Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/09/2022 11:09 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Học từ vựng bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?


(1) Học bằng định nghĩa tiếng Anh thì mới hiểu đúng hoàn cảnh sử dụng từ, và hình thành tư duy tiếng Anh tốt.

(2) Học bằng định nghĩa tiếng Việt thì mới dễ hiểu, dễ nhớ, và tiết kiệm thời gian.

Sách từ vựng trong hình - Vocabulary in Use

Hồi còn nhỏ, mỗi giáo viên của mình đứng về một phe. Và thế là mình đã trải nghiệm cả hai phương pháp. Mình đúc kết ra rằng, tốt nhất là nên KẾT HỢP.

Mình sẽ chia ra làm 3 giai đoạn học như sau: (1) Người mới bắt đầu, (2) Người đã có khả năng đọc hiểu nhưng chưa thành thạo, (3) Người đã thành thạo.

 Người mới bắt đầu:

Chắc chắn bạn nên học từ vựng bằng định nghĩa tiếng Việt. Vì chưa thể đọc được một câu hoàn chỉnh, và vốn từ còn quá ít, bạn không thể hiểu từ điển tiếng Anh đang cố gắng diễn giải điều gì. Nhưng không được chủ quan, hiểu nghĩa tiếng Việt xong bạn còn phải đọc ví dụ để hiểu từ đó được sử dụng trong câu như thế nào nữa.

Chẳng hạn, khi học từ “difficult”, hãy viết nó ra sổ và ghi “khó" ở bên cạnh. Sau đó, chép lại ví dụ trong từ điển: “The teacher gives me a very difficult task.” Highlight, gạch chân hoặc khoanh tròn từ “difficult" trong ví dụ.

 Người đã có khả năng đọc hiểu nhưng chưa thành thạo:

Hãy cố gắng đọc định nghĩa bằng từ điển Anh - Anh trước rồi hẵng suy nghĩ xem nó sẽ tương đương với từ nào trong tiếng Việt. Bằng cách tìm từ tương đương giữa hai ngôn ngữ, bạn sẽ hiểu sâu sắc từ vựng đó hơn rất nhiều so với việc chép lấy chép để định nghĩa dài dằng dặc kia rồi quên hết. Và đương nhiên, vẫn cần ghi lại ví dụ nhé.

Thử luyện tập với từ “gullible" nhé. Khi ở trình độ học này, bạn sẽ tra từ điển Oxford hoặc Cambridge và tập trung đọc hiểu nghĩa tiếng Anh: “too willing to believe or accept what other people tell you and therefore easily tricked”. Động não một chút, “sẵn sàng tin những điều người khác nói nên dễ bị lừa"; à, vậy là “cả tin" nhỉ? Viết nghĩa tiếng Việt này vào sổ, và không quên chép ví dụ đi kèm: “The advertisement is aimed at gullible young women worried about their weight.” - chuẩn rồi, “những người phụ nữ trẻ cả tin".

 Người đã thành thạo tiếng Anh:

Không phải cứ thành thạo rồi thì không cần học thêm từ mới. Đến tiếng Việt còn nhiều từ chúng ta không biết tới nữa là một ngôn ngữ khác. Khi đã đọc hiểu, nghe hiểu, nói và viết tiếng Anh một cách tự nhiên rồi, bạn có thể chỉ học từ mới bằng cách đọc định nghĩa bằng tiếng Anh và nhìn ví dụ. Có thể bạn cũng không cần viết chúng vào sổ nữa.

Với giai đoạn này, bạn thường không chủ động học từ mới mỗi ngày, mà chỉ đơn giản là khi đọc sách báo, viết bài nghiên cứu,... bạn gặp một vài thuật ngữ lạ. Đừng bỏ qua chúng, hãy tra cứu trên từ điển Anh - Anh, đọc kĩ ví dụ và quay lại đọc bài viết kia một lần nữa. Highlight, gạch chân hoặc khoanh tròn, để thi thoảng mắt bạn nhận diện lại những từ vựng đó.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024