Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/04/2022 23:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Lão hóa da là gì


Cũng giống như các bộ phận trong cơ thể, da cũng tham gia vào tiến trình lão hóa (quá trình từ trưởng thành đi đến già nua của mọi loài sinh vật). Điều này làm cho da không còn giữ được vẻ đẹp, căn mịn, tráng sáng, không tì vết như khi còn trẻ. Lúc này, lão hóa da không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn kéo theo một vài căn bệnh khác liên quan đến da.

Tìm hiểu chung

Lão hóa da là gì?

Da là bộ phận của hệ bài tiết, có chức năng bao bọc và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường. Ngoài ra, da còn có nhiệm vụ điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D, được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể người.

Cũng giống như các bộ phận trong cơ thể, da cũng tham gia vào tiến trình lão hóa (quá trình từ trưởng thành đi đến già nua của mọi loài sinh vật). Điều này làm cho da không còn giữ được vẻ đẹp, căn mịn, tráng sáng, không tì vết như khi còn trẻ. Lúc này, lão hóa da không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn kéo theo một vài căn bệnh khác liên quan đến da.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