Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/01/2023 20:01 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN


Thực ra năm năm đầu sau khi các bạn tốt nghiệp là giai đoạn các bạn trẻ phải liên tục hoàn thiện bản thân. Bạn bắt đầu va chạm với cuộc sống, và so sánh nó với kỳ vọng mình vẽ ra.

Đây cũng là thời gian bạn cần một chiến lược phát triển bản thân. Tuy chiến lược là vấn đề nghe rất ‘kinh doanh’ và thường dùng cho doanh nghiệp, nó cũng rất cần thiết cho cá nhân.

Xây dựng được chiến lược phát triển bản thân sẽ giúp bạn nhận thức được những gì mình đang có, cũng như giá trị của bản thân trên con đường sự nghiệp. Bạn cũng sẽ có thể điều phối các nguồn lực cần thiết về thời gian, chi phí để đi đúng hướng.

Trên hết, một chiến lược phát triển cá nhân sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn chán và hoang mang, đồng thời có động lực sống và làm việc hàng ngày.

Vậy chiến lược phát triển cá nhân bắt đầu từ đâu? Nó giống hay khác với chiến lược phát triển của công ty như thế nào?

Trước hết, đam mê = tầm nhìn + sứ mệnh

Đối với doanh nghiệp, trước khi lên chiến lược phát triển, họ cần xác định tầm nhìn dài hạn (vision) về tương lai của công ty, và sứ mệnh, mục đích (mission) phục vụ kinh doanh, cuộc sống, xã hội làm định hướng cho sự phát triển đó. Từ đó, họ xác định các giá trị cốt lõi (core value) giúp thể hiện được tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động của mình.

Với các cá nhân, tầm nhìn ở đây là niềm đam mê cho một nghề nghiệp, lĩnh vực nào đó. Có đam mê thì mới có thể theo xác định được sứ mệnh (mục đích) sống tốt đẹp và rõ ràng.

Nếu không có đam mê hay mục đích sống, ta sẽ chỉ nghe thấy bản thân than phiền về công việc, và thường xuyên trở nên buồn chán. Chán nản là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang lơ đễnh trước mục tiêu của mình. Hay nói khác đi là làm không đúng với tầm nhìn và định hướng phát triển, và đã đến lúc cần thay đổi.

Đồng thời, khi đã may mắn tìm ra đam mê, hãy biết cách giữ ngọn lửa ấy ấm áp, nhưng không thiêu rụi bạn

Phân tích SWOT cho cá nhân, tại sao không?

Dù là doanh nghiệp hay cá nhân, ta có thể bắt đầu với mô hình SWOT. Đây là mô hình cần có trước khi vạch ra chiến lược. Cụ thể, SWOT bao gồm:

● Strengths / Thế mạnh: Đặc điểm giúp bạn nổi bật và là lợi thế để cạnh tranh;

● Weaknesses / Điểm yếu: Đặc điểm còn thiếu sót, hoặc chưa phát triển so với các bên khác;

● Opportunities / Cơ hội: Yếu tố bên ngoài có tiềm năng để bạn khai thác và biến thành lợi thế;

● Threats / Thử thách: Yếu tố bên ngoài có thể gây cản trở đến sự phát triển của bạn.

Với doanh nghiệp, phân tích SWOT giúp họ xác định vị thế trên thương trường, xem xét tính khả thi của mục tiêu, đồng thời chuẩn bị cho những biến động về kinh tế. Với các cá nhân, ngoài việc lên mục tiêu và kế hoạch, SWOT giúp bạn tự đánh giá mình một cách thực tế. Từ đó, bạn sẽ biết phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu và lựa chọn môi trường phù hợp để phát triển.

Biến đam mê thành kế hoạch

Với doanh nghiệp, để đạt được các mục tiêu đề ra, họ phải có kế hoạch triển khai cụ thể, bao gồm các yêu cầu về thời gian, nhân sự, nguồn lực tài chính, cách vận hành và kiểm soát tiến độ. Khi đó, bạn trở thành một trong các mắt xích nhân sự với những kỹ năng mà công ty đang cần. Trong một bức tranh lý tưởng, sự phát triển cá nhân của bạn sẽ có chung định hướng với chiến lược phát triển của công ty.

