Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/12/2022 11:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Bạn đã hoàn thành mục tiêu hôm nay chưa?


Dale Carnegie (tác giả cuốn sách Đắc Nhân Tâm) từng tiến hành một cuộc khảo sát lớn về mục tiêu cuộc sống của hơn 10.000 người thuộc các chủng tộc độ tuổi giới tính khác nhau trên thế giới/ Kết quả phát hiện chỉ có 3% số người là có mục tiêu rõ ràng và biết làm thế nào thực hiện mục tiêu ấy trong khi 97 % số người  còn lại không có mục tiêu rõ ràng và không biết làm thế nào để thực hiện mục tiêu.

10 năm sau ông đã tiến hành điều tra lại những đối tượng trên, kết quả khiến ông vô cùng ngạc nhiên bởi thực tế là 3% số người trước đây có mục tiêu rõ ràng đêu đạt được những thành công lớn và trở thành những người có tên tuổi trong lĩnh vực họ theo đuổi. Trong số 97 % số người còn lại thì không có thành tựu gì nổi bật cả. 

Cuộc khảo sát trên đã phần nào cho thấy một tương lai đáng để chúng ta mong chờ phần lớn đều nhờ vào việc xác định rõ ràng mục tiêu mà ta cần phải đạt được. Chỉ cần có mục tiêu rõ ràng, cho dù xuất phát điểm của mình có thấp, không giỏi giang như người ta, không có nhiều mối quan hệ,... thì thành công sớm muộn gì cũng sẽ đến với mình. Nhưng nếu chỉ xác định thôi mà không kiểm soát tốt bản thân, hay làm những việc vô ích, thì con đường hoàn thành mục tiêu để đạt được điều gì đó mình mong muốn còn dài lắm. 

Mục tiêu dù có mục đích tốt hay xấu thì cũng cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:

1. Mục tiêu phải rõ ràng

Nếu không phải là lĩnh vực sở trường thì mình sẽ phải làm nhiều nhưng ăn ít, ngược lại nếu được làm những việc đúng với chuyên môn và thế mạnh của bản thân thì mình sẽ được ăn nhiều mà tốn ít công sức hơn. Ví dụ như có rất nhiều người yêu thích vẽ vời, nhưng số người thật sự trở thành họa sĩ và lấy đó làm một nghề kím sống thì lại không đáng là bao.

2. Mục tiêu phải đơn giản, cụ thể

Cho dù mình có mong muốn đạt được mục tiêu tới đâu nhưng nếu không cụ thể hóa nó, chia nhỏ nó ra thành từng giai đoạn thì có lẽ đó cũng chỉ là một kế hoạch xa vời, cứ ở đó mà khó lòng thực hiện được. Ví dụ như vân động viên marathon Yamada thường tự đặt ra nhiều cột mốc nhỏ trong suốt quãng đường chạy như cột mốc đầu là một cái cây to, cột mốc tiếp theo là một căn nhà màu đỏ, cột mốc sau nữa là một cái ngân hàng,... cứ như thế, anh lần lượt hoàn thành từng cột mốc, từng mục tiêu nhỏ và chạy đến được điểm cuối của cuộc thi.

3. Mục tiêu phải phù hợp 

Nếu mục tiêu quá thấp sẽ làm mất đi ý nghĩa khi mình đặt ra mục tiêu, còn nếu đặt mục tiêu quá cao thì sẽ khó lòng mà thực hiện được với khả năng hiện có của mình; vì vậy chỉ mục tiêu phù hợp mới có thể nâng cao hiệu quả làm việc để đạt được thành công. Như việc học từ vựng tiếng anh của mình, mình hoàn toàn không thể nào có thể học nhồi mỗi ngày hơn 100 từ như những bạn đang ôn thì khác, mà mình phải chia nhỏ số lượng từ vựng ra, mỗi ngày học một ít, làm và ôn bài lại hằng ngày thì mới có thể đạt được band điểm mà mình mong muốn.

Những điều trên có lẽ ai trong chúng ta cũng đều hiểu, nhưng liệu bạn có thực sự nghiêm túc với mục tiêu mà bản thân đề ra? Vì vậy cần phải liệt kê và hoàn thành những việc dưới đây để có thể hiểu rõ được bản thân thật sự cần phải làm những gì để hoàn thành được mục tiêu được đề ra:

- Liệt kê các khó khăn thử thách có thể gặp phải trong tương lai

- Liệt kê những điều cần phải hoàn thiện để có thể đạt được mục tiêu

- Liệt kê những người / web / apps/ …. có thể giúp bạn

- Liệt kê ra những người mà bạn muốn noi theo gương họ, thành công được như họ

- Viết ra kế hoạch hành động cụ thể, những gì bạn đang nghĩ trong đầu lúc này

- Thời hạn cuối cùng để đạt được mục tiêu




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024