Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/11/2022 22:11 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Bệnh giãn tĩnh mạch


1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d > 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d < 1mm). Ở chi dưới, trào ngược tĩnh mạch có thể ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ và có thể điều trị bằng phẫu thuật. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch sâu khác nằm dưới mạc cơ và khó điều trị bằng can thiệp.

Những trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ chỉ gây khó chịu hay mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến phù chân cuối cùng là loét.

2. Hệ tĩnh mạch chi dưới

GIẢI PHẪU HỆ TM CHI DƯỚI: Hệ tĩnh mạch đảm bảo nhận máu từ ngoại biên đưa trở về tim, thông qua hai hệ thống:

Hệ tĩnh mạch nông, đảm nhiệm 1/10 lượng máu trở về tim

Hệ tĩnh mạch sâu, đảm nhiệm 9/10 lượng máu về tim.

Hai hệ thống tĩnh mạch này, nối với nhau bởi các tĩnh mạch thông và các tĩnh mạch xuyên

Cơ chế vận chuyển máu từ tĩnh mạch chi dưới về tim:

Nhờ lực đẩy ở chân lúc đi lại.

Nhờ lực hút khi hít thở.

Nhờ hệ thống van 1 chiều chống chảy ngược.

Khi một trong 3 cơ chế bị hạn chế làm máu không trở về tim được làm máu ứ đọng ở chân gây nên bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới.

3. Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch

Trào ngược tĩnh mạch xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch trong tĩnh mạch hiển làm ứ trệ dòng máu trong các nhánh tĩnh mạch hiển. Bình thường áp lực tĩnh mạch ở chi được điều hòa bởi các van này. Van không còn hoạt động gây gia tăng áp lực tĩnh mạch và có thể gây ra triệu chứng. Nếu cơ chế bơm máu ở cẳng chân kém thì càng gây nên triệu chứng trầm trọng.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh:

Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.

Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.

Tuổi cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng cao.

Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,...

Khối lượng cơ thể: gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân

Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.

Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.

4. Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu

Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân

Đau khi đi lại nhiều

Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân

Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024