Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/07/2022 22:07 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Nghịch lý


“Không thể đấu tranh cho những thứ tiêu cực và bệnh thành tích đã lây lan từ bên ngoài vào tận chân tơ kẽ tóc của gia đình. 

 

Hắn đóng quyển nhật ký lại cái rầm. Cây bút bi trên tay bật cái lò xo ra ngoài, ruột rớt xuống gạch. Đầu nóng phừng. Tim đập thình thình. Run. Cả đời Hắn chưa bao giờ chùng bước đấu tranh trước cái sai. Hắn kéo hộc tủ lấy mấy trăm ngàn đồng bước ào ra đường, bỏ mặc cái tủ bánh mì cho khách hàng đang đứng chờ.

Bà chủ tiệm bán tạp hóa ngạc nhiên khi giữa thời buổi này mà hắn mua nồi cơm điện, lò xô, chén, đũa, gia vị, dầu hỏa… Bà nói: “Thằng cháu đi làm ở trong trạm y tế xã, mua đồ cho nó ra riêng hả con?”. Hắn cười gượng gạo khi được bà chủ khen. “Làm chú như vậy có đứa cháu nào ghét chưa?”.

Cháu hắn ư? Có nhiều. Một đứa lên tám tuổi tè ra ướt mem khi hắn nhìn sang một cái lúc nó làm rớt tô cơm; Một đứa bốn tuổi chui xuống gầm giường khi hắn đi làm về; Một đứa trộm hết số tiền thưởng văn chương của hắn mấy triệu đồng để ăn chơi, hú hí với bạn bè và bao xả láng cho những đứa tóc vàng, tóc đỏ; Một đứa mười bảy tuổi làm cam kết không nhận hắn là bà con dòng họ trước sự chứng kiến và ký tên xác nhận của mẹ và anh chị em hắn… Không biết hắn nghĩ gì? Hay thần kinh hắn có vấn đề?

Hắn có thể xem là đứa được học hành tới nơi tới chốn nhất nhà. Hắn có đến ba, bốn bằng cấp chuyên môn, toàn những nghề nghiệp không ăn nhập gì với nhau: luật, kế toán, kiểm nghiệm, báo chí. Trải qua nhiều nơi công tác mà không trụ được nơi nào, vì người ta chỉ con mèo bảo đó là con chó thì hắn nhất định cãi, cãi tới bến. Lẽ đó, mà hắn chưa thất bại lần nào khi bảo vệ “con mèo”. Nhưng không biết hắn có thấy thất bại khi bạn bè trang lứa với hắn đã yên vị, yên ghế và thu nhập ổn định rồi, còn hắn thì lông bông hay không?

Cuộc đời hắn cũng không phải là một ngoại lệ. Như bao người, đầu tiên là việc lựa chọn cha mẹ cho mình. Tức nhiên là không thể chọn được. Nhiều lúc hắn nói với mọi người xung quanh: “Con người sinh ra đã gặp bất công rồi, cha mẹ là ai không chọn được, nên sinh ra phải khóc, khóc mừng hay khóc buồn thì không ai rõ”. Nghe hắn nói mà cứ như khùng khùng!? Giống như cái tiêu cực vậy, lúc nào cũng lớn hơn cái tích cực. Lý lẽ ngớ ngẩng của hắn xem ra cũng chưa đến nỗi nào. Nên hắn vẫn cứ tồn tại ở cái chợ chồm hổm này với xe bánh mì mỗi sáng.

Thứ hai, là chuyện hôn nhân, những không phải là hôn nhân của hắn.

Cha hắn là một người đàn ông bay bướm. Cưới mẹ hắn về thì người tình của ông cũng sinh con. Hai đứa trẻ ra đời cùng một người cha, nhưng thân phận thì khác nhau. Một chính thức và một không. Vậy là đứa con ấy vô tình mồ côi dù cha đang sống. Không tội nghiệp cho nó thì thôi, cớ sao lại ghét? Mà không ghét thì mới lạ! Vậy là thêm một cái nghịch lý. Người lớn gây tội là để trẻ con gánh hậu quả. Đã vậy, mà cái hậu quả ấy cũng không dừng trước cái bản năng của người lớn. Triều đại phong kiến kết thúc từ lâu nhưng cha hắn vẫn lén lút “năm thê bảy thiếp”. Mẹ hắn thì nhân ái, vị tha, nên ghen thì ghen, mà tội thì tội. Cứ thế, chưa được mười năm mà sáu đứa con ra đời trong thấp thỏm, ghen tuông, trong đó có một đứa bị sốt bại liệt lúc lên ba. Vậy là thêm một gách nặng cho gia đình hắn.

