Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/03/2023 22:03 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 51/240 (21%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2811
Được cảm ơn: 16
7 thực phẩm tự nhiên giúp giảm chứng khó tiêu


Trà gừng, giấm táo và nước nha đam… hiệu quả trong việc giảm chứng khó tiêu.

Khó tiêu gây nóng rát, đau vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn, ợ và đầy hơi; thường xảy ra sau khi ăn uống. 7 thực phẩm dưới đây giúp bạn chủ động làm giảm triệu chứng này một cách tự nhiên.

Giấm táo

Chứng khó tiêu có thể do thiếu axit trong dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Người bệnh gặp vấn đề này dùng giấm táo sẽ giúp tăng hàm lượng axit tự nhiên trong dạ dày. Hãy pha loãng 1-2 thìa canh giấm táo nguyên chất trong khoảng 240 ml nước lọc để uống. Tránh uống quá nhiều giấm táo vì có thể gây kích ứng cổ họng và mòn men răng.

Gừng

Dùng gừng góp phần cải thiện chứng buồn nôn, giảm triệu chứng khó tiêu, thúc đẩy co bóp dạ dày và cho phép thức ăn di chuyển nhanh hơn qua đường tiêu hóa; giúp giảm khí, đầy hơi và cảm giác no. Bổ sung gừng vào bữa ăn giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu hiệu quả ở người bệnh tiêu hóa do khuẩn Helicobacter pylori (H. Pylori), theo nghiên cứu trên tạp chí y khoa Hindawi (Mỹ).

Bạn cũng có thể uống một tách trà gừng ấm, ngậm kẹo gừng hoặc đun sôi gừng tươi trong nước ấm để dùng. Hầu hết các nghiên cứu lưu ý hàm lượng gừng tiêu thụ tối đa là 4 gram một ngày.

Trà gừng ấm giúp giảm khó tiêu nhanh chóng. Ảnh: Very Well Health

Trà gừng ấm giúp giảm khó tiêu nhanh chóng. Ảnh: Very Well Health

Trà hoa cúc

Một tách trà hoa cúc ấm cũng giúp dịu đường tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu. Một báo cáo về lợi ích của trà hoa cúc trên tạp chí Spandidos (Mỹ) cho thấy, hoa cúc giúp giảm bớt chứng khó tiêu ở dạ dày, đầy hơi và kích ứng đường tiêu hóa (GI). Uống trà hoa cúc còn giúp thư giãn các cơ co bóp thức ăn qua ruột, giữ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và giảm đầy hơi.

Nước nha đam

Nha đam là vị thuốc tự nhiên giúp giảm khó tiêu và gần như không gây tác dụng phụ, theo nghiên cứu tính hiệu quả của nha đam trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, trên tạp chí Y học cổ truyền (Trung Quốc). Nha đam được chứng minh có tác dụng giảm viêm và giảm sản xuất axit trong dạ dày, chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, chống tăng sinh và phòng tiểu đường.

Hạt cây thì là

Các nghiên cứu đăng trên Science Direct (Mỹ) cho thấy, thì là là nguyên liệu hỗ trợ tiêu hóa phổ biến, thường được dùng trong điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Tinh dầu thì là hỗ trợ thư giãn cơ và giảm khí thừa trong dạ dày. Các hợp chất có trong lá thì là cũng giúp giảm cảm giác no và chướng bụng. Bạn có thể pha trà thì là bằng cách cho một nửa đến một thìa cà phê hạt thì là nghiền sẵn vào nước sôi, ủ trong 5-10 phút. Bạn cũng có thể thêm 1-2 giọt tinh dầu thì là vào tách trà hoa cúc hoặc trà bạc hà.

Rễ cây cam thảo

Rễ cam thảo cũng là dược liệu phổ biến dùng trong chữa trị các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có chứng khó tiêu. đã được sử dụng để điều trị các bệnh tiêu hóa trong nhiều năm, bao gồm viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày), loét và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Baking soda (bột nở)

Baking soda (hay natri bicacbonat) là chất giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm chứng khó tiêu do axit , đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng gây ra sau bữa ăn. Bạn hãy hòa tan một nửa thìa cà phê bột nở trong khoảng 120 ml nước và uống trong vòng 1-2 giờ sau bữa ăn. Lặp lại hai giờ một lần nếu cần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Người trưởng thành không nên dùng quá 7 thìa cà phê rưỡi bột nở trong vòng 24 giờ, người trên 60 tuổi cũng không nên uống quá 3 thìa rưỡi. Không nên uống baking soda quá hai tuần. Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ dùng baking soda khi có hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Uống nhiều baking soda có thể gây ảnh hưởng tim.

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu cảm thấy khó tiêu kèm các triệu chứng như: nôn ra máu, khó nuốt, đau ngực, hụt hơi, đổ mồ hôi, vàng da, giảm cân ngoài ý muốn hoặc nôn kéo dài... Đây có thể là các triệu chứng của ngộ độc hoặc bị biến chứng đường tiêu hóa.

Mai Chi
(Theo Very Well Health)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024