Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/05/2022 20:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Nguyên nhân và phương pháp chuẩn đoán hội chứng Lynch


Tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp chuẩn đoán điều trị hội chứng Lynch sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh ung thư tốt hơn hay giúp bạn đọc bảo vệ và phát hiện bệnh sớm kịp thời thực hiện các biện pháp giúp làm giảm nguy cơ.

Trong những năm gần đây các nghiên cứu về phát hiện hội chứng Lynch ngày càng được quan tâm và thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia y tế. Việc xác định được những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư di truyền giúp cho bệnh nhân và bác sĩ lên kế hoạch theo dõi phát hiện sớm ung thư, và đưa ra các giải pháp làm giảm nguy cơ hoặc ngăn chặn khối u phát triển.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Lynch

Di truyền trong gia đình

Hội chứng Lynch có tính di truyền vì thế nguyên nhân gây ra hội chứng Lynch có nguy cơ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình.

Những loại đột biến này được gọi là các đột biến có tính kế thừa, hoặc các đột biến germline (đột biến dòng mầm) hiện diện trong toàn cơ thể. Sự thay đổi trong một số gen liên quan đến sửa chữa đột biến ADN có liên quan đến hội chứng Lynch bao gồm các gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 và EPCAM. Một đột biến (thay đổi) trong bất kỳ gen nào trong số này sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư liên quan khác. 

Ở phụ nữ cũng có nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng nếu mang đột biến trên các gen này.

Di truyền trong gia đình là nguyên nhân gây ra hội chứng LynchDi truyền trong gia đình là nguyên nhân gây ra hội chứng Lynch

Cơ thể bị lão hóa

Không phải tất cả các gia đình xuất hiện hội chứng Lynch thì có  thay đổi trong những gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 hoặc EPCAM. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định các gen khác liên quan đến hội chứng Lynch. 

Một số người có sự thay đổi gen không phải do di truyền mà do quá trình lão hóa cơ thể hay chưa rõ nguyên nhân. Những loại đột biến này được gọi là đột biến mắc phải (acquired mutations). Nếu một khối u được phát hiện kèm theo sự biến đổi của các gen này (MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 hoặc EPCAM), nên kiểm tra máu của bệnh nhân. Nếu cả máu và khối u đều có biến đổi gen thì nhiều khả năng là do di truyền hơn là do mắc phải. Điều này có nghĩa là các thành viên khác trong gia đình có thể bị ảnh hưởng.

Ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung

Hầu hết ung thư đại trực tràng là chưa rõ nguyên nhân. Chỉ khoảng 3-5% các trường hợp ung thư đại trực tràng và 2-3% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung được cho là do hội chứng Lynch.

Chẩn đoán hội chứng Lynch như thế nào?

Xét nghiệm máu

Hội chứng Lynch có thể được xác định thông qua xét nghiệm máu. Từ đó có thể xác định người mang gen đột biến có thể truyền lại (di truyền) đột biến gen liên quan đến hội chứng Lynch cho thế hệ sau. Hiện nay, xét nghiệm có thể phát hiện biến đổi ở các gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 và EPCAM. Tuy nhiên, không phải gia đình nào có người mắc hội chứng Lynch cũng có đột biến ở 1 trong số các gen trên.

Xét nghiệm sàng lọc

Các xét nghiệm sàng lọc cũng có thể được thực hiện trên một mảnh của khối u (ung thư) để xác định xem có phải đây là hội chứng Lynch hay không. Hai xét nghiệm sàng lọc được khuyến khích làm là xét nghiệm kiểm tra tính bất ổn định vi vệ tinh (Microsatellite Instability, MSI) và hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry, IHC). Kết quả của các xét nghiệm này có thể cho biết liệu bạn có nên làm  các xét nghiệm di truyền chi tiết hơn hay không.

Xét nghiệm máu giúp chuẩn đoán hội chứng LynchXét nghiệm máu giúp chuẩn đoán hội chứng Lynch

Nguy cơ mắc ung thư liên quan đến hội chứng Lynch

Nguy cơ chung đối với những người mắc hội chứng Lynch

  • Ung thư đại trực tràng: 20% ​​đến 80%.

  • Ung thư dạ dày: 1% đến 13%.

  • Ung thư đường mật (gan/ống mật): 1% đến 4%.

  • Ung thư đường tiết niệu (khung thận, niệu quản, bàng quang): 1% đến 18%.

  • Ung thư ruột non (ruột): 1% đến 6%.

  • Ung thư tuyến tụy: 1% đến 6%.

  • U não hoặc U hệ thần kinh trung ương: 1% đến 3%.

Nguy cơ đối với phụ nữ mắc hội chứng Lynch

Nguy cơ với bệnh nhân mắc hội chứng LynchNguy cơ với bệnh nhân mắc hội chứng Lynch

Sàng lọc ung thư đối với hội chứng Lynch

ASCO khuyến nghị các biện pháp sàng lọc sau đây cho những người mắc hội chứng Lynch. 

Các xét nghiệm sàng lọc chung và giảm thiểu nguy cơ

  • Nội soi đại tràng mỗi 1 - 2 năm, bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 25 hoặc tuổi của người trẻ nhất trong gia đình đã được chẩn đoán ung thư trừ đi 5, tùy theo điều kiện nào xảy ra sớm hơn.

  • Nội soi qua đường miệng mỗi 3 đến 5 năm, cộng với xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori là cơ sở cho việc điều trị nếu dương tính.

  • Khám da toàn thân hàng năm.

  • Cân nhắc việc sử dụng aspirin hàng ngày, điều này có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và có thể các bệnh ung thư khác ở những người mắc hội chứng Lynch.

  • Sàng lọc các bệnh ung thư khác liên quan đến hội chứng Lynch có thể được khuyến nghị tùy thuộc vào tiền sử bệnh lý của gia đình, mặc dù hiệu quả của khuyến cáo này vẫn chưa được chứng minh.

Đối với phụ nữ

  • Kiểm tra vùng chậu, siêu âm vùng chậu, sinh thiết nội mạc tử cung mỗi năm 1 lần từ lúc 30 tuổi đến 35 tuổi. 

  • Phụ nữ không còn nhu cầu sinh con có thể xem xét phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, đặc biệt khi sàng lọc ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng chưa được chứng minh là có hiệu quả ở phụ nữ mắc hội chứng Lynch.

Các lựa chọn sàng lọc có thể thay đổi theo thời gian khi các công nghệ mới được phát triển và có thêm nhiều thông tin về hội chứng Lynch và các thể khác của nó. Điều quan trọng là bạn trao đổi với Bác sĩ của bạn để tìm ra những xét nghiệm sàng lọc thích hợp.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024