Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/05/2022 20:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Nhiễm trùng, căng thẳng và các vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ em ung thư


Bài viết dưới đây hướng dẫn dành cho phụ huynh khi con mình bị mắc ung thư các vấn đề về nhiễm trùng, lo lắng căng thẳng và dinh dưỡng của trẻ em ung thư.

Trong quá trình điều trị ung thư con bạn sẽ được thực hiện điều trị chăm sóc giảm nhẹ hay còn gọi là điều trị triệu chứng nhằm ngăn ngừa và quản lý các vấn đề sức khỏe gây ra bởi ung thư và điều trị ung thư, chẳng hạn như nhiễm trùng, căng thẳng, các vấn đề về dinh dưỡng, giảm đau và các thay đổi trong lịch trình tiêm chủng của trẻ. Bài viết này giúp bạn hỗ trợ con vượt qua từng vấn đề sức khỏe nêu trên.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển bên trong cơ thể. Trẻ em đang điều trị với ung thư thường có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng. Bệnh ung thư và một số phương pháp điều trị gây khó khăn cho cơ thể trong việc tạo ra các tế bào bạch cầu mới là những tế bào giúp chống lại nhiễm trùng. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng ở những trẻ có số lượng bạch cầu thấp hơn mức bình thường là do những vi khuẩn từ chính cơ thể của trẻ.

Y tá sẽ lấy máu kiểm tra số lượng các tế bào máu của trẻ thường xuyên và báo cho bạn nếu số lượng các chỉ số thấp. Giảm số lượng các tế bào máu hoặc các dấu hiệu của nhiễm trùng nặng đồng nghĩa với việc trẻ cần phải ở lại bệnh viện hoặc có thể khiến việc điều trị bị trì hoãn. Trong một vài trường hợp, thuốc có thể được sử dụng nhằm làm tăng số lượng tế bào bạch cầu sau khi hóa trị.

Ngăn chặn nhiễm trùng

Ba mẹ bảo vệ con khỏi vi khuẩn bằng những thói quen sau:

  • Rửa tay sạch sẽ: Trẻ và những người xung quanh trẻ (đặc biệt là gia đình) phải luôn luôn rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước ấm. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sau khi ra ngoài và tiếp xúc với động vật.
  • Giữ gìn đặc biệt sạch sẽ răng miệng: Nếu trẻ đang có ống thông thì cần phải giữ vùng xung quanh ống thông được sạch sẽ và khô ráo. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ cũng rất quan trọng. Kiểm tra miệng của trẻ mỗi ngày, tìm các vết loét hay các dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu trẻ bị trầy xước hoặc bị các vết cắt, hãy đảm bảo nó sạch sẽ theo đúng cách.
  • Tránh xa khỏi vi khuẩn: Trẻ cần tránh xa khỏi nơi đông người và những người đang bị bệnh. Bạn cũng cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi chuẩn bị thức ăn. Ví dụ như với hoa quả và rau củ cần phải nấu chín và bóc vỏ, với thịt cần nấu chín kỹ. Giúp đỡ trẻ khi ăn thức ăn nóng và thức ăn lạnh. Đừng để thức ăn ở bên ngoài.
Trẻ cần tránh xa khỏi vi khuẩnTrẻ cần tránh xa khỏi vi khuẩn

Các dấu hiệu nhiễm trùng

Nhiễm trùng trong quá trình điều trị ung thư là một cấp cứu nội khoa. Thảo luận về những dấu hiệu nhiễm trùng với bác sỹ và hiểu rõ những bước cần làm nếu trẻ có biểu hiện:

  • Ớn lạnh.
  • Ho hoặc đau họng.
  • Đau tai.
  • Sốt (38°C hoặc cao hơn).
  • Đau đầu hoặc đau xoang.
  • Cứng cổ hoặc đau cổ.
  • Phát ban.
  • Vết loét hoặc mảng màu trắng ở miệng hoặc trên lưỡi.
  • Sưng hoặc đỏ, đặc biệt là ở xung quanh ống thông.
  • Nước tiểu có máu hoặc đục.
  • Tiểu đau hoặc tiểu buốt rát.
  • Các dấu hiệu khác.

Căng thẳng

Giải tỏa căng thẳng có thể giúp cải thiện cảm xúc của trẻ, giúp giảm đau và giảm cảm giác lo lắng.

Những lời khuyên giúp trẻ giải tỏa căng thẳng:

  • Chuẩn bị cho trẻ trước những điều trị mới hoặc trước khi thực hiện những xét nghiệm mới. Chẳng hạn trẻ có thể đến thăm căn phòng nơi sắp được điều trị, chạm vào các trang thiết bị, gặp gỡ bác sỹ và tham gia các trò chơi y tế với chuyên gia đời sống trẻ em và y tá trước khi thực hiện xét nghiệm hay điều trị.
  • Tìm kiếm những giải pháp giúp trẻ quên đi căng thẳng và lo lắng về quá trình điều trị như các hoạt động giải trí thư giãn.
  • Luôn bên cạnh chia sẻ, cho con cảm giác luôn có thể đến bên bạn khi cần một cái ôm, một nụ cười, một câu trả lời thành thật hay một bờ vai để khóc.
  • Nhận hỗ trợ tư vấn từ nhân viên xã hội, chuyên gia ung thư trẻ em có thể giúp trẻ cải thiện khả năng đối phó với căng thẳng và những tình huống khó khăn. Đối với những vấn đề cảm xúc tồn tại dai dẳng và ngày càng nặng nề, nhóm chăm sóc sức khỏe có thể gợi ý bạn tới một chuyên gia tâm lý hay những chuyên gia sức khỏe tâm lý.
Cải thiện cảm xúc của trẻ em bị ung thưCải thiện cảm xúc của trẻ em bị ung thư

Các vấn đề dinh dưỡng

Dinh dưỡng tốt giúp trẻ cảm thấy tinh thần tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Thông thường, dinh dưỡng tốt đồng nghĩa với việc ăn nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, việc ăn uống đầy đủ đối với trẻ là rất khó. Điều này càng trở nên khó khăn nếu trẻ mệt mỏi hoặc lo lắng. Một vài đứa trẻ cần được hỗ trợ như dùng thuốc để kích thích thèm ăn, hỗ trợ dinh dưỡng và truyền dịch tĩnh mạch. Trẻ sẽ được kiểm tra cân nặng, chiều cao và máu để chắc chắn rằng trẻ tăng trưởng và nhận được nguồn dinh dưỡng tốt.