Thứ ba, không còn là chuyện gia đình mà là chuyện xã hội.

Chuyện này không biết hay hay không nhưng chắc chắn nó là đầu dây mối nhợ cho những bi kịch kéo dài sau mấy mươi năm của gia đình hắn.

Độc tài. Hai chữ này ai cũng nhận ra khi nói về cha hắn. Con nheo nhóc, đói nghèo, nhưng cha hắn lo cho sự nghiệp “làm vua” của mình để rồi bị bắt, bỏ lại cho mẹ khối nợ bủa vây. Cô giáo hoa khôi ngày nào giờ là bạn hàng cá hiền lành ngoài chợ. Bà hàng cá không biết cân gian kéo dối. Bà hàng cá không biết oang oang “miệng bằng tay, tay bằng miệng” như những người xung quanh. Vậy là đi tong cả vốn lẫn lời và mắc nợ. Nợ vì đàn con há miệng đòi ăn. Nợ vì đạo đức nho giáo gia đình bà không thể đem ra bán mua ở chợ trời nhiều cạnh tranh, gian trá.

Đất không lành, chim chẳng đậu. Bỏ xứ bên chồng, bà trôi dạt về quê nhờ sự cưu mang của dòng họ ngoại. Đám con nít hàng xóm trêu đùa: “Gánh hát đời cô Lựu ế quá rồi nên dọn đi xứ khác đây bà con ơi!”. Mẹ hắn cứ thế nhẫn nhục, im lặng, nuốt nước mắt vào trong mà cần cụi, lao khổ muôi đám con nên người.

Cha hắn được ân xá về trước thời hạn, nhưng cái tính độc tài thì không thay đổi. Vậy là một cái nhà hai tư tưởng gặp nhau, mẹ hắn cố dung hòa bên chồng, bên con để gia đình đầm ấm. Nhưng ba hắn thì không, đến nổi hàng xóm phải bực bội lên tiếng giúp. Kiểu này thì có nước vô rừng mà ở.

Hàng xóm nói có cái lý của hàng xóm. Nửa đêm xem phim Hàn Quốc cũng nghe ông chửi um sùm, đánh thức cả chó nhà người ta, ai mà chịu nổi. Cha hắn trật nhưng là người lớn. Đám con uất ức mà phải nhịn, vì là người nhỏ. Vì “Dầu sao thì ổng cũng là cha tụi con. Thôi bỏ qua đi con”. Mẹ hắn cứ “xoa dầu, chữa cháy” bằng cái câu bắt nguồn từ sự nghịch lý ấy.

Hắn thì không! Hắn phải khác người. Chính xác là lúc sinh hắn ra, mẹ hắn đã mang thai đến mười tháng. Bởi vậy, hắn lên tiếng “Cha không thích thì đừng xem. Phim người ta đóng như vậy là quyền người ta. Cha xem làm gì rồi chửi?”. Hắn bước đến tắt tivi. Cha hắn long mắt lên mà quát: “Mày có bắt lên không?”. Hắn lạnh lùng trả lời “Hàng xóm còn phải ngủ cha à!”. Cha hắn chụp cái ghế đẩu lên. Hắn thản nhiên “Cha để xuống. Cha không có quyền xài nó. Đồ đạc trong nhà này không phải do cha tạo ra. Cha không có quyền!”. Cha hắn điên tiết trước thái độ bình thản của hắn. Một cục gạch ống được ông bốc lên, nhưng: “Cái đó hổng phải của cha. Cũng hổng có quyền. Muốn lượm thì để con ra đường kiếm cho cha cục đá khác”.

Từ lần đó mà cha hắn dè dặt hơn khi cư xử với hắn. Và cũng từ đó mà mỗi khi có chuyện lớn nhỏ gì anh chị em hắn cũng lôi hắn ra mà “đứng mũi chịu sào”. Đổi lại hắn được cha đặt cho cái nick-name “Lưu manh trí thức”.

Sức người có hạn. Mẹ hắn chịu đựng hết xiết, nên bảo hắn viết đơn ly hôn. Đem chuyện này ra trước tòa thì anh em hắn như thế nào đây? Ba đứa làm cán bộ công chức Nhà nước, chiến sĩ thi đua giỏi đều hàng năm. Không thể vạch áo cho người khác xem lưng. Nhưng như vậy thì liệu có bất công đối với mẹ? Thêm một nghịch lý nữa hiện diện trong gia đình nhỏ bé này.