Do đó với các cá nhân, hãy cứ mơ đi, nhưng đừng dại khờ mất phương hướng. Nhiều bạn cứ loay hoay lao vào việc mình thích, nhưng lại không biết cách vạch ra một kế hoạch rõ ràng, tìm và học các xu hướng, kỹ năng, cơ hội mới. Điều này khiến chúng ta dễ mất cân bằng giữa việc nuôi dưỡng đam mê và đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc, dưới sự kỳ vọng của công ty.

Một bức tranh sự nghiệp cần phải có tính thực tế và khả thi. Và để có chiến lược phát triển, bạn cần có kế hoạch và mục tiêu riêng mình.

Đặt mục tiêu góp phần hình thành động lực và thói quen, giúp ta tập trung và giữ phong độ trong công việc. Biết được mục tiêu cũng sẽ giúp bạn phân bổ năng lượng mỗi ngày, từ đó có sức bền để làm việc.

Mục tiêu cũng là những phép đo lường giúp chúng ta quản lý công việc hiệu quả, từ đó có những bàn đạp tốt để tiến xa hơn. Hãy nghĩ về những điều bạn muốn đạt được trong 1 năm, 3 năm và 5 năm nữa. Dù là thành tựu lớn hay nhỏ, chúng cũng sẽ giúp bạn định hình tất cả khía cạnh trong các quyết định của bạn sau này.

Thực hiện kế hoạch: 2 Bí quyết tối thượng

Học hỏi chuyên sâu và đa chiều

Khi tôi nói ra điều này nhiều bạn sẽ cảm thấy hơi thừa vì nó dễ thực hiện, ai mà chả phải học. Nhưng thực tế, thể hiện được kỹ năng này quyết định sự thành công trong việc phát triển bản thân. Nhiều bạn thường xuyên tìm hiểu và cập nhật, nhưng phần lớn chủ yếu là hiểu bề nổi, đọc qua loa, nắm ý chính, rồi xem như mình đã hiểu biết vấn đề.

Khi đã có lĩnh vực quan tâm, hãy chịu khó tìm tòi, đào sâu ngọn ngành, gốc rễ của vấn đề. Kiến thức có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chúng phải mang lại những kiến thức chuyên sâu, đa chiều và liên đới đến các lĩnh vực xung quanh.

Ngoài ra, việc nghiên cứu, cập nhật thường xuyên kiến thức xã hội cũng sẽ giúp bạn giải quyết tình huống nhanh chóng, điều chỉnh các mục tiêu phát triển phù hợp hơn.

Biết mình nhỏ bé thế nào

Càng tỏ ra khiêm tốn, bạn sẽ càng có khả năng tự học và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Khi cho rằng mình biết chưa đủ, chưa sâu, bạn sẽ có động lực để học tập thêm.

“Người giỏi là người biết làm việc với người giỏi hơn mình.” Khi bạn khiêm tốn, bạn dễ tạo cảm giác gần gũi và cầu thị. Điều này giúp những người đi trước như giáo viên, quản lý, đồng nghiệp cởi mở và chia sẻ thêm về kinh nghiệm mà họ có.

Sẽ luôn có những điều mới để bạn học mỗi ngày. Vì vậy, hãy giữ tò mò và can đảm lao ra biển kiến thức rộng lớn.

Kiểm soát và điều chỉnh: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép

Trên hành trình phát triển, bạn sẽ gặp khó khăn khi phải điều chỉnh hay thừa nhận sai lầm. Khó khăn có thể đến từ áp lực bản thân, gia đình, hay xã hội. Và khi thất bại, bạn dễ trở nên bi quan và không dám tiếp tục vì sợ mắc lại sai lầm.

Cần lưu tâm rằng mục tiêu hay chiến lược nào cũng chỉ là định hướng cho việc phát triển. Thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự biến chuyển của nền kinh tế xã hội hiện tại, và khả năng chúng ta tự đánh giá mình.

Hãy ghi lại và đánh giá các mục tiêu hàng quý, hàng năm để xem mình đã và chưa đạt được gì. Nếu mục tiêu quá sức, hãy điều chỉnh và nới giãn. Nếu thấy mục tiêu dễ, hãy tăng tốc và tự tạo thử thách mới.

