Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/02/2023 08:02 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Viêm màng bồ đào


Trong viêm màng bồ đào sau có tế bào viêm trong dịch kính, tổn thương viêm có thể có ở võng mạc và hắc mạc.

Viêm màng bồ đào tức là viêm của cả hệ thống màng bồ đào bao gồm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Tuy nhiên bệnh có thể bắt đầu từ võng mạc (viêm võng mạc) hoặc viêm các mạch máu của võng mạc.

Viêm nội nhãn được phân loại thành viêm màng bồ đào trước, viêm màng bồ đào sau hoặc viêm toàn bộ màng bồ đào nhưng tổn thương có thể mạnh hơn ở phần trước hoặc phần sau màng bồ đào, hoặc cân bằng giữa hai phần. Còn có thể phân loại viêm màng bồ đào thành viêm cấp hoặc mạn và viêm có u hạt hoặc không có u hạt.

Dấu hiệu lâm sàng

Viêm màng bồ đào trước được đặc trưng bởi sự hiện diện của tế bào viêm và lóe sáng trong thủy dịch. Tế bào viêm còn có thể có mặt ở nội mô giác mạc như những lắng đọng tạo thành viêm giác mạc.

Trong viêm màng bồ đào u hạt, những tế bào viêm tạo thành "mỡ cừu" và có thể thấy các nốt trên mống mắt. Trong viêm không có u hạt, "mỡ cừu" nhỏ hơn và không có hạt trên mống mắt. Đôi khi viêm màng bồ đào u hạt có thể bị che lấp, thành viêm không có u hạt. Trong viêm màng bồ đào trước nặng, có thể có mủ trong tiền phòng (tập trung các tế bào bạch cầu thành phần) và có sợi fibrin trong tiền phòng. Nói chung trong tất cả các hình thái của viêm màng bồ đào, đồng tử nhỏ và với sự phát triển của dính sau (dính giữa mống mắt và vỏ trước của thể thủy tinh) đồng tử trở thành không đều. Viêm màng bồ đào trước không u hạt có xu hướng bắt đầu cấp diễn với đau nhức, đỏ, sợ ánh sáng và giảm thị lực. Viêm màng bồ đào trước u hạt ít có cơn cấp diễn hơn, thị lực chỉ mờ, và mắt đỏ nhẹ.

Trong viêm màng bồ đào sau có tế bào viêm trong dịch kính. Tổn thương viêm có thể có ở võng mạc và hắc mạc. Tổn thương mới có màu vàng, bờ không rõ còn tổn thương cũ có bờ rõ hơn và hay có sắc tố. Tổn thương mạch máu võng mạc có thể thấy tiếp giáp với các tổn thương trên hoặc tỏa lan hơn. Trong những trường hợp nặng, đục dịch kinh xuất hiện trước khi thấy các chi tiết của võng mạc. Viêm màng bồ đào sau thường kèm theo mất thị lực dần dần trên một mắt tương đối yên. Mất thị lực có thể do mờ và đục dịch kính, tổn thương bao gồm cả hoàng điểm (phù hoàng điểm), tắc tĩnh mạch võng mạc hoặc hiếm hơn, cả tổn thương thị thần kinh.

Nguyên nhân

Bệnh toàn thân phối hợp với viêm màng bồ đào trước không u hạt và HLA-B27 gây viêm thần kinh xương chậu, viêm đốt sống cứng khớp, hội chứng Reiter, bệnh vảy nến, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Hội chứng Behcet gây cả viêm màng bò đào trước với mủ tiền phòng tái phát và viêm màng bồ đào sau với biến đổi mạnh của mạch máu võng mạc. Cả viêm herpes simplex và herpes zoster đều có thể gây viêm màng bồ đào trước không u hạt.

Những bệnh tạo nên viêm màng bồ đào trước u hạt cũng có xu hướng là nguyên nhân của viêm màng bồ đào sau. Các bệnh này bao gồm bệnh sarcoid, thường là ở cả hai mắt, lao, giang mai và bệnh do toxoplasma. Hội chứng Vogt-Koyanagi-Marada (viêm màng bồ đào hai bên phối hợp với rụng tóc, bạc lông mi, bạch biến, tai điếc) và bệnh nhãn do giao cảm. Giang mai tạo nên đáy mắt "muối tiêu" đặc trưng nhiều khi lại gây giảm sút thị lực rất nhẹ trừ khi có teo gai nguyên phát do giang mai. Trong bệnh do toxoplasma bẩm sinh, rõ ràng là có những giai đoạn trước đã viêm hắc - võng mạc. Viêm mạch máu võng mạc miễn dịch tự miễn và viêm viêm màng bồ đào trung gian là những điều kiện tự phát gây viêm màng bồ đào sau.

Bong võng mạc, u nội nhãn và u lympho của hệ thần kinh trung ương cũng có thể giống như viêm màng bồ đào.

Đánh giá và điều trị

Ngoài hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, việc quan sát còn bao gồm xét nghiệm tốc độ lắng máu, thử nghiệm VDRL tìm giang mai và FTA-ABS, chiếu X quang tim phổi và X quang vùng xương chậu có thể có chỉ định.

Viêm màng bồ đào trước được điều trị có kết qủa với corticosteroid tại chỗ. Đôi khi tiêm corticoid quanh nhãn cầu thậm chí corticoid toàn thân có thể cần thiết. Việc làm giãn đồng tử rất cần thiết, để giảm nhẹ đau nhức và chống dính sau. Viêm màng bồ đào sau cần corticoid toàn thân hơn và đôi khi điều trị ức chế miễn dịch bằng azathioprin hoặc cyclosporin. Thông thường, không cần thiết làm giãn đồng tử.

Trong tất cả các trường hợp nếu xác định được nguyên nhân nhiễm khuẩn, cần điều trị hóa dược. Nhìn chung, tiên lượng đối với viêm màng bồ đào trước đặc biệt hình thái không u hạt tốt hơn là viêm màng bồ đào sau.

Xử trí bệnh nhân viêm màng bồ đào phải do thày thuốc nhãn khoa nhưng sự phối hợp với các chuyên khoa khác là cần thiết để xác định nguyên nhân và chỉ định liều lượng thuốc chống vi khuẩn, dùng liều cao corticosteroid toàn thân và các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024