Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/04/2023 23:04 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 51/240 (21%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2811
Được cảm ơn: 16
Đau khi ngồi xổm do đâu?


Ngồi xổm bị đau, thường xuyên bị mỏi, tê cứng khi co duỗi khớp háng… là những dấu hiệu bệnh của viêm khớp háng.

ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, cơn đau viêm khớp háng bắt đầu ở vùng bẹn, sau đó lan dần xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi. Người bệnh sẽ thấy đau khi thực hiện các tư thế như ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống, khi đứng lâu, xoay người, gập người, dạng háng... Người bệnh thường xuyên bị mỏi, tê cứng khi vận động hay co duỗi khớp háng...

Viêm khớp háng là bệnh lý có thể xảy ra ở cả hai giới, tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn do ảnh hưởng của quá trình sinh nở và thay đổi của nội tiết tố. Ngoài ra, những đối tượng như người cao tuổi, người thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh xương khớp... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Đau khi ngồi xổm thắt dây giày cũng là một dấu hiệu cảnh báo viêm khớp háng. Ảnh: Freepik

Đau khi ngồi xổm thắt dây giày cũng là một dấu hiệu cảnh báo viêm khớp háng. Ảnh: Freepik

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: sưng đau và phù nề quanh khớp, khó di chuyển, suy giảm khả năng vận động, suy nhược cơ thể, thậm chí là tàn phế do khớp bị hư hại nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi.

Bác sĩ Khoa Học cho biết, tùy vào mức độ viêm khớp háng, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.

Kiểm soát tốt cân nặng: Nếu bị thừa cân, người bệnh cần lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Khi giảm cân, áp lực trọng lượng cơ thể tác động lên khớp háng cũng giảm xuống, từ đó giúp giảm bớt các cơn đau.

Thay đổi bộ môn tập luyện: Người bệnh cần hạn chế đi bộ đường dài, chơi các môn thể thao nặng hoặc leo cầu thang để khớp háng có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Nên tập luyện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội... để cải thiện sức khỏe xương khớp.

Vật lý trị liệu: Những phương pháp như bấm huyệt, xoa bóp, nhiệt trị liệu, laser giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức khớp háng do viêm hoặc những tổn thương khác.

Chườm đá giúp giảm đau và sưng khớp hiệu quả. Người bệnh có thể chườm đá trong vài ngày đầu sau khi chấn thương hoặc viêm khớp xảy ra. Mỗi ngày chườm 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút.

Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau như aspirin, naproxen, ibuprofen... Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng dành cho người bệnh có khớp háng bị hư hại nghiêm trọng hay chỏm xương đùi biến dạng. Trường hợp háng bị hư hại hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp háng toàn phần.

Viêm khớp háng không phải là một bệnh lý hiếm gặp tại Việt Nam, do đó, nếu phát hiện những cơn đau xương khớp bất thường ở vùng bẹn háng, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Phi Hồng




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024