Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/11/2022 21:11 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 46/240 (19%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2806
Được cảm ơn: 16
Tập thể dục cuối ngày giúp giảm tình trạng kháng insulin


Người bệnh tiểu đường vận động thường xuyên vào buổi chiều hoặc tối có thể giảm tình trạng kháng insulin, kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Insulin là một loại hormone trong cơ thể do tuyến tụy tiết ra nhằm giúp các tế bào hấp thu và sử dụng glucose. Kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể không sử dụng được loại hormone này, khiến đường tích tụ trong máu, dẫn đến tiền tiểu đường.

Người kháng insulin thường không có triệu chứng điển hình cho đến khi bệnh tiểu đường phát triển. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, hơn 85% người bị tiền tiểu đường không biết bản thân mắc bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng kháng insulin thường phát triển ở người thừa cân, béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Bệnh lý này có thể kiểm soát được bằng thuốc, chế độ ăn kiêng, tập thể dục giảm cân.

Thường xuyên vận động có thể cải thiện tình trạng kháng insulin. Ảnh: Freepik

Thường xuyên vận động có thể cải thiện tình trạng kháng insulin. Ảnh: Freepik

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologia của Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu (EASD), các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian tập thể dục và tình trạng kháng insulin.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 6.671 người từ 45 đến 65 tuổi trong 4 năm (từ 2008 đến 2012). Các dữ liệu được thu thập gồm chỉ số BMI, đường huyết lúc đói và sau bữa ăn, mẫu insulin, chụp cộng hưởng từ (MRI). Những người tham gia nghiên cứu đều được trang bị máy theo dõi hoạt động trong 4 ngày.

Từ nhóm người đeo máy theo dõi hoạt động, các nhà nghiên cứu đã giảm đối tượng tham gia nghiên cứu còn 775 người với độ tuổi trung bình là 56 (42% nam, 58% nữ, chỉ số BMI trung bình là 26,2). Thông qua việc kiểm tra dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã chia khoảng thời gian hàng ngày thành 3 phân đoạn gồm: 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều và 6 giờ chiều đến 12 giờ tối. Cách mỗi 6 giờ, những người tham gia nghiên cứu sẽ được đánh giá mức độ hoạt động khác nhau, ghi lại bằng máy đo nhịp tim.

Sau khi phân tích dữ liệu thu thập được, các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng kháng insulin và thời gian thực hiện hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh. Cụ thể, người tập thể dục từ mức độ trung bình đến mạnh vào buổi chiều giảm 18% tình trạng kháng insulin. Còn người vận động mạnh vào buổi tối giảm tới 25% tình trạng kháng insulin so với hoạt động thể chất trải đều trong ngày.

Với kết quả của nghiên cứu trên, bác sĩ Michael Sagner, Chủ tịch Hiệp hội y tế dự phòng châu Âu, nhận định tập thể dục hàng ngày là hoạt động quan trọng giúp mỗi người tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, xây dựng thói quen lành mạnh.

Tiến sĩ Ricardo Correa, giám đốc Chương trình học bổng nội tiết, tiểu đường và chuyển hóa tại Đại học Y khoa Arizona (Mỹ), cho hay glucose có thể đi vào tế bào qua hai con đường gồm thụ thể insulin và tập thể dục. Do đó, tập thể dục thường xuyên có thể kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin.

Minh Thúy (Theo Medical News Today, Healthline)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024