Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/04/2022 23:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Lupus ban đỏ là gì


Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn, hệ miễn dịch tự sản xuất ra các kháng thể và tấn công các tế bào trong cơ thể. Ở trạng thái nhẹ, bệnh chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp lên da, nhưng nếu trở nặng, bệnh có khả năng làm tổn thương một số có quan quan trọng khác.

Tìm hiểu chung

Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn, hệ miễn dịch tự sản xuất ra các kháng thể và tấn công các tế bào trong cơ thể. Ở trạng thái nhẹ, bệnh chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp lên da, nhưng nếu trở nặng, bệnh có khả năng làm tổn thương một số có quan quan trọng khác.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lupus ban đỏ

Tùy vị trí và cơ quan mắc bệnh mà các triệu chứng của lupus ban đỏ cũng sẽ khác nhau. Một số biểu hiện phổ biến trong giai đoạn đầu của bệnh thường là:

  • Mệt mỏi; khó ở và có khả năng mất nhận thức tạm thời;

  • Sốt không rõ nguyên nhân;

  • Mỏi cơ, đau và sưng các khớp; đặc biệt khớp ở vùng ngón tay, cổ tay;

  • Xuất hiện các ban đỏ, chủ yếu ở vùng mặt;

  • Cảm giác đau lồng ngực và khó khăn khi hít thở sâu;

  • Da vùng ngón tay, cánh tay có hiện tượng tái xanh, bầm;

  • Sưng ở chân và quang vùng mắt;

  • Nhạy cảm với ánh nắng;

  • Rụng tóc, loét miệng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Lupus ban đỏ thường có các triệu chứng gần giống với một số bệnh khác, khiến bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn. Nhưng nếu không phát hiện lupus ban đỏ kịp thời, bệnh có thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận như khớp, phôi, tim, da, mạch máu, thận, hệ thần kinh và các tế bào máu; ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ và gây căng thẳng cho người bệnh. Vì thế, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kh có thể bạn có những dấu hiệu trên, đặc biệt là khi cảm thấy mệt mỏi, phát ban và sốt không ngừng.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn, tự sản sinh ra các kháng thể rồi tự tấn công các tế bào, cơ quan lành tính trong cơ thể.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải lupus ban đỏ?

Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hệ miễn dịch tự hủy hoại cơ thể. Song, một số yếu tố được cho là có mối liên hệ trực tiếp với lupus ban đỏ là:

  • Yếu tố môi trường: Người thường tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong những môi trường có lượng virus cao rất dễ bị mắc bệnh.

  • Giới tính và hormone: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nữ giới có hàm lượng hormone estrogen cao nên thường có khả năng mắc bệnh cao hơn. Số bệnh nhân nữ mắc lupus ban đỏ nhiều hơn nam gấp 5 lần; đặc biệt người đang mang thai hay trong thời kỳ kinh nguyệt các triệu chứng có xu hướng nặng hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ

Ngoài các vấn đề về giới tính, môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mắc lupus ban đỏ thì vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Chủng tộc: Người da đen và người da vàng mắc nhiều hơn những người da trắng.

  • Tuổi tác: Lupus ban đỏ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng thường xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi.

  • Bị nhiễm trùng.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ không dễ dàng được chẩn đoán vì các triệu chứng của bệnh thường rất giống với nhiều loại bệnh khác, thường xuất hiện lần lượt hoặc có thể đan xen nhau, và với mỗi người khác nhau, bệnh cũng biểu hiện khác nhau. Quan trọng hơn, hiện tại vẫn chưa có một thử nghiệm nào có thể chẩn đoán ra ngay bệnh lupus ban đỏ. Vì vậy, để chẩn đoán bệnh có có sự kết hợp giữa việc điều tra tiền sử bệnh lý, theo dõi các biểu hiện lâm sàng, cộng với xét nghiệm máu và nước tiểu.

Các xét nghiệm máu để chẩn đoán lupus ban đỏ ban gồm:

  • Đo tốc độ lắng của hồng cầu (ESR) để kiểm tra mức độ viêm.

  • Xét nghiệm công thức máu (ANA).

Phương pháp điều trị lupus ban đỏ hiệu quả

Điều trị lupus ban đỏ chủ yếu tập trung vào việc điều trị các triệu chứng và biểu hiện của bệnh. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa để hỗ trợ điều trị là:

  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid.

  • Thuốc ức chế miễn dịch như prednisone.

  • Thuốc đặc trị hydroxychloroquine trị sốt rét và viêm khớp, methotrexate trị thấp khớp, azathioprine và cyclophosphamide ức chế miễn dịch. Các thuốc được sử dụng trong tình trạng bệnh nhân không có biểu hiện thuyên giảm khi điều trị các thuốc khác.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lupus ban đỏ

Việc thay đổi một vài thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế tiến triển xấu đi của bệnh:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

  • Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ khi phải đi ra ngoài.

  • Tập thể dục đều đặn để xây dựng đề kháng tốt.

  • Nghỉ ngơi vừa đủ: Lupus ban đỏ có thể làm bạn cảm thấy luôn mệt mỏi ngay cả khi không làm gì. Vì thế chỉ nên nghỉ ngơi vừa đủ theo thời gian hợp lý.

  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có nhiều chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có lupus ban đỏ.

  • Dinh dưỡng: Bổ sung nhiều vitamin D, omega 3.

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, và đến ngay bệnh viện để được theo dõi khi bệnh có những chuyển biến thất thường hoặc các dấu hiệu bệnh có xu hướng nặng thêm trong quá trình điều trị.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024