Đồng thời, hãy lấy thất bại làm động lực để cải thiện kỹ năng và tuỳ chỉnh chiến lược cho phù hợp. Nghiên cứu cho thấy, người thất bại sớm thường có khả năng đạt được những thành tựu rực rỡ trong tương lai và duy trì mức độ thành công cao hơn so với người thành công sớm.

Chưa kể, thành công quá sớm cũng khiến bạn dễ trở nên tự mãn, “ngủ quên trên chiến thắng,” hoặc tệ hơn là cảm thấy trống rỗng và lạc lõng.

Trong hành trình phát triển, ta luôn cần kiểm soát và điều chỉnh chiến lược của mình. Và hãy cứ sai đi, vì bạn được phép!

Bài viết này sẽ đi sâu chi tiết về 8 bước lập kế hoạch phát triển bản thân dành cho bất kỳ ai. Nếu bạn vẫn đang mong lung về bản thân và chưa biết hướng đi nào dành cho mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Phát triển bản thân – nghe thì dễ đấy nhưng liệu thực thi có dễ? Chúng ta ai cũng đều mong muốn xây dựng cho mình một cuộc sống chất lượng hơn, cho nên phát triển bản thân là điều nhất định phải làm. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng nhận thức rõ.

Vì vậy chúng ta cần phải nghiêm túc với chính bản thân và theo sát kế hoạch phát triển bản thân của mình. Vậy bản kế hoạch phát triển bản thân là gì và làm thế nào để xây dựng nó? Cùng tìm hiểu kỹ ngay sau đây.

Bản kế hoạch phát triển bản thân là gì?

Định nghĩa

Có thể hiểu, kế hoạch là những hành động được bạn sắp xếp theo một lịch trình nhất định. Chúng có thời hạn, dựa trên nguồn lực sẵn có để nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Bản kế hoạch thường vẽ ra những biện pháp tốt nhất để đưa bạn đến cái đích hoàn thành công việc hoặc chinh phục bất kỳ mục tiêu nào trong cuộc sống.

Có thể hình dung mục tiêu bạn cần chinh phục như một đỉnh núi cao. Vậy kế hoạch sẽ là những bước đi bạn vẽ ra ban đầu để leo lên ngọn núi, với thời gian cụ thể. Một bản kế hoạch tốt là bản kế hoạch có khả năng thực thi cao, phù hợp với nguồn lực và khả năng sẵn có của bạn. Đồng thời, cũng là con đường ngắn nhất để đi đến đích.

Vậy còn kế hoạch phát triển bản thân thì sao? Nó là một tập hợp những hành động được bạn liệt kê ra với mục đích nâng cao giá trị của bản thân. Bản kế hoạch này phải dựa trên những nhận thức, đánh giá, trải nghiệm của cá nhân. Đồng thời, mục tiêu đặt ra cũng phải cụ thể, hướng đến một cái đích rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu thì bản kế hiachj càng chi tiết bấy nhiêu. Kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu thì khả năng thực hiện trong thực tế càng cao. Bởi vậy, hãy bắt đầu bằng việc đặt cho mình một mục tiêu cụ thể nhé!

Ví dụ: Tôi sẽ giảm được 5 cân trong 1 tháng tới. Để đạt được mục tiêu này, tôi cần thực hiện:…

Vai trò

Bản kế hoạch phát triển bản thân giống như sơ đồ định hướng chúng ta, đưa chúng ta đến đích dễ dàng hơn. Bạn có thể tưởng tượng nếu mình đang đi trong rừng sâu, xung quanh 4 bể đều là cây rậm rạp, việc xác định phương hướng vô cùng khó khăn. Khi đó, nếu không định vị được nơi cần đến, nếu không có trong tay một tấm bản đồ hoặc một người chỉ đường đi bên cạnh, việc thoát ra khỏi cánh rừng hoàn toàn là bất khả thi. Hoặc nếu có, quá trình này sẽ rất mất thời gian.

