Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/05/2022 20:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Suy hô hấp là gì: Câu hỏi cũ nhưng không phải ai cũng biết đáp án


Suy hô hấp là gì? Phòng ngừa suy hô hấp như thế nào? Câu hỏi “cửa miệng” của rất nhiều người nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Suy hô hấp là tình trạng có tỷ lệ tử vong cao nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời, đúng cách. Để hiểu hết về hội chứng này, trước hết hãy cùng tìm đáp án cho câu hỏi "Suy hô hấp là gì?".

Suy hô hấp là gì?

Hệ hô hấp của cơ thể người có cấu tạo tương đối phức tạp gồm các bộ phận như cơ hoành, khoang ngực, phổi, ống khí (phế quản và khí quản), cổ họng và miệng. Quá trình đưa oxy vào cơ thể là quá trình được đánh giá là rất phức tạp, yêu cầu sự phối hợp nhịp ngàng không chỉ của các cơ quan mà đòi hỏi cả sự vận hành liên tục của tim và phổi.

Với cơ thể con người oxy chính là sự sống. Bởi vậy, quá trình oxy gặp trục trặc thì cơ thể con người cũng sẽ bất ổn, xuất hiện nhiều biểu hiện nguy hiểm. Trong đó, suy hô hấp là tình trạng cực kỳ nguy hiểm khi máu trong cơ thể không có đủ lượng oxy cần thiết hoặc thừa quá nhiều khí carbon dioxide. Lúc này, gây ra các tình trạng rối loạn suy hô hấp bao gồm suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mãn tính. Trong nhiều trường hợp, nếu không cấp cứu người bệnh kịp thời có thể sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong.

Suy hô hấp là tình trạng nguy hiểm

Suy hô hấp là tình trạng có thể đe doạ tính mạng người bệnh (Ảnh minh hoạ)

Suy hô hấp có các triệu chứng gì?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra suy hô hấp và mức độ thiếu và thừa oxy, carbon dioxide trong máu mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong đó, các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Khó thở;
  • Ho khan;
  • Thở nhanh, thở gấp kể cả khi nằm nghỉ.

Khó thở khi nghỉ ngơi là dấu hiệu của suy hô hấp

 Nằm nghỉ ngơi cũng thở nhanh thì rất có thể bạn đã bị suy hô hấp (Ảnh minh hoạ)

  • Thay đôi màu ở da, môi và móng tay;
  • Nhịp tim nhanh: Rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm;
  •  bắp mệt mỏi, cơ thể suy nhược;
  • Rối loạn thần kinh: Lo lắng, ngủ gà, co giật,….

Biến chứng nguy hiểm của suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng được đánh giá là rất nguy hiểm với tỷ lệ gây biến chứng và tử vong cao, đặc biệt là những người bị suy hô hấp cấp. Theo thống kê từ Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong có nguyên nhân là suy hô hấp giảm oxy máu là 40% - 60%, 10% - 25% trường hợp tử vong do suy hô hấp tăng carbon dioxide trong máu.

Ngoài ra, có thể xuất hiện một số các biến chứng nguy hiểm khác nếu không cấp cứu người bị suy hô hấp kịp thời như:

  • Biến chứng ở phổi: Xơ phổi, nhiễm trùng phổi, tràn dịch màng phổi, nhồi máu phổi,…
  • Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu,…
  • Biến chứng tim mạch: Gây ra các bệnh như viêm màng tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,…
  • Biến chứng suy thân, hoại tử ống thận,…

Bởi vậy, việc chẩn đoán và điều trị suy hô hấp sớm có thể giúp ngăn chặn sự diễn tiến gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu như thấy xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường naò hãy tham khảo ngay tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng suy hô hấp?

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy hô hấp như người mắc phải các bệnh về cơ, xương, dây thần kinh hoặc các bênh về mô hỗ trợ hô hấp. Một số các tình trạng là nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp gồm:

  • Các bệnh lý về dây thần kinh và cơ kiểm soát hô hấp: Bệnh xơ cứng teo cơ một bên, Chấn thương tuỷ sống, Loạn dưỡng cơ, Đột quỵ,…
  • Cong vẹo cộng sống
  • Bệnh liên quan đến phổi: Bệnh phối tắc nghẽn mãn tính, Viêm phổi, Thuyên tắc phổi, Xơ nang, COVID-19

Bên cạnh các bệnh lý, các chất kích thích như ma tuý, rượu bia, khói bụi, hoá chất độc hại cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy hô hấp.

Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra suy hô hấp

Thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra suy hô hấp (Ảnh minh hoạ)

Phương pháp chẩn đoán suy hô hấp

Để chẩn đoán người bệnh có bị suy hô hấp hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. Đối với tình trạng suy hô hấp này không có bất kỳ. xét nghiệm đặc thù nào cả.

Bước đầu tiên trong chẩn đoán suy hô hấp, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh, đồng thời cho bệnh nhân thực hiện bài kiểm tra thể chất. Sau đó người bệnh sẽ được thực hiện kiểm tra nồng độ oxy máu bằng thiết bị đo chỉ số SpO2. Nếu người bệnh có kết quả chỉ số SpO2 dưới 92% (trong điều kiện không thở oxy) và dưới 95% (trong điều kiện thở oxy) thì sẽ được xác định bị suy hô hấp.

Bên cạnh đó, để tăng tính chính xác trong chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm khí máu động mạch để biết được lượng oxy và carbon dioxide trong máu người bệnh, Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang ngực hoặc chụp CT để quan sát tình trạng phổi. Nếu các túi khí chứa dịch trong phổi thì người bệnh đã bị suy hô hấp.

Tuỳ vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác như phết cổ họng và mũi, điện tâm đồ, siêu âm tim,…

Phương pháp điều trị suy hô hấp

Mục tiêu cuối cùng của điều trị tình suy hô hấp là giúp người bệnh dễ thở hơn, không còn tình trạng khó thở, cũng như điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Để thực hiện được mục tiêu đó, các bác sẽ tuỳ vào thể trạng của người bệnh mà chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số các phương pháp điều trị suy hô hấp phổ biến gồm:

  • Liệu pháp oxy: Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này bằng cách đưa lượng oxy nhất định vào phổi người bệnh và giảm lượng chất lỏng trong các túi khí ở phổi. Có nhiều cách để đưa oxy vào phổi như: sử dụng ống thông mũi, mặt nạ thông khí (cho các bệnh nhân bị suy hô hấp cấp), thông khí áp lực dương không xâm lấn, máy thở cơ học, mở khí quản, oxy hoá màng ngoài cơ thể,…
  • Điều trị bằng thuốc: Trong điều trị suy hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng phổi, thuốc giãn phế quản hoặc  thuốc thu nhỏ đường thở tuỳ theo nguyên nhân hoặc triệu chứng cụ thể của người bệnh.
  • Biện pháp khác: Bên cạnh các phương pháp trên, với những bệnh nhân phải lưu viện điều trị trong thời gian dài, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một số phương pháp điều trị để quản lý và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng suy hô hấp. Các biện pháp gồm: truyền tĩnh mạch vào máu người bệnh để cải thiện lưu lượng máu; bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua truyền; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng phổi thông qua các bài tập.

Người bệnh suy hô hấp lưu viện lâu nên tập vật lý trị liệu

Người bệnh suy hô hấp khi lưu viện lâu ngày cần thực hiện thêm các biện pháp như vật lý trị liệu (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, với những trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông.

Thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được suy hô hấp là gì cũng như mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Do vậy, một khi thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nghi ngờ suy hô hấp nào hãy liên hệ ngay tới bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và có cách xử trí kịp thời.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024