Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/10/2022 23:10 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? Có chữa được không?


Bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng cảnh báo những vấn đề về sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua. vậy nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? Có chữa được không?

Nổi hạch là hiện tượng sinh lý tự nhiên thường gặp ở con người. Tuy nhiên, “Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì?” vẫn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Khi phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng này, bạn đừng nên chủ quan vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Nổi hạch dưới cằm là dấu hiệu của bệnh gì?” 

Nổi hạch dưới cằm là gì?

Các khối hạch được biết đến là một phần quan trọng trong hệ thống hạch bạch huyết. Đây cũng chính là tổ chức lympho nằm rải rác trong cơ thể con người, có tác dụng sản sinh protein. Đồng thời, chống lại virus, vi khuẩn và các yếu tố ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. 

Kích thước thông thường của hạch bạch huyết rất nhỏ, chỉ khoảng 1 - 2mm. Chỉ khi cơ thể con người bị ảnh hưởng bởi quá nhiều tác động từ môi trường, hạch phải làm việc nhiều hơn dẫn đến sưng hạch bạch huyết. Lúc này, hạch có kích cỡ khoảng 2 - 3cm thì con người mới thực sự cảm nhận được sự xuất hiện của cơ quan này. 

Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? Có chữa được không? 1Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì là vấn đề được nhiều người quan tâm 

Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? 

Nổi hạch dưới cằm không phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng bệnh. Khi mắc phải các căn bệnh sau, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng sưng hạch dưới cằm. Cụ thể: 

  • Bệnh viêm họng cấp, viêm amidan; 

  • Bệnh tuyến giáp;

  • Hạch bạch huyết; 

  • Ung thư vòm họng;

  • Viêm tấy nướu (lợi) răng;

  • Viêm loét lớp lót của miệng;

  • Viêm tuyến nước bọt; 

  • Bệnh Hodgkin; 

  • Ung thư di căn đến hạch.

Ngoài các nguyên nhân thông thường, một số bệnh lý nguy hiểm khác cũng rất có thể là nguyên nhân khiến cho hạch toàn thân sưng lên, trong đó có hạch dưới cằm. Đó là: 

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Các bệnh lý này bao gồm lupus, viêm khớp dạng thấp. Chúng làm thay đổi đột ngột các đáp ứng của cơ thể đối với các tác nhân, khiến hệ miễn dịch thông tin sai và chống lại các thành phần trong cơ thể. Điều này gây nổi hạch toàn thân ở bệnh nhân.

  • Ung thư: Các tế bào ung thư lây lan trong cơ thể đến các hạch bạch huyết dưới cằm cũng có thể gây ra triệu chứng nổi hạch dưới cằm như: Ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, ung thư cũng có thể xuất phát từ ngay trong các hạch bạch huyết (Lymphoma).

  • Một số loại thuốc và phản ứng dị ứng thuốc có thể gây nổi hạch dưới cằm như: Thuốc chống sốt rét.

Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? Có chữa được không? 2Viêm amidan nặng có thể gây nổi hạch dưới cằm 

Dấu hiệu nhận biết nổi hạch ác tính 

Hạch dưới cằm được chia thành 2 loại là: Hạch ác tính và hạch lành tính. Với những hạch lành tính, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng hạch sẽ tự động biến mất sau khoảng 3 - 4 ngày mà không gây ra bất cứ tình trạng nghiêm trọng gì cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bản thân mắc phải hạch ác tính, bạn có thể xem xét các yếu tố sau: 

  • Hạch cứng, tụ lại thành từng nhóm và có cảm giác đau khi sờ vào. 

  • Hạch có đầu, tụ mủ và tấy đỏ. 

  • Khối sưng hạch tồn tại lâu hơn 7 ngày. 

  • Xuất hiện các vết loét lâu lành trên cơ thể. 

  • Khó nuốt. 

  • Ho dai dẳng, mất tiếng.

  • Có thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của mụn cóc, nốt ruồi, vết loét miệng.

  • Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân. 

  • Sốt dai dẳng, đổ mồ hôi đêm. 

Chẩn đoán nổi hạch do ung thư vòm họng như thế nào? 

Rất nhiều lời đồn đoán cho rằng nổi hạch dưới cằm xuất phát từ ung thư vòm họng. Tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nhưng không có nghĩa là không có. Vì vậy, để chẩn đoán ung thư vòm họng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm các xét nghiệm dưới đây:

Khám bệnh lâm sàng 

Đây là bước bắt buộc trong mỗi quy trình thăm khám. Các bác sĩ sẽ quan sát, sờ nắn vùng cổ, đầu, họng, xương dưới hàm và hõm xương ức,... để nhận biết kích thước hạch, tình trạng đau,... Từ đó, đưa ra những chẩn đoán ban đầu và chỉ đạo các xét nghiệm tiếp theo. 

Nội soi trực tiếp

Phương pháp này dùng để khám bên trong vòm họng và kiểm tra sự xuất hiện của khối u. Nếu phát hiện có khối u bất thường trong họng hoặc mũi, bác sĩ sẽ lấy dụng cụ y tế để thu nhận mô, gửi đến phòng xét nghiệm.

Xét nghiệm hình ảnh 

Xét nghiệm hình ảnh hay còn được biết đến là phương pháp chụp hình để nhận biết kích cỡ khối u bằng quang học. Có 2 phương pháp xét nghiệm hình ảnh phổ biến nhất là: 

  • Chụp X-quang để quan sát vị trí và kích thước khối u. 

  • Chụp CT giúp bác sĩ xác nhận mức độ xâm lấn của khối u cũng như khả năng ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. 

  • Chụp cắt lớp siêu âm có thể xác định mức độ lan rộng, xâm lấn của khối u và kiểm tra mức độ an toàn sau khi phẫu thuật. 

Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? Có chữa được không? 4Xét nghiệm hình ảnh cho biết kích cỡ và vị trí của hạch 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024