Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/08/2022 23:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
9.0 IELTS SPEAKING CÓ THẬT SỰ KHÓ NHƯ LỜI ĐỒN?


Mình cũng như các bạn, đã xem hàng loạt các bài nói mẫu trên Youtube, band trên 8.0 - 9.0 mà chỉ biết ước gì vào phòng thi có đủ nội lực để nói ra được các cụm từ hoa mỹ, cấu trúc nâng cao và những ý tưởng hoàn hảo như họ. Mình đã không nhận ra rằng, chính những bài mẫu “chuẩn” ấy đã gò bó bản thân mình vào các khuôn mẫu rất hạn chế, rằng “phải nói như thế này” hay “trả lời như thế này là không được”, và chính những sự lo lắng ấy là rào cản tâm lý khiến mình không đạt được như ý trong những lần mock-tests.

Nhưng, sau quá trình luyện thi IELTS và được điểm tuyệt đối 9.0 Speaking ngay lần đầu tiên, thì chìa khóa cho bài thi Speaking thực ra rất đơn giản: là bạn đang cố gắng để giao tiếp một cách hoàn hảo nhất với người đối diện (chỉ là lần này, người đối diện có thể đánh giá luôn cả khả năng ngôn ngữ của bạn thôi!). Hiểu được rõ yêu cầu giao tiếp của từng phần, bạn sẽ có thể định hướng cách học và thi hiệu quả hơn, nhẹ nhàng hơn.

Với mình, 3 task của IELTS chính là 3 mức độ cần sử dụng ngôn ngữ, mình tự đặt tên là “low-context communication” - Task 1, “at-length communication” - Task 2 và “high-context communication” - Task 3.

Với các câu hỏi rất mang tính chất yes-no ở Task 1, bạn thực sự không cần phải nghĩ nhiều, vì khi nói về trải nghiệm, cảm nhận cá nhân, thông tin ngay lập tức có thể được truy cập và biểu đạt dễ dàng. Giống như những cuộc “small-talk” hàng ngày, Task 1 không yêu cầu bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn. Nhưng, Task 2 lại là một câu chuyện mới, bởi giờ đây bạn là người cầm chuôi – bạn sẽ kể về một câu chuyện nào đó. Câu chuyện thì có hay và dở, có hấp dẫn và lan man, và vì vậy, cần phải có sự vận dụng uyển chuyển giữa các từ nối, cấu trúc câu chuyện, cũng như có thể có chút dẫn dắt, cảm xúc, nhưng luôn phải giữ đúng trọng tâm của câu chuyện ấy. Đến với Task 3, được sự mở đầu từ chính chủ đề chủ đạo của Task 2, mỗi câu hỏi của phần này sẽ yêu cầu một ngữ cảnh, một góc nhìn nhất định. Để trả lời đủ, đúng, không những cần kiến thức nền đủ rộng, mà còn cần khả năng tư duy mạch lạc, hiệu quả để có thể truyền đạt về quan điểm, góc nhìn bản thân về các vấn đề to hơn của đời sống. Task 3 mô phỏng những cuộc trò chuyện “nâng cao” hơn, khi người ta bàn luận, đào sâu vào các vấn đề.

Hiểu rõ được mục đích của bài nói, cách tiếp cận bài thi Speaking của mình được khai mở hơn rất nhiều. Không phải cần dùng từ này mới hay, mà dùng từ này mới chính xác được thứ mình đang nói – tập trung vào nội dung và sự phù hợp, không phải là chính cái cụm từ ấy. Mình để cảm xúc cả vào trong bài nói, nhấn mạnh khi thứ mình đang nói có ấn tượng sâu sắc tới mình, nhưng chỉ nói bình bình nếu đó là một thông tin thông thường. Và, mình dần tập để hiểu thế nào là đủ thông tin, lý lẽ cho một luận điểm. Cùng với sự bồi đắp vốn từ, vốn câu và liên tục sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống, mình đã thực sự tự tin khi bước vào phòng thi, và chiến thắng được trong phòng thi Speaking tưởng chừng đáng sợ ấy.

Và tin mình đi, nội dung không quan trọng, quan trọng là cách bạn nói ra và giải thích cho nội dung ấy. Khi được hỏi trong Task 2 rằng người mình ngưỡng mộ là ai, trong khi người bình thường sẽ nghĩ đến các doanh nhân, lãnh tụ vĩ đại thì mình đã nói toẹt ra là Pewdiepie đấy các bạn à =)))

Bài viết của bạn Thanh Mai




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024