Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/01/2023 21:01 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Bệnh giun tóc: bệnh giun roi ngựa


Bệnh nhân nhiễm giun nhẹ không triệu chứng không cần phải điều trị. Trường hợp nhiễm giun nặng hơn hoặc có triệu chứng, điều trị mebendazol, albendazol hoặc oxantel.

 

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giun tóc Trichuris trichiura là một loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở người, phân bố trên toàn thế giới, nhất là ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, nhưng bệnh hay xảy ra và nặng hơn ở trẻ em. Giun có hình dạng mảnh, dài 30 - 50 mm, đầu trước nhỏ hơn dạng roi ngựa bám vào niêm mạc đại tràng, nhất là ở manh tràng. Trứng giun thải theo phân nhưng sau khi ra đến đất phải mất 2 - 4 tuần ấu trùng mới phát triển để trở nên có khả năng lây nhiễm; vì vậy, không xảy ra lây truyền từ người sang người. Người nhiễm bệnh khi nuốt phải trứng có khả năng lây nhiễm. Ấu trùng nở ra trong ruột non và trưởng thành trong ruột già nhưng không di trú qua các tổ chức.

Triệu chứng và dấu hiệu

Nhiễm giun nhẹ (ít hơn 10000 trứng trên 1 gam phân) đến vừa ít khi gây triệu chứng. Nhiễm giun nặng (30.000 trứng hoặc nhiều hơn trên 1 gam phân) có thể biểu hiện bằng đau bụng, mót rặn, ỉa chảy, trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn, và sụt cân. Sa trực tràng và đi ngoài ra máu hoặc mất máu vi thể mạn tính cũng có thể xuất hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng. Đôi khi giun trưởng thành có mặt trong phân. Hiện tượng giun xâm nhập vào ruột thừa và gây viêm ruột thừa ít khi xảy ra.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Chẩn đoán dựa trên việc tìm thấy các trứng đặc trưng và đôi khi, giun trưởng thành trong phân. Tăng bạch cầu ái toan (5 - 20%) thường gặp, trừ các trường hợp nhiễm giun nhẹ. Thiếu máu thiếu sắt nặng có thể xảy ra trong nhiễm giun nặng.

Điều trị

Bệnh nhân nhiễm giun nhẹ không triệu chứng không cần phải điều trị. Trường hợp nhiễm giun nặng hơn hoặc có triệu chứng, điều trị mebendazol, albendazol hoặc oxantel. Không sử dụng thiabendazol, do thuốc không có hiệu quả và có độc tính cao.

Mebendazol

Liều dùng là 100 mg hai lần /ngày sau bữa ăn, trong 3 ngày. Để tác dụng điều trị được tốt hơn, nên nhai viên thuốc trước khi nuốt. Tỷ lệ khỏi bệnh 60 - 80% và cao hơn được thông báo sau một liệu trình điều trị, cùng với việc giảm đáng kể số lượng trứng ở những bệnh nhân còn lại. Đối với các trường hợp nhiễm giun tóc nặng, một liệu trình điều trị dài hơn (tới 6 ngày) hoặc điều trị nhắc lại có thể cần đến. Các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa do thuốc ít khi xảy ra. Thuốc có chống chỉ định trong thời kỳ mang thai.

Albendazol

Albendazol uổng liều duy nhất 400 mg có tỷ lệ chữa khỏi 33 - 90%, với số lượng trứng giảm đáng kể ở những người không khỏi. Liều điều trị thích hợp để đạt tỷ lệ khỏi cao hơn trong các trường hợp nhiễm giun vừa tới nặng còn cần được xác định, nhưng một liệu trình điều trị kéo dài 2 - 3 ngày có thể dùng thử nghiệm. Albendazol (hiện đã có ở Hoa Kỳ) không được sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Oxantel pamoat

Oxantel pamoat là một hoạt chất tương tự như pyratel pamoat và chỉ tác dụng lên T. trichiura. Tỷ lệ khỏi 57 - 100% đã được thông báo trong một loạt thử nghiệm. Một phác đồ điều trị sử dụng liều 15 mg/kg (gốc) mỗi ngày trong 2 ngày cho những bệnh nhân nhiễm giun mức độ nhẹ và vừa. Đối với những bệnh nhân nhiễm giun nặng, cho liều 10 mg/kg (gôc) mỗi ngày trong 5 ngày: Oxantel không có ở Hoa Kỳ. Tính an toàn của thuốc trong thời kỳ mang thai chưa được xác định.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024