởi bác sĩ.

tre-sot-moc-rang-co-nen-uong-ha-sot-3.jpg
Đến đây bạn đã biết trẻ sốt mọc răng có nên uống hạ sốt hay không rồi chứ?

Sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ mọc răng

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị đau và ngứa lợi nghiêm trọng dẫn đến quấy khóc liên tục, bỏ bú hoặc uống sữa. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ có thể cho bé dùng thuốc giảm đau (loại không cần kê đơn của bác sĩ). Loại giảm đau mẹ có thể dùng như Acetaminophen. Tuy nhiên, nhưng vẫn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và liều lượng phù hợp với cân nặng.

Đối với trẻ sơ sinh, khi trẻ đau do viêm nướu răng có thể dùng thuốc giảm đau Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày nên cần theo dõi cẩn thận khi cho sử dụng cho trẻ.

Thuốc bôi giảm đau ngoài da khác

Trên thị trường hiện nay cũng có một số sản phẩm gel bôi giảm sưng lợi dùng để bôi lên nướu của trẻ, giúp giảm cảm giác khó chịu khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp, tránh dùng các thuốc có thành phần như Benzocain,…

tre-sot-moc-rang-co-nen-uong-ha-sot-4.jpg
Chọn loại thuốc bôi nướu an toàn

Nên chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng thế nào?

Ngoài sử dụng các loại thuốc như trên trong trường hợp cần thiết, cha mẹ nên biết cách chăm sóc để trẻ giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi sốt mọc răng. Một số biện pháp chăm sóc trẻ cha mẹ nên áp dụng như:

  • Với trẻ đã đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn và uống thêm nước trái cây. Việc này vừa cung cấp nước và chất dinh dưỡng, vừa giúp trẻ giảm khó chịu ở lợi.
  • Khi trẻ chán ăn, mẹ có thể giảm lượng ăn ở mỗi bữa và tăng số lần cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.
  • Mẹ nên dọn dẹp phòng ngủ, phòng chơi của bé thoáng mát, sạch sẽ và để trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
  • Mẹ cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Thường xuyên lau người bằng nước ấm cho trẻ. Mẹ cũng có thể chườm ấm ở các vùng nách, bẹn cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách lau sạch dãi chảy, không cho trẻ gặm mút đồ chơi hay các vật dụng không đảm bảo vệ sinh. Sau mỗi lần trẻ ăn xong mẹ nên lau sạch nướu cho trẻ.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024