Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/01/2023 17:01 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Đánh giá bệnh thận trước phẫu thuật


Nên lọc máu cho những bệnh nhân này trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật và nên đo mức điện giair huyết thanh ngay trước phẫu thuật và theo dõi sát trong giai đoạn hậu phẫu.

 

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mặc dù tỷ lệ tử vong của đại phẫu thuật theo lịch là thấp (1-4%) ở những bệnh nhân suy thận mạn phụ thuộc vào lọc máu nhân tạo, nguy cơ của các biến chứng phẫu thuật, bao gồm tăng kali huyết, viêm phổi, quá tải thế tích và xuất huyết sau phẫu thuật là tăng rõ. Tăng kali huyết sau phẫu thuật cần lọc máu cấp cứu ở 20-30% bệnh nhân, và viêm phổi sau phẫu thuật có thể gặp tới 20% bệnh nhân. Nên lọc máu cho những bệnh nhân này trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật và nên đo mức điện giair huyết thanh ngay trước phẫu thuật và theo dõi sát trong giai đoạn hậu phẫu.

Nguy cơ tiến triển giảm rõ rệt chức năng thận, bao gồm cả suy thận cấp cần lọc máu, sau đại phẫu ước tính khoảng 2% đến 20%. Tử vong liên quan với suy thận cấp sau phẫu thuật chung, phẫu thuật mạch máu hoặc tim vượt quá 50%. Các yếu tố nguy cơ liên quan với hủy hoại chức năng thận sau phẫu thuật được nêu ở bảng 1-13. Điều đặc biệt quan trọng là duy trì thể tích lòng mạch thích hợp trong suốt thời kỳ quanh phẫu thuật.

Bảng. Các yếu tố nguy cơ phát triển suy thận cấp sau phẫu thuật

Phẫu thuật động mạch chủ.

Phẫu thuật tim.

Bệnh mạch máu ngoại vi.

Suy tim nặng

Hoàng đản trước phẫu thuật.

Thiểu năng thận mạn tính trước phẫu thuật.

Tuổi > 70.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024