Cha hắn tìm đến mấy đứa con rơi, ở vài ba bữa lại quay về vì không đứa nào chịu thấu. Lòng nhân từ, bao dung của mẹ lại mở ra, để tiếp tục cho bên chồng, bên con đấu tranh tư tưởng. Có lẽ cuộc sống này ở đâu đó cũng có người giống như cha hắn, cho con vay tiền mua tol lợp mái nhà để tránh nắng tránh mưa, lấy lãi hàng tháng bỏ túi đi tìm nguồn vui ở gia đình của đứa con nuôi, có người mẹ là đàn bà giá. Ngày sinh nhật chị, cha hắn bận lo sinh nhật cho con gái nuôi, và cất chòi sau chùa để thả mây vào trăng gió. Điều người ta ngạc nhiên là Phật trong chùa không vạch mặt chỉ tên, mà để cho bà sư trụ trì tìm tới nhà nhỏ to với mẹ hắn.

Chuyện rùm beng. Cha hắn một hai đòi mẹ và chị trả tiền tol lợp mái nhà vì “Không ở được với đám con này thì còn đám con khác”. Chị hắn chưa đến tháng lãnh lương nên nước mắt ròng ròng, viết miếng giấy tay đưa anh Hai hắn chạy đến chỗ hắn làm thuê mượn chủ một triệu đồng về trả. Mẹ hắn không còn biết khóc là gì, không có ý kiến gì. Nước vỡ bờ rồi thì phải?!

“Lưu manh trí thức” như hắn dễ gì chấp nhận. Hắn dứt khoát không mượn tiền chủ. “Không trả gì hết. Muốn lấy thì cứ dở nóc nhà xuống mà mang đi”. Vậy là sợi dây mỏng manh ràng buộc những thành viên trong gia đình đã được kéo mỏng ra, căng đến trong suốt, chỉ chờ gió khều nhẹ một cái là đứt lìa.

Cha hắn không lấy được tiền mái tol nên hậm hực bỏ đi rồi lại quay về tiếp tục sống trong sự mềm lòng và nhân ái của mẹ.

Hắn ngồi ủ dột cả ngày và đột nhiên tự hỏi: “Anh em mình có ai được cha gọi bằng con không?”. Ngay lập tức hắn gọi điện thoại cho từng người. Kết quả nhận được thật bất ngờ: “Không đứa nào”. Hắn bức xúc đến trào ra mấy câu thơ:

Tương tự bao người ta khát gọi tiếng con 

Được thốt ra từ cha dẫu một lần bất chợt 

Khó gì đâu? 

Toàn mày – tao  – mi – tớ 

Thà đừng sinh ra…

Mẹ hắn đọc được lại nhỏ nhẹ bảo: “Thôi con, dù gì thì ổng…” Hắn ngắt lời: “Là cha con chứ gì? Nghe riết thuộc lòng rồi mẹ ơi!”. Hắn khóc nấc lên như đứa trẻ bị vấp té. Mẹ hắn không trả lời, nhưng mắt bà đượm buồn hiu hắt. Còn chị hắn đọc bài thơ xong thì nước mắt ngắn, dài. Phụ nữ thường hay mủi lòng, nhẹ dạ ngay cả mấy câu thơ.

Chuyện thứ tư. Lần này là hôn nhân của hắn.

Hắn bước sang tuổi ba mươi mà chưa đá động gì tới chuyện cưới vợ. Người ta thắc mắc? Lẽ đương nhiên! Khó thấy người nào như hắn. Yêu một người nhưng không thành, vậy là chung thủy một cách đơn phương, một cách ngu muội. Trái tim hắn khác người. Cái đầu hắn khác người dẫu biết rằng có mâu thuẩn, xung đột đang giằng xé nhau trong đó. Hắn không biết cô đơn? Hắn không biết nỗi buồn? Hắn nằm đến nửa đêm, rồi sang canh có mấy tiếng gà mà vẫn không sao ngủ được. Mắc gì vậy chứ? Hay là hắn cũng giống người một chút đỉnh nào đó, đang mất dần chữ “con”.

Hắn lo tất tần tật mọi thứ trong gia đình, kể cả anh chị hắn đã ra riêng. Cái gì hắn dành dụm được đều để cho người khác xài. Ai gặp khó khăn là hắn đưa tay ra níu. Báo chí, truyền thông muốn đưa hắn lên tivi, nhưng hắn cứ một hai lắc đầu: “Chuyện nhỏ như cọng cỏ, đưa lên đài thì hết xài”. Hắn bông đùa với chị biên tập chương trình thời sự như thế. Người từ Quảng Nam, kẻ ngoài Bắc Cạn, không quen biết gì cũng viết thư gởi thăm. Hắn sống cho người ta nhiều hơn mình mà lúc nào cũng thấy thiếu thiếu, giá như hắn được làm nhiều hơn. Hắn tham vọng lớn quá. Nghịch lý của chữ tâm trong hắn cũng khác người.

 



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024