Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/04/2022 20:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Thấp khớp là gì


Thấp khớp là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch, gây ảnh hưởng đến cơ bắp, các khớp, xương. Bệnh này gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng sẽ xảy ra trường hợp tương tự. Bệnh này thường xảy ra ở khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể.

Tìm hiểu chung

Thấp khớp là gì?

Thấp khớp (Rheumatoid Arthritis), hay còn gọi là bệnh phong thấp, là một căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch (bệnh tự miễn nhiễm).

Bệnh thấp khớp gây ảnh hưởng đến cơ bắp, các khớp, xương. Bệnh này gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng sẽ xảy ra trường hợp tương tự. Bệnh này thường xảy ra ở khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thấp khớp

Thấp khớp thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sốt nhẹ;

  • Uể oải và mệt mỏi;

  • Ăn uống không ngon miệng;

  • Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau;

  • Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối cũng có thể bị ảnh hưởng;

  • Đau và sưng đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân,);

  • Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp;

  • Sáng sớm khi thức dậy, các khớp bị tê cứng nếu bất động trong một thời gian dài và tình trạng này thường kéo dài hơn 30 phút;

  • Xuất hiện những nốt mẩn nhỏ dưới da.

Biến chứng có thể gặp phải khi bị thấp khớp

Gần một nửa số bệnh nhân bị thấp khớp có biểu hiện triệu chứng và tình trạng tổn thương trên một số cơ quan không liên quan đến khớp như da, mắt, phổi, tim, thận, tuyến nước bọt, mô thần kinh, mạch máu, tủy xương,... trong đó tổn thương ở tim đặc biệt nghiêm trọng. Người bệnh thấp khớp thường bị viêm các bộ phận của tim dẫn đến các bệnh lý tim do thấp, có thể gây suy tim cấp và mạn tính. Trong khi biểu hiện ở khớp thường lành nhanh và lành hoàn toàn thì biểu hiện ở tim thường nặng nề, hay để lại các di chứng van tim do thấp như hẹp hở van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ…

Nhiều người nghĩ đây chỉ là căn bệnh tất yếu của người già, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: liệt ở chân, giảm tối đa khả năng vận động và nếu nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thấp khớp

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây nên bệnh thấp khớp. Nhiều nghiên cứu cho rằng do hệ miễn dịch của người bệnh tấn công chính các mô trên cơ thể người đó và gây bệnh. Bên cạnh đó, gen, môi trường và hormone cũng là 3 tác nhân khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải thấp khớp?

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh thấp khớp. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới, khó chữa hơn và để lại những tổn thương cũng nặng nề hơn. Ngoài ra, người trong độ tuổi từ 40 - 60 tuổi cũng cần đặc biệt lưu ý đến bệnh này. 

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn người bình thường:

  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

  • Gen di truyền: Nếu trong gia đình, họ hàng có người mắc bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với trường hợp gia đình không có tiền sử với bệnh này.

  • Những người tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu, thuốc trừ sâu.

  • Những người hút thuốc lá nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn.

  • Những người ở độ tuổi trung niên trở nên có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với trẻ em.

  • Ngoài ra, cơ thể ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, sức đề kháng yếu, thừa cân, béo phì cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp dùng để xét nghiệm và chẩn đoán thấp khớp

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khớp để được kiểm tra chi tiết. Để chẩn đoán bệnh thấp khớp, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm bệnh sử, khám sức khỏe, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Người bị thấp khớp thường có tỉ lệ kết tủa hồng cầu cao. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn phục vụ việc tìm kiếm kháng thể anti-CCP, điều này nhằm giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp với một số loại viêm khớp khác.

  • Chụp X-quang, MRI: Nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của thấp khớp.

Phương pháp điều trị thấp khớp hiệu quả

Một số phương pháp điều trị cơ bản:

  • Thuốc: Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau ngay từ đầu để làm chậm quá trình viêm khớp dạng thấp, riêng thuốc chống thấp khớp thường phải duy trì suốt đời. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng corticosteroid tại chỗ. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc điều trị sinh học như actemra, mabthera, enbrel… nếu có sự đồng ý của chuyên gia. Thường thì nếu phối hợp tốt với bác sĩ kết hợp ăn uống hợp lý, bạn sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện trong thời gian ngắn.

  • Đối với các trường hợp nặng hơn, các bác sĩ sẽ điều chỉnh bằng phẫu thuật để điều chỉnh lại khớp, thay khớp mới hoặc chỉnh lại dây chằng. Phẫu thuật được dùng trong trường hợp các phương pháp khác đã được áp dụng không mang lại hiệu quả.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thấp khớp

  • Vật lý trị liệu: Ngoài việc dùng thuốc, bạn nên tiến hành vật lý trị liệu để các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn một số môn thể thao và bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể.

  • Thực phẩm chức năng: Đây là sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả nhờ bổ sung các thành phần, dinh dưỡng tốt cho khớp. Bạn hãy hỏi bác sĩ về những loại thực phẩm chức năng nào bạn có thể sử dụng. Khi sử dụng phương pháp điều trị này phải duy trì lâu dài, tránh bỏ ngang.

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bạn vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

  • Bệnh có thể làm bạn cảm thấy đau đớn nhưng bạn nên duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng để đánh lạc hướng tâm trí khiến bạn quên đi cơn đau.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024