Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/12/2022 23:12 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 46/240 (19%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2806
Được cảm ơn: 16
Cách phòng tránh đau, cứng khớp khi tập thể dục mùa lạnh


Tập thể dục mùa lạnh mang đến nhiều lợi ích nhưng đôi khi có thể bị đau, cứng khớp và cần có biện pháp để cải thiện tình trạng này.

Việc tập thể dục ngoài trời lạnh và đột nhiên cảm thấy các khớp của mình bị đau và cứng đơ không hiếm gặp. Tình trạng này khiến mọi người khó có thể di chuyển bình thường, thậm chí quá trình tập luyện phải tạm dừng.

Nguyên nhân của cứng khớp có thể một phần do thời tiết lạnh. Nhiệt độ lạnh thường cản trở hoạt động trao đổi chất, ảnh hưởng tới hoạt động cơ/thần kinh trong cơ thể khiến các cơ có xu hướng co lại.

Bên cạnh đó, những thay đổi về áp suất khí quyển và nhiệt độ giảm sâu có thể dẫn đến sưng khớp và cơ, tạo ra áp lực và đau đớn. Thời tiết lạnh khiến máu có xu hướng lưu thông về trung tâm cơ thể để giữ ấm cho các cơ quan quan trọng, điều này có thể khiến các bộ phận khác như cánh tay và chân không được cung cấp lưu lương máu phù hợp và dễ bị đau.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa hoặc giảm bớt cơn đau, cứng khớp khi tập luyện dưới thời tiết lạnh:

Dành thời gian khởi động thật kỹ

Bạn nên bắt đầu với việc khởi động trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Thực hiện một số động tác kéo giãn để thả lỏng cơ bắp và tập trung vào các động tác giãn cơ để giúp cơ thể nóng lên, tăng cường lưu thông máu tới cánh tay và chân.

Thời gian khởi động có thể tăng thêm tùy thuộc vào các bài tập thể dục mà bạn thực hiện ngày hôm đó.

Khởi động kỹ càng là bước không thể thiếu trong tập thể dục để phòng tránh tình trạng đau, cứng cơ. Ảnh: Adobe Stock

Khởi động kỹ càng là bước không thể thiếu trong tập thể dục để phòng tránh tình trạng đau, cứng cơ. Ảnh: Adobe Stock

Giữ ấm cơ thể

Trước khi ra ngoài trời lạnh vận động nên mặc nhiều lớp quần áo giữ ấm, vừa giúp cơ thể không bị ảnh hưởng bởi cái lạnh đột ngột vừa giúp bạn có thể cởi bớt nếu tập luyện sâu hơn và cơ thể nóng dần lên.

Nếu thời tiết không quá khắc nghiệt, hãy mặc thêm một chiếc áo gió, sau đó cởi ra và buộc quanh eo lúc tập luyện khi cơ thể bắt đầu nóng lên và đổ mồ hôi.

Không dừng tập đột ngột

Sau khi hoàn thành quá trình tập luyện, đừng đột ngột ngồi một chỗ mà hãy thực hiện các bài tập hạ nhiệt để cơ thể bạn có thể dần quen trở lại với thời tiết lạnh. Giả sử sau khi chạy bộ liên tục trong khoảng 15-20 phút, cơ thể đang nóng dần lên, bạn có thể đi bộ chậm lại hay thực hiện một vài động tác giãn cơ, thả lỏng như đá chân về phía sau, đan các ngón tay ngay sau lưng và duỗi thẳng hai cánh tay...

Những động tác thả lỏng, hạ nhiệt sau tập không chỉ giúp giảm bớt tình trạng mỏi khớp, cơ mà còn ngăn ngừa chấn thương để bạn có thể luyện tập trở lại vào ngày mai mà không bị đau.

Tắm nước ấm

Dù quá trình tập luyện có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhưng vì trời lạnh nên bạn cũng cần giữ ấm cho cơ thể, không nên tắm nước lạnh. Sau khi tập luyện, tắm nước ấm, mặc quần áo ấm hoặc chườm nóng cũng có thể giúp giảm đau khớp. Ngoài ra, tắm nước ấm còn giúp thư giãn, tạm quên những mệt mỏi trong khi tập thể dục.

Ưu tiên bài tập dễ dàng

Để giúp các khớp luôn khỏe mạnh trong những tháng mùa đông, hãy duy trì các bài tập dễ dàng thực hiện. Trong đó phải kể đến các bài tập có tác động thấp như đi bộ, đạp xe, yoga... Hãy nhớ rằng không phải cứ tập luyện với cường độ cao mới mang tới lợi ích cho sức khỏe.

Việc tập thể dục vừa phải, cả khi trời lạnh không hề gây đau đớn cho các khớp. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên và bạn vẫn cảm thấy các khớp luôn bị đau, cứng khi tập thể dục, hãy đi thăm khám để loại trừ nguy cơ mắc các bệnh lý về khớp.

Bảo Bảo (Theo Welland Good)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024