Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/04/2022 22:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Chăm sóc và điều trị cho bé bị nổi rôm ở mông


Ngoài các vị trí như cổ, trán, ngực và lưng thì rôm xảy còn rất hay xuất hiện ở mông của trẻ. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị nổi rôm ở mông là do đâu? Và cách xử trí tình trạng này ra sao?

Rôm sảy là một bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường xảy ra ở những vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, ngực, bụng,... hoặc những vùng thường xuyên tiếp xúc với quần áo. Bên cạnh đó, nổi rôm ở mông cũng là một trường hợp phổ biến, nhất là đối với trẻ sơ sinh.

Bé bị nổi rôm ở mông là do đâu?

Vùng da ở mông rất ít được tiếp xúc với không khí và ánh sáng nên dễ bị rôm sảyVùng da ở mông rất ít được tiếp xúc với không khí và ánh sáng nên dễ bị rôm sảy
  • Do lỗ chân lông bị bít tắc: Vào mùa hè thời tiết oi bức, thì trẻ thường tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Ngoài ra, thân nhiệt của bé lại cao hơn so với người lớn, mà các ống tuyến tiết mồ hôi ở bé lại chưa hoàn thiện nên sẽ không thể bài tiết hết được mồ hôi ra ngoài, nên dễ gây ứ đọng trên da và dẫn tới tình trạng rôm sảy.
  • Do vùng da ở mông rất ít được tiếp xúc với không khí và ánh sáng. Thế nên dễ bí bách, không được khô thoáng như các vị trí khác. Do vậy, bé thường xuyên bị nổi rôm ở mông.
  • Do mang bỉm liên tục: Việc lạm dụng bỉm sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có tình trạng hăm tã và nổi rôm sảy ở mông. Bởi vì bỉm thường làm cho da khu vực mông bị bít tắc, đồng thời bề mặt da mông không được trao đổi khí với không khí bên ngoài. Thêm vào đó lại thường xuyên bị trào ngược phân và nước tiểu. Tất cả những điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh.
  • Do mặc quần dày, bằng chất liệu khó thấm hút mồ hôi: Bình thường khu vực mông đã ít được tiếp xúc với không khí bên ngoài, nên nếu như các mẹ cho bé mặc quần quá dày, mà chất liệu lại không thấm hút được mồ hôi nên sẽ dễ gây bệnh hơn.
  • Do không vệ sinh đúng cách và sạch sẽ vùng mông: Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh thường hay nằm nhiều, khi đi tiểu hoặc đi ngoài thì chất thải dễ trào ra mông. Nếu mẹ không chú ý rửa sạch và lau khô thì bé sẽ rất dễ bị nổi rôm ở mông.
  • Ngoài ra, nếu như trẻ bị rôm sảy ở lưng hoặc háng bẹn mà không được xử lý kịp thời và đúng cách cũng sẽ làm lây lan xuống khu vực mông và gây ra bệnh.

Dấu hiệu phát hiện trẻ bị nổi rôm ở mông?

Rôm sảy có thể khiến trẻ thường xuyên bỏ ăn, ngủ không ngon giấc và tụt cânRôm sảy có thể khiến trẻ thường xuyên bỏ ăn, ngủ không ngon giấc và tụt cân

Bố mẹ cần để ý những triệu chứng rôm sảy sau đây để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh của con:

  • Da khu vực mông xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti có màu hồng nhạt hoặc là hơi đỏ. Đôi khi là các vệt màu đỏ kéo dài. Về sau có thể phát triển thành các mụn nước hoặc mụn mủ.
  • Trẻ thường xuyên đưa tay xuống gãi vùng mông.
  • Vùng da bị rôm sảy sẽ sưng lên, khi nằm trẻ thấy đau, khó chịu.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc. Nhất là những lúc mẹ thay tã chạm vào mông.
  • Trẻ thường xuyên bỏ ăn, ngủ không ngon giấc và tụt cân.
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sưng hạch bạch huyết ở bẹn hay háng, kèm theo đó là tình trạng sốt cao.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

  • Bé bị nổi rôm ở mông kéo dài trên 7-10 ngày, mặc dù đã áp dụng đúng theo các chỉ định từ bác sĩ mà bệnh vẫn không khỏi.
  • Trẻ sốt cao và quấy nhiều, rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng da.
  • Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ ở mông.
  • Vùng da bị rôm ở mông có xu hướng lan rộng.

Giải pháp điều trị hiệu quả khi bé bị nổi rôm ở mông

Không nên quấn bỉm quá chặt, bởi vì có thể gây bí hơi cho bé tạo điều kiện cho rôm sảy ở mông phát triểnQuấn bỉm quá chặt có thể gây bí hơi cho bé tạo điều kiện cho rôm sảy ở mông phát triển
  • Cha mẹ nên giữ cho vùng da bị nổi rôm ở mông của bé luôn được thoáng, sạch sẽ. Đây chính là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng rôm sảy ở trẻ.
  • Nên cho bé mặc quần áo chất liệu thoáng mát. Nếu bé đang ở độ tuổi sử dụng bỉm, thì nên thay bỉm thường xuyên cho bé, đồng thời chọn loại bỉm không có mùi và thấm mồ hôi tốt. Không nên quấn bỉm quá chặt, bởi vì có thể gây bí hơi cho bé tạo điều kiện cho rôm sảy ở mông phát triển.
  • Tắm rửa cho bé bằng các loại lá thảo dược như lá khế, lá trà xanh, lá rau má, lá mảnh bát,…

  • Mẹ có thể thoa phấn rôm lên vùng da bị rôm cho bé nhanh khỏi.

  • Nếu mẹ sử dụng nhiều loại kem bôi mà vẫn không thấy cải thiện, thì tốt nhất nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để bé được điều trị phù hợp.

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh với làn da mỏng manh và nhạy cảm nếu không được bảo vệ tốt thì rất dễ bị rôm sảy. Qua những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con nếu trẻ bị nổi rôm ở mông. Bên cạnh đó cũng có các biện pháp bảo vệ con tránh khỏi các nguyên nhân gây bệnh.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024