Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/04/2022 21:04 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
3 bộ phận ngon mấy cũng đừng ăn trên con cua biển, bác sĩ cảnh báo 4 kiểu người 1 miếng cua cũng không nên động đến kẻo sớm vào viện


Thịt cua có hàm lượng calo thấp, chỉ chứa khoảng 1,5g chất béo, còn lại là protein. Cua nhiều khoáng chất như Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, Mg… và axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là chứa selen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.

3 bộ phận ngon mấy cũng đừng ăn trên người cua biển, bác sĩ cảnh báo 4 kiểu người 1 miếng cua cũng không nên động đến kẻo sớm nằm bệnh viện - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong Đông y, thịt cua còn được coi là bài thuốc bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy, thông kinh lạc… Tuy nhiên, những tác dụng trên chỉ đạt được khi ăn cua đúng cách và thậm chí nó có thể trở thành “thuốc độc” với 1 số người.

3 bộ phận không ăn được của cua biển

Dù thích đến đâu thì cũng đừng dại mà ăn toàn bộ con cua. Chỉ nên ăn gạch cua, mình cua và phần thịt bên trong chân cua. Tuyệt đối không ăn 3 bộ phận sau:

Mang cua:

Nhiều người thích ăn mang cua mà không biết rằng đây là bộ phận bẩn nhất trên người con cua. Bởi vì giống như cá, mang cua làm việc liên tục để duy trì hô hấp cho chúng bằng các bọt khí li ti.

3 bộ phận ngon mấy cũng đừng ăn trên người cua biển, bác sĩ cảnh báo 4 kiểu người 1 miếng cua cũng không nên động đến kẻo sớm nằm bệnh viện - Ảnh 2.

Trong quá trình này, mang cua sẽ hấp thụ nhiều bụi bẩn, chất độc, dễ nhiễm ký sinh trùng. Sau khi mở mai cua sẽ thấy 2 hàng mô mềm màu xám là đó mang cua, phải loại bỏ trước khi ăn.

Ruột cua:

Ruột cua là đường ống nối giữa dạ dày và rốn, có phân cua là thứ màu đen bám trên mình cua màu vàng và thịt cua. Đây là phần không ăn được trên người con cua.

Khi bóc mai cua thường sẽ mang theo cả ruột cua, tuy nhiên nhiều trường hợp bóc không đúng cách nên ruột bị bám dính vào thịt cua. Không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị, làm giảm dinh dưỡng của thịt cua mà còn dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

Dạ dày cua:

Cua là loài động vật ăn tạp, có nguồn thức ăn rất rộng lớn, thực vật dưới nước, xác sống dưới nước…Vì vậy dạ dày của chúng rất bẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật, nhất là với những người có bụng dạ kém hoặc đề kháng yếu.

3 bộ phận ngon mấy cũng đừng ăn trên người cua biển, bác sĩ cảnh báo 4 kiểu người 1 miếng cua cũng không nên động đến kẻo sớm nằm bệnh viện - Ảnh 3.

Dạ dày chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Sau khi bóc mai cua hãy dùng thìa nhỏ xúc phần dạ dày cua ở giữa thân cua ra, nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn. Chú ý không làm vỡ dạ dày trong quá trình loại bỏ để đảm bảo an toàn, không làm giảm mùi vị gạch và thịt cua.

4 kiểu người không nên ăn cua

Cua ăn đúng cách vừa ngon miệng lại tốt như thuốc bổ nhưng sai đối tượng thì lại thành "thuốc độc". Theo các chuyên gia y tế, có 4 nhóm người tốt nhất là không nên ăn cua biển, kẻo rước bệnh tật vào người thậm chí nguy hiểm tính mạng:

3 bộ phận ngon mấy cũng đừng ăn trên người cua biển, bác sĩ cảnh báo 4 kiểu người 1 miếng cua cũng không nên động đến kẻo sớm nằm bệnh viện - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ít hoặc không ăn cua. Bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên.

- Phụ nữ có thai không nên ăn cua, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ. Các kim loại nặng như cadmium, cũng như các chất ô nhiễm như dioxin và polychlorinated biphenyls tiềm ẩn trong cua có hại cho sự phát triển của thai nhi.

3 bộ phận ngon mấy cũng đừng ăn trên người cua biển, bác sĩ cảnh báo 4 kiểu người 1 miếng cua cũng không nên động đến kẻo sớm nằm bệnh viện - Ảnh 5.

- Những người mắc bệnh ngoài da ăn cua biển dễ gây ra kích ứng da rất mạnh, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Chính vì thế, nếu bạn bị viêm da dị ứng, lở loét hay mề đay…thì tốt nhất nên tránh xa món ăn này.

- Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua vì có thể gây nguy hiểm.

Ngoài ra, những người có chức năng tiêu hóa yếu như người già, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ăn ít. Đặc biệt chú ý lựa chọn cua tươi và cách chế biến ít muối, ít dầu mỡ. Cũng nên tránh ăn cua cùng các thực phẩm “đại kỵ” như bí đỏ, hồng, kiwi, cần tây, khoai lang, lê, mật ong… kẻo sớm nhập viện cấp cứu.

Nguồn và ảnh: Ifeng, HK01, Eat This



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024