Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2023 21:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Giải đáp thắc mắc: Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không?


Giấc ngủ trưa là một thói quen rất quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên cũng có nhiều tranh cãi về giấc ngủ ngắn này. Liệu ngủ trưa bao nhiêu là đủ? Giấc ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc này!

Ngủ trưa được xem là giấc ngủ ngắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề ngủ trưa bao lâu là tốt nhất. Nhiều người nhận định rằng giấc ngủ trưa kéo dài quá lâu sẽ gây tác dụng ngược, làm hại cho cơ thể. Vậy ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? Có những lưu ý gì khi ngủ trưa?

Giấc ngủ trưa ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ?

Ngủ trưa là giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhưng lại đem lại nhiều lợi ích rất tích cực cho sức khỏe. Một số lợi ích có thể nhận được khi bạn ngủ trưa đúng cách là:

Giảm căng thẳng

Giấc ngủ trưa sẽ là khoảng thời gian để bộ não được nghỉ ngơi. Từ đó, cơ thể được nạp lại nguồn năng lượng cần thiết cho những giờ sinh hoạt và làm việc tiếp theo. Giấc ngủ trưa sẽ đảm bảo bạn làm việc năng suất hơn vào buổi chiều mà không bị uể oải, mệt mỏi, căng thẳng. 

Giải đáp thắc mắc: Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? 1
Ngủ trưa giúp giảm căng thẳng

Giúp cơ thể thoải mái và tỉnh táo

Giấc ngủ quyết định rất lớn đến sức khoẻ và tâm trạng của cơ thể. Ngủ không đủ giấc, mất ngủ vào ban đêm là tình trạng hay gặp phải với chúng ta vậy nên để khắc phục tình trạng này, giấc ngủ trưa có thể là biện pháp “cứu cánh” hiệu quả. Từ đó bạn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần

Cải thiện quá trình ghi nhớ

Có nhiều người thắc mắc về giấc ngủ trưa như ngủ trưa 1 tiếng có tốt không, ngủ trưa thế nào cho đúng cách bởi có nhiều thông tin bên lề ghi nhận giấc ngủ trưa có thể giúp ích nhiều cho não bộ. Sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi, chức năng của não sẽ bị suy giảm ít nhiều. Giấc ngủ trưa lúc này sẽ đảm nhiệm vai trò hỗ trợ não bộ thư giãn, sản sinh ra các hormone serotonin làm dịu các dây thần kinh, hạn chế tình trạng quá tải thông tin từ đó cải thiện được vấn đề ghi nhớ.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Giấc ngủ trưa làm giảm bớt căng thẳng và luôn tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể. Đặc biệt giấc ngủ trưa này có công dụng điều hoà huyết áp và nhịp tim. Vậy nên người có tiền sử cao huyết áp hoặc rối loạn tim mạch thường được khuyến khích nên có một giấc ngủ trưa chất lượng. 

Giải đáp thắc mắc: Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? 2
Giấc ngủ trưa có công dụng điều hoà huyết áp và nhịp tim

Cải thiện sắc tố da cho phụ nữ

Trẻ hoá làn da ở phụ nữ là vấn đề rất được nhiều chị em quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian ngủ trưa, tốc độ sản sinh Collagen trong cơ thể được hình thành nhanh chóng hơn so với bình thường. Vậy nên muốn tăng khả năng đàn hồi, khắc phục các tổn thương trên da cũng như hình thành các tế bào khỏe mạnh mới thì hãy dành cho mình chút thời gian để ngủ trưa. 

Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không?

Đã có rất nhiều trường hợp sau khi ngủ trưa lại cảm thấy cơ thể thêm mệt mỏi, uể oải và thậm chí là choáng váng kéo dài. Ngủ trưa tuy rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ngủ trưa sai cách thì não bộ sẽ kém linh hoạt hơn, cơ thể dễ rơi vào tình trạng không tỉnh táo và nặng hơn là có thể gây suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó nếu bạn ngủ trưa quá dài thì chất lượng giấc ngủ vào buổi tối cũng bị ảnh hưởng. 

Giải đáp thắc mắc: Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? 3
Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không là thắc mắc được nhiều người đặt ra

Vậy ngủ trưa bao lâu thì tốt? Thời gian ngủ trưa phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, tính chất công việc của mỗi người. Khoảng thời gian ngủ trưa lý tưởng được phân thành các mức sau:

  • Ngủ từ 10 - 20 phút: Đây là khoảng thời gian ngủ rất hợp lý cho nhân viên văn phòng hoặc các đối tượng buộc phải quay lại làm việc ngay sau khi thức giấc.
  • Ngủ 26 phút: Giấc ngủ trưa này còn mang tên Nasa 26 phút bởi có một nghiên cứu chỉ ra rằng phi công ngủ kéo dài trong 26 phút giúp cải thiện rất nhiều về hiệu quả làm việc sau đó. Ứng dụng với thực tế người lao động thì những ai thường xuyên phải tăng ca hay làm thêm ngoài giờ nên cân nhắc khoảng thời gian nghỉ là 26 phút cho bản thân. 
  • Ngủ 1 tiếng: Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? Câu trả lời là có. Với những ai vào đầu giờ chiều phải làm việc căng thẳng như chuẩn bị bước vào cuộc họp hay buổi thuyết trình thì nên có giấc ngủ kéo dài 60 phút. Thời gian này rất lý tưởng để cơ thể bước vào trạng thái ngủ sâu giấc từ đó giúp bạn nhanh chóng đạt trạng thái tinh thần tốt nhất để xử lý thông tin và giải quyết công việc về sau.
  • Ngủ 90 phút: Có nhiều người lo sợ ngủ trưa 90 phút là quá dài và gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên đây là thời gian lý tưởng cho những ai làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, thiên về cảm xúc hoặc vận dụng trí nhớ nhiều. 

Ngoài những khung giờ “vàng” này, tuyệt đối không nên ngủ trưa sau 15 giờ chiều để tránh mất ngủ vào ban đêm. Đặc biệt trước khi ngủ nên giữ tinh thần thoải mái và ngủ ở nơi thật yên tĩnh, có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra không nên ăn quá no hoặc sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá trước khi đi ngủ. Lúc ngủ tránh nằm sai tư thế để sau khi thức giấc không bị mệt mỏi và đau nhức. 

Các cách ngủ trưa gây hại sức khoẻ cần tránh

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc ngủ trưa 1 tiếng có tốt không thì bạn nên tìm hiểu các cách ngủ trưa nào gây hại cho sức khỏe buộc phải tránh. Các cách ngủ trưa sau đây chính là sai lầm mà nhiều người đang mắc phải: 

Ngủ ngay sau khi ăn no

Nếu đi ngủ ngay sau bữa ăn trưa thì bạn có thể bị chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày và các vấn đề về tiêu hoá. Ngoài ra đi ngủ ngay sau bữa trưa khiến máu lên não không đủ từ đó dễ gây chóng mặt hay suy nhược sau khi thức dậy. 

Giải đáp thắc mắc: Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không? 4
Ngủ trưa ngay sau khi ăn no có thể gây hại đường tiêu hoá

Ngủ trưa ngay trên bàn

Đây là thói quen xấu mà nhiều nhân viên văn phòng hay mắc phải. Tư thế ngủ ngay trên bàn sẽ ảnh hưởng đến xương, gây khó khăn cho hô hấp, nhịp tim cũng có thể chậm lại với tư thế gục đầu ngủ trên bàn. Chưa kể nếu duy trì thói quen ngủ gục trên bàn lâu ngày sẽ tổn thương đến mắt, ảnh hưởng đến thị lực. 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024