Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/09/2022 21:09 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
LƯU Ý QUAN TRỌNG BIẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH TRỞ LÊN DỄ HƠN


LƯU Ý QUAN TRỌNG BIẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH TRỞ LÊN DỄ HƠN 10 LẦN (Tránh lãng phí thời gian, không hiệu quả và mất động lực học)

1. VÌ SAO LUYỆN NÓI TIẾNG ANH MÃI KHÔNG ĐƯỢC?

Thứ nhất, có thể vì bạn cầu toàn - bạn quá focus vào, hoặc là phát âm chuẩn, hoặc là ngữ pháp đúng, hoặc là sử dụng các từ vựng khó.

Thứ hai, bạn không tự tin-sợ người ta đánh giá! Thứ ba, nguyên nhân chính: bạn học tiếng Anh mà chẳng bao giờ thực hành nói! Vậy giải pháp là:

(1) KHÔNG NÊN CẦU TOÀN khi nói tiếng Anh, mục tiêu là giao tiếp được không phải là “showing off”, khi bạn nói tiếng Anh nhiều rồi, dần dần bạn sẽ nói hay hơn. Không ai đánh giá bạn khi bạn nói tiếng Anh sai ngữ pháp hay phát âm không hay cả, vì chúng ta không phải sinh ra ở nước Anh!

(2) nên luyện nói hàng ngày, mỗi ngày một ít, TẬP TRUNG VÀO FLUENCY. Ngữ pháp và phát âm sẽ được cải thiện dần khi bạn nghe, đọc tài liệu chuẩn và thực hành nói nhiều.

(3) tích luỹ từ vựng hàng ngày theo các chủ đề thông dụng nhất, để có thể sẵn sàng nói tiếng Anh về bất kỳ chủ đề gì. Tích luỹ thông qua NGHE, ĐỌC THẬT NHIỀU, ghi chép, và ôn tập!

2. HỌC TỪ VỰNG LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ QUÊN?

Thứ nhất, học tới đâu phải ghi chép và ôn tập tới đó (ghi vào sổ note hoặc lưu vào 1 app trên máy tính - mỗi ngày lưu khoảng dưới 10 từ. Cá nhân mình ghi chép vào Onenote)

Thứ hai, nên học theo cụm từ nếu có thể (ví dụ, học 1 danh từ thì học luôn cả 1 động từ đi kèm - có thể copy một vài ví dụ trong lúc tra từ điển!)

Thứ ba, học tới đâu dùng tới đó. Dùng ở đây là dùng để NGHE-NÓI-ĐỌC-VIẾT (không chỉ viết hay nói nhé)! Khi học từ vựng mà không dùng, từ vựng sẽ mãi mãi ở bộ nhớ tạm thời và bạn sẽ chẳng bao giờ dùng được nó. Nên ĐỌC-NGHE tiếng Anh hàng ngày thật nhiều để nhìn+nghe thấy từ vựng mới học được được LẶP LẠI Ở NHIỀU NGỮ CẢNH KHÁC NHAU => thực sự hiểu, ghi nhớ, và dùng được.

3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG MẤT ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH?

Bạn sẽ mất động lực khi: hoặc là thấy quá khó/hoặc là không thấy kết quả sau một thời gian học/hoặc là thấy tiếng Anh không có gì thú vị/hoặc là thấy cái mình học chẳng áp dụng được vào tình huống nào.

Vì vậy, để DUY TRÌ ĐỘNG LỰC HỌC LIÊN TỤC TRONG THỜI GIAN DÀI, việc bạn cần làm là:

(1) bắt đầu từ tài liệu dễ, thú vị, có liên quan tới thú vui, sở thích của bản thân

(2) tìm một người học cùng, có thể chia sẻ khó khăn + cùng thực hành học

(3) tới lớp học/club

(4) biến tiếng Anh thành thú vui: xem phim, đọc truyện, vv.

(5) phương pháp nào quá khó/ko hiệu quả/ko phù hợp - bỏ ngay! Có nhiều cách khác nhau để học và thực hành tiếng Anh, bạn không nhất thiết phải theo một phương pháp nào cả!

4. HỌC PHÁT ÂM THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Khi học phát âm, điểm bắt đầu là IPA (International Phonetics Alphabet - Google if you don’t know what it means). IPA là cần thiết, vì nó giúp bạn học phát âm một cách có hệ thống (giống như việc bắt đầu học đánh vần các âm tiếng Việt!) + giúp bạn có thể phát âm một từ tương đối đúng khi học từ mới (tránh việc đọc sai, xong quay lại học phát âm - sẽ rất khó sửa) ….However, IPA is not everything! Đừng sa đà quá vào IPA, vào cách đánh vần chính xác từng âm tiết tiếng Anh!

Điều quan trọng là bạn nắm được cơ bản nó và bắt đầu làm quen với cách đọc phiên âm tiếng Anh khi tra từ mới.

What you also need to learn is…word stress, intonation, etc.

=> Bạn sẽ học phát âm cùng lúc với luyện nghe, nói, oral reading (đọc ra miệng thật to), shadowing (nghe và nói theo).

5. LUYỆN NGHE DICTATION SAO MÀ MẤT THỜI GIAN QUÁ NHƯNG KHÔNG HIỆU QUẢ?

Thứ nhất, có thể bạn làm chưa đúng cách. Mỗi ngày nên luyện nghe-chép khoảng 30 phút với tài liệu hơi khó một chút (bạn có thể nghe hiều được khoảng 70-80%). Điều quan trọng là, khi nghe-chép lại, bạn nên cố gắng vừa nghe, chép, vừa hiểu những gì mình chép lại (nên chép key words và kết nối thành một câu chuyện).

Thứ hai, nếu bạn áp dụng phương pháp này rồi mà không hiệu quả, thì không nên áp dụng nó, tránh việc nản và mất động lực học tiếng Anh!

Thứ ba, để có thể nghe hiểu tiếng Anh tốt, bạn nên NGHE TIẾNG ANH THỰC TẾ THẬT NHIỀU chẳng hạn như xem phim, nghe podcasts vv + TẠO CÁC MÔI TRƯỜNG NGHE CÓ TƯƠNG TÁC (bạn nghe và bắt buộc phải hiểu + trả lời lại) - thông qua việc tới lớp học, club, vv.

6. VIẾT TIẾNG ANH QUÁ KHÓ, PHẢI LÀM SAO?

Đúng, viết tiếng Anh không hề dễ, bởi bạn cần có thời gian tích luỹ từ vựng, ngữ pháp, ideas, vv. Giải pháp là:

(1) học ngữ pháp cùng lúc với học viết - có nghĩa là, với mỗi cấu trúc ngữ pháp học được, luyện viết câu thật nhiều.

(2) học viết thông qua đọc thật nhiều. Mỗi ngày đọc một ít, tìm các từ/cụm từ hay (cả từ content words và từ function words) sau đó bắt chước viết theo như vậy.

(3) mỗi ngày viết một ít, biến viết thành thói quen. Bắt đầu từ 50 từ, 100 từ, rồi nâng dần lên. Viết về bất cứ thứ gì, nếu có thể thì viết suy nghĩ của mình về những gì mình vừa đọc được.

(4) Bạn sẽ có nhiều ideas để viết khi bạn đọc nhiều hơn, nên the key ở đây là bạn cần đọc nhiều!

Nguồn: Hoàng Ngọc Quỳnh




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024