  • Hãy kiên nhẫn và khen ngợi trẻ khi con ăn uống tốt. Điều này cần rất nhiều sự kiên nhẫn, sáng tạo, làm mới các món ăn để giúp trẻ ăn tốt hơn. Đừng tranh luận, trách mắng, hay trừng phạt trẻ hoặc ép chúng phải ăn.
  • Đôi khi xem tivi hoặc một bộ phim có thể đánh lạc hướng trẻ và giúp trẻ dễ ăn hơn.
  • Các hoạt động thể lực như đi bộ hay chạy nhảy giúp tăng sự thèm ăn của trẻ. Hãy hỏi về những hoạt động giúp kích thích sự thèm ăn được khuyến nghị phù hợp với trẻ.

Những lời khuyên giúp kích thích bữa ăn với trẻ em ung thư

  • Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng: Gặp gỡ thường xuyên với chuyên gia dinh dưỡng để nhận những lời khuyên và những kế hoạch thiết thực để giúp trẻ.
  • Tìm hiểu về những loại thực phẩm và đồ uống tốt nhất với trẻ: Hầu hết trẻ em cần ăn nhiều loại thực phẩm, đồng thời cần tập trung vào những thực phẩm giàu dinh dưỡng (như thịt nạc, thịt gia cầm, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống, đậu, gạo, trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa). Hỏi chuyên gia dinh dưỡng về công thức nấu ăn và đồ ăn nhẹ được khuyến cáo cho trẻ.
  • Một vài trẻ có thể cần dùng thêm protein và calo: Những thực phẩm giàu protein giúp sửa chữa và tăng cơ bắp. Những thực phẩm giàu calo giúp ngăn ngừa sụt cân. Chúng bao gồm trứng, phô mai, sữa nguyên chất, kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, thịt và cá.
  • Khuyến khích các bữa ăn nhỏ, thường xuyên: Những bữa ăn nhỏ chia đều trong ngày giúp trẻ ăn dễ dàng hơn so với ăn bữa lớn.
  • Kiểm tra trước khi sử dụng vitamin và các chất bổ sung khác: Bổ sung vitamin và thảo dược đôi khi không được khuyến khích vì chúng có thể ảnh hưởng tới điều trị ung thư. Ví dụ như một vài loại viamin ảnh hưởng tới sự hấp thu của một số loại thuốc hóa trị. Tuy nhiên số khác có thể sử dụng an toàn do vậy việc thảo luận với bác sỹ là rất quan trọng.
  • Xử lý và chế biến thực phẩm kỹ lưỡng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng: Bạn cần phải thực hiện một số bước đặc biệt khi xử lý và chuẩn bị thức ăn. Ví dụ như trái cây và rau củ cần được nấu chín hoặc bóc vỏ, thịt cần được nấu kỹ.
  • Giảm các tác dụng phụ: Một vài tác dụng phụ có thể khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Đây là những lời khuyên giúp quản lý các tác dụng phụ như mất cảm giác ngon miệng, táo bón, tiêu chảy, loét miệng, buồn nôn và nôn.
  • Chịu thay đổi: Nếu trẻ không ăn uống được, đừng chờ tới khi trẻ sụt cân mới hành động.
Dinh dưỡng cho trẻ em ung thưDinh dưỡng cho trẻ em ung thư

Những lời khuyên giúp trẻ uống các chất lỏng

Việc uống đủ chất lỏng rất cần thiết, đặc biệt nếu trẻ chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể dẫn tới mất nước – một tình trạng rất nghiêm trọng. Nếu trẻ trở nên yếu, choáng váng, nước tiểu màu vàng đậm, rất có thể trẻ đang bị mất nước.

Thực hiện những bước sau để giúp trẻ uống dễ dàng hơn:

  • Hãy thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc y tế về lượng nước mà trẻ cần uống mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước. Điều này phụ thuộc vào tuổi và tình trạng sức khỏe khác của trẻ, chẳng hạn như mất nước do nôn hay tiêu chảy.
  • Bên cạnh việc uống nước, bạn cũng có thể cho trẻ uống các chất lỏng khác như kem que, rau câu, bánh pudding, kem, súp.
  • Nếu trẻ có cảm giác khó chịu ở dạ dày, hãy thử với chất lỏng trước. Bắt đầu với một lượng nhỏ nước trong suốt (nước, nước điện giải, nước luộc thịt, rau câu). Nếu trẻ không bị nôn, bạn có thể thử thêm các chất lỏng đậm đặc hơn như ngũ cốc, bánh pudding, sữa chua hoặc sữa lắc trước khi từ từ chuyển trở lại thức ăn đặc.
  • Đối với một số trẻ, sữa lắc và sinh tố làm từ thực phẩm giàu calo, giàu protein dễ hấp thu hơn so với các thức ăn đặc, đồng thời cũng khiến trẻ cảm thấy thú vị hơn khi hút qua ống hút. Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng xem liệu có cần thêm các thành phần bổ sung không.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024