Lập kế hoạch phát triển bản thân giúp cho bạn phát triển bản thân tốt hơn, nhanh hơn, nhanh chóng trở thành con người mà mình muốn hướng đến.

Cách lập kế hoạch phát triển bản thân

Mình bắt đầu biết lập kế hoạch phát triển bản thân từ khi học cấp 2. Đến nay, thói quen này vẫn được mình duy trì. Ở giai đoạn mới bắt đầu, việc lập kế hoạch của mình rất bản năng, thường chỉ là gạch ra những việc cần làm mà không có mục tiêu và thời gian cụ thể. Đôi khi, những việc đó còn không phù hợp với khả năng của chính mình lúc đó. Do vậy, việc không làm được cũng là điều đương nhiên. Và nhiều việc không làm được dẫn đến kế hoạch bị đổ bể, mục tiêu thì không đạt được mà tinh thần thì đi xuống, thất vọng tràn trề về bản thân vì chẳng làm gì nên hồn.

Sau này, khi đã có kinh nghiệm nhiều hơn, cộng với tìm hiểu nhiều hơn qua sách vở và các bài viết trên Internet, mình đúc rút được 8 bước trong cách lập kế hoạch để có một bản kế hoạch phát triển bản thân hoàn hảo. Đó là:

1. Hình dung về bản thân trong tương lai

Trước khi bắt tay vào lập kế hoạch, như mình nói trên đây, bạn cần tìm cho mình một cái đích. Đối với việc phát triển bản thân, cái đích hoàn hảo nhất chính là bản thân trong tương lai – một con người mà bạn muốn trở thành sau khi thực hiện xong kế hoạch. Đó có thể là một người thông minh hơn, xinh đẹp hơn, tài giỏi hơn. Hoặc đơn giản, đó sẽ là một người an nhiên hơn, hạnh phúc hơn, suy nghĩ nhiều điều tích cực hơn.

Bạn có thể lấy cho mình một hình tượng nhất định nào đó để có động lực phấn đấu. Ví dụ, nếu muốn phát triển về ngoại ngữ, bạn có thể nghĩ đến Khánh Vy. Nếu muốn phát triển về khả năng viết lách, bạn có thể nghĩ đến chị Linh Phan, nếu muốn phát triển về nghệ thuật, bạn có thể nghĩ đến bất kỳ người nghệ sĩ nào mà bạn hâm mộ.

Việc hâm mộ này không nên mang hàm nghĩa tiêu cực, hâm mộ một cách mù quáng như nhiều người thần tượng idol Hàn Quốc. Việc hâm mộ này cũng không nhằm khiến bạn tự ti về bản thân. Hy vọng sau khi nghĩ về họ, lấy họ làm động lực phấn đấu, bạn sẽ không còn hâm mộ họ nữa mà chuyển sang hâm mộ chính mình.

2. Xác định giá trị bản thân

Đây là bước vô cùng quan trọng trong cách lập kế hoạch phát triển bản thân. Để kế hoạch không mang tính mơ mộng và hoang tưởng, nó phải bắt nguồn từ chính thực lực và giá trị hiện tại của bạn. Việc này cũng tương tự như khi bạn thả một cánh diều. Dù muốn diều bay cao, bay xa đến đâu, bạn cũng phải bắt đầu với việc nắm dây diều thật chắc. Nếu không được nối với mặt đất, chúng sẽ bay mất vào tận mây xanh.

Hãy ngồi xuống, tĩnh lại và tự hỏi mình những câu hỏi sau:

“Khả năng hiện tại của mình là gì?”

“Điểm mạnh của mình là gì?”

“Nguồn lực (thời gian, tiền bạc, trang thiết bị cần thiết,…) của mình liệu có đủ?”

Sau khi xác định rõ giá trị của bản thân, chúng ta sẽ tiến sang bước tiếp theo

3. Đặt mục tiêu – ưu tiên những điều quan trọng

Đây là bước chủ chốt trong cách lập kế hoạch phát triển bản thân. Mục tiêu sẽ quyết định đến con đường mà bạn tạo dựng. Do vậy, hãy đảm bảo đó là mục tiêu mà bạn thật sự mong muốn, thật sự khao khát và thực sự quan trọng. Mình cho rằng chúng ta nên có một mục tiêu chính và vài mục tiêu phụ. Những mục tiêu phụ này sẽ bổ trợ cho mục tiêu chính, giúp mục tiêu chính vững vàng và dễ chinh phục hơn.

