Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/05/2022 20:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Chậm lành vết thương ở bệnh nhân điều trị ung thư


Các yếu tố gây chậm lành vết thương trong điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến tổn thương da và gây nên các tác dụng phụ cho việc chăm sóc hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân ung thư.

Các phương pháp điều trị ung thư thường có thể dẫn đến việc làm chậm lành vết thương hay vết thương khó lành. Hiểu được các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến tổn thương da và làm khó lành vết thương giúp gia đình sẵn sàng thận trong tránh tác dụng phụ có thể xảy ra và chuẩn bị tốt hơn cho việc chăm sóc hỗ trợ điều trị.

Chậm lành vết thương là gì?

Chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành trở lại. Trong thời gian bị ung thư, việc chậm lành vết thương có thể xảy ra do những thay đổi trên da, tế bào máu, mạch máu và hệ thống miễn dịch.

Các vết thương trong điều trị ung thư bao gồm vết mổ, vết loét áp lực, vết cắt vị trí đặt các dụng cụ như ống cho ăn hoặc đường tĩnh mạch trung tâm. Các vết thương lành chậm có thể gây đau và khó chịu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí trì hoãn quá trình điều trị ung thư.

Vết thương mất nhiều thời gian để lành trở lạiVết thương mất nhiều thời gian để lành trở lại

Các yếu tố làm tăng nguy cơ chậm lành vết thương trong bệnh ung thư

Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến cơ chế làm lành vết thương của tế bào trên da:

  • Hóa trị.
  • Xạ trị.

  • Liệu pháp điều trị đích.

  • Bệnh đái tháo đường.

  • Thuốc Corticosteroid.

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

  • Béo phì.

  • Phù nề.

  • Giảm khả năng vận động.

  • Cung cấp máu kém cho vùng có vết thương.

  • Nhiễm trùng.

  • Dinh dưỡng kém.

  • Stress.

  • Sử dụng rượu.

  • Hút thuốc.

Vết thương tự lành lại như thế nào?

Vết thương tự lành lại theo cơ chế tự tái tạo mô mới của cơ thể trải qua 4 giai đoạn:

  • Chảy máu và đông máu: Dòng chảy của máu bị chậm lại thông qua sự co thắt của các mạch máu và đông máu. Tiểu cầu trong máu được kích hoạt và dính vào nhau để làm chậm và dừng chảy máu.
  • Viêm: Các tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí tổn thương để loại bỏ các tế bào chết, vi trùng và mảnh vụn. Tế bào giải phóng các yếu tố tăng trưởng kích thích mô mới bắt đầu tái tạo.
  • Sự tái tạo mô mới: Các mạch máu, collagen và tế bào da mới bắt đầu phát triển và các cạnh của vết thương được kéo lại với nhau.
  • Sự trưởng thành: Mô mới trở nên mạnh hơn và khó bị tổn thương hơn.

Da thường có khả năng tự phục hồi tuy nhiên, vùng da lành sau khi bị tổn thương hoặc vùng da bị sẹo sẽ không có đủ sức mạnh như vùng da chưa bao giờ bị tổn thương.

Vết thương lành khi cái mô mới được tái tạoVết thương lành khi cái mô mới được tái tạo

Ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư và lành vết thương

Hóa trị và lành vết thương

Hóa trị có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ ảnh hưởng đến da và khả năng chữa lành vết thương. Bao gồm:

  • Gây kích ứng và làm da trở nên nhạy cảm.

  • Loét và tổn thương mô xung quanh vị trí tiêm tĩnh mạch nếu hóa trị qua truyền tĩnh mạch.

  • Giảm lưu lượng máu đến vị trí vết thương.

  • Giảm sản xuất collagen.

  • Giảm sức mạnh của da.

Tác dụng của hóa trị liệu đối với việc lành vết thương phụ thuộc vào một số yếu tố như liều lượng, tần suất, thời gian truyền thuốc và thời gian điều trị. Cũng có thể có thêm nhiều tác dụng phụ hơn nếu sử dụng nhiều loại thuốc.

Xạ trị và lành vết thương

Xạ trị cũng có thể làm chậm quá trình lành vết thương, đặc biệt nếu vết thương ở gần khu vực điều trị. Hiệu ứng bức xạ trên da bao gồm:

  • Kích ứng da, khô và bong tróc.

  • Làm mỏng da.

  • Giảm sức mạnh của da.

  • Dày da và mô liên kết (xơ hóa mô).

  • Tổn thương mạch máu và giảm lưu lượng máu.

Nói chung, liều phóng xạ cao hơn hoặc thường xuyên hơn có thể dẫn đến chậm lành vết thương.

Các phương pháp điều trị ung thư khác, như liệu pháp điều trị đích và liệu pháp miễn dịch, cũng có thể ảnh hưởng đến việc lành da và vết thương.

Xạ trị ảnh hưởng đến vết thương chậm lànhXạ trị ảnh hưởng đến vết thương chậm lành

Chăm sóc các vết thương chậm lành

Mục tiêu chính của chăm sóc vết thương là giữ sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng và nuôi dưỡng làn da để nó tái tạo và chữa lành. Chăm sóc vết thương có thể bao gồm:

  • Giữ vết thương và da gần đó sạch sẽ và khô ráo.

  • Bôi thuốc mỡ và các sản phẩm chăm sóc vết thương khác để giữ ẩm cho da, nó hoạt động như một rào cản hoặc diệt khuẩn.

  • Che vết thương bằng băng để bảo vệ vết thương.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác để hỗ trợ chữa lành vết thương. Các thủ thuật phổ biến bao gồm bóc tách vết thương để loại bỏ mô chết, phẫu thuật sửa chữa hoặc đóng vết thương và điều trị vết thương áp lực âm. Nhân viên y tế sẽ thảo luận về các lựa chọn dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân.

Mẹo giúp vết thương mau lành

  • Thực hiện theo các hướng dẫn về chăm sóc vết thương và da.

  • Hãy cẩn thận để bảo vệ vết thương và làn da dễ bị tổn thương của bạn.

  • Kiểm tra da thường xuyên, theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề nảy sinh trong quá trình lành vết thương.

  • Kết hợp ăn uống lành mạnh, đảm bảo chế độ ăn uống đủ calo và protein để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động0 sửa chữa mô. Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất như vitamin C và kẽm cũng rất quan trọng. 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024