Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/11/2022 22:11 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
VÌ SAO BỆNH NHÂN PARKINSON LẠI BỊ RUN TAY CHÂN ?


Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh, thường gặp ở người già trên 60 tuổi. Bệnh nhân có biểu hiện run tay chân kể cả lúc nghỉ ngơi, cử động chậm, cứng cơ và khó giữ thăng bằng. Năm 1817, James Pakinson – một bác sĩ người Anh là người đầu tiên báo cáo 6 bệnh nhân mắc tình trạng này, do đó tên của ông được dùng để đặt cho tên của bệnh này. Bệnh Parkinson do giảm Dopamin gây nên.

Dopamin là một chất dẫn truyền thần kinh do các nơ-ron ở liềm đen – một nhân xám ở thân não sản sinh. Nhờ có Dopamin, não có thể truyền tín hiệu để kiểm soát các cử động cơ, ngăn ngừa các cử động không cần thiết.

Cơ chế gây bệnh Parkinson :

Bệnh Parkinson bắt nguồn từ việc thoái hóa chất đen – một nhân xám ở não giữa. Các nơ-ron của chất đen có khả năng tiết ra chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Sợi trục của chúng kéo dài đến 2 nhân nền là nhân đuôi và nhân bèo sẫm (được gọi chung là thể vân) để kết nối với các nơ-ron thuộc 2 nhân xám này. Thể vân có vai trò ức chế các cử động dư thừa, không cần thiết. Khi các nơ-ron của chất đen giải phóng ra dopamin – gắn vào thụ thể nằm ở các nơ-ron của thể vân. Thể vân sẽ ức chế các cử động dư thừa của cơ thể.

Trong bệnh Parkinson, vì một lý do nào đó, các nơ – ron vùng chất đen bị thoái hóa nên tiết ra ít dopamin. Điều này làm cho vai trò của thể vân bị suy giảm. Hệ quả là bệnh nhân bị run – một loại cử động dư thừa, không cần thiết

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến các nơ – ron ở liền đen bị thoái hóa. Một số ý kiến cho rằng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp hay ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, các bằng chứng đưa ra vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để xác định nguyên nhân chính xác gây nên Parkinson.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024