Ví dụ: Mục tiêu chính trong năm 2022 của bạn là chinh phục được tiếng Anh thì xung quanh nó nên có các mục tiêu phụ cụ thể hơn như:

Có thể xem phim tiếng Anh mà không cần phụ đềBằng Toiec 4 kỹ năng 750 trở lênCó thể giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoàiCó thể đọc báo và đọc sách bằng tiếng Anh

4. Xác định con đường và lộ trình

Sau khi đã xác định được đích đến, bước tiếp theo trong cách lập kế hoạch phát triển bản thân đó là xây con đường và lộ trình để đến đích. Con đường chính là những việc cần làm, hãy liệt kê nó ra càng chi tiết càng tốt. Với mỗi mục tiêu phụ, hãy đảm bảo số việc cần thiết để chinh phục được chúng. Khi những mục tiêu phụ đã được chinh phục thì mục tiêu chính không còn là vấn đề. Còn lộ trình chính là thời gian cụ thể mà bạn quy ước để thực hiện hành động ấy.

Ví dụ: Đối với mục tiêu đạt 4 Toeic 4 kỹ năng với số điểm 750 trong 4 tháng, bạn cần xác định con đường và lộ trình như sau:

Làm thử đề để xác định năng lực của bản thân (1 ngày)Ôn Listening (… ngày)Ôn Reading (… ngày)Ôn Writing (… ngày)Ôn Speaking (… ngày)Ôn ngữ pháp và từ vựng (… ngày)Xem các video tiếng Anh và đọc báo BBC hàng ngàyLuyện đề (… ngày trước ngày thi)

Việc lên con đường và lộ trình phải được cân nhắc dựa trên mục tiêu và giá trị hiện có của bản thân. Nếu có sự cân bằng giữa mục tiêu và giá trị của bản thân, xác định thời gian vừa đủ, bản kế hoạch sẽ đảm bảo giúp bạn phát triển bản thân nhanh và hiệu quả nhất.

5. Phân tích cơ hội và thách thức trong lộ trình phát triển bản thân

Mỗi người đều sống trong một môi trường nhất định. Do đó, việc thực hiện kế hoạch cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi môi trường. Bạn hãy xác định trước những cơ hội và thách thức đối với bản thân khi thực hiện kế hoạch đó, trong môi trường mà mình được đặt vào. Cơ hội chính là động lực, còn thách thức chính là điều bạn lường trước để không bị động nếu gặp phải khó khăn.

6. Lập kế hoạch phát triển bản thân chi tiết

Sau khi đã nhìn thế trận một cách bao quát, hãy zoom lên để thấy rõ hơn những việc mình cần làm từng ngày, từng giờ. Lập kế hoạch chi tiết trong cách lập kế hoạch phát triển bản thân cũng giống như việc xếp từng viên gạch để xây nhà. Nếu không có những viên gạch nhỏ, không thể hình thành một căn nhà lớn. Do vậy, theo kinh nghiệm của mình, bạn hãy dành thật nhiều tâm sức cho khâu này. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình thực hiện kế hoạch của bạn.

7. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Nếu bạn nghĩ rằng kế hoạch cá nhân thì không nên tìm sự giúp đỡ từ người khác, điều đó thật sai lầm. Sự hỗ trợ từ người khác hoặc các công cụ thông minh sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch nhanh gấp nhiều lần. Hãy nhớ rằng, chúng ta luôn có một người bạn là Internet. Người bạn ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta bất kể lúc nào. Bởi vậy, đừng ngần ngại hỏi google nhé, bạn sẽ thấy vấn đề của mình được giải quyết nhanh hơn đó.

Sẽ tuyệt vời hơn nhiều nếu bạn có thể tìm được những người mentor – những người thầy dẫn dắt, trợ giúp. Còn nếu không, có thể là những người bạn cùng chí hướng để giao lưu, học hỏi. Hiện nay, có rất nhiều hội nhóm trên Internet – nơi bạn có thể tìm thấy bạn, thầy ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Ví dụ: Nếu muốn phát triển bản thân và chuẩn bị cho việc đi làm, bạn có thể tham gia group Làm sen thông thái

8. Theo dõi tiến độ bản kế hoạch phát triển bản thân

Mình đã từng lập ra những kế hoạch rất đẹp, rất vĩ mô. Nhưng sau đó, chúng bị bỏ xó vì mình không theo dõi tiến đột hực hiện. Để hạn chế điều này, mình muốn khuyên các bạn hãy để kế hoạch ở nơi mà bạn dễ nhìn thấy nhất. Đó có thể là bàn học, bàn làm việc, giường ngủ, dán trên tường,… miễn là nó phải ở trong tầm mắt của bạn. Với việc để bản kế hoạch lọt vào tầm mắt, bạn sẽ không bị quên những việc mình cần làm. Đồng thời, có thể theo dõi tiến độ công việc hàng ngày. Hãy cho phép mình tick hoặc gạch bỏ những việc đã làm xong, bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn để thực hiện những việc phía trước.

Trong quá trình lập kế hoạch, chúng ta nên giữ sự tập trung tuyệt đối. Với mỗi lần lập kế hoạch phát triển bản thân, mình đều thực hiện theo những lưu ý sau:

1. Yên tĩnh một mình

Mình thích sự yên tĩnh, có thể vì mình là một người hướng nội. Không gian yên tĩnh giúp mình tập trung hơn và dành toàn bộ suy nghĩ cho bản kế hoạch mà mình đang xây dựng. Đó cũng là lúc mình hiểu bản thân kỹ nhất, nhìn nhận thấu nhất những giá trị của bản thân. Cũng dễ hiểu thôi, vì nếu ở cạnh người khác, có thể họ sẽ áp đặt giá trị lên chúng ta. Và vô tình, chúng ta sẽ ngộ nhận đó là giá trị của mình nhưng không phải.

2. Bám sát kế hoạch

Trong quá tình thực hiện kế hoạch, đừng quên luôn bám sát kế hoạch và theo dõi tiến độ. Điều này cũng tương tự như khi bạn tạo nên một bộ phim. Bộ phim chính là kịch bản. Sau khi kịch bản được hoàn thiện, đoàn làm phim sẽ bám sát theo kịch bản đó để diễn và ghi hình. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế.

3. Tập trung những điều quan trọng nhất

Trong kê hoạch luôn có những việc quan trọng nhất cần được ưu tiên. Bạn hãy tập trung vào chúng trước, giải quyết chúng rồi mới làm những việc ít quan trọng hơn. Chỉ khi tập trung vào những điều quan trọng, chúng ta mới có thể thúc đẩy bản thân đi lên.

4. Không bỏ cuộc

Lưu ý này rất quan trọng trong cách lập kế hoạch phát triển bản thân, đặc biệt là với những người thiếu kiên nhẫn. Trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Và nếu không đủ ý chí, bạn sẽ rất dễ nản lòng và bỏ cuộc. Mỗi khi định bỏ cuộc, mình thường nghĩ đến hình ảnh bản thân trong tương lai mà chính mình đã vẽ ra. Mình tự hỏi nếu như bỏ cuộc thì mình bắt đầu để làm gì? Khi ấy, mình thực sự nuỗi tiếc những ngày cố gắng đã qua. Chỉ cần cố thêm một chút, một chút nữa thôi, mục tiêu đã gần hơn rồi.

5. Tự thưởng bản thân khi đạt mục tiêu

Sẽ thật mệt mỏi khi chúng ta phải ép mình cố gắng. Nhưng sẽ thật hạnh phúc khi sự cố gắng của mình được đền đáp. Nếu việc chờ đến khi mục tiêu cuối cùng được hoàn thành quá lâu, vậy hãy chia nhỏ mục tiêu để được thưởng nhiều lần. Việc tự thưởng chi bản thân sau mỗi lần cố gắng sẽ mang đến cảm giác tận hưởng – một nguồn năng lượng dồi dào để bắt tay vào những việc tiếp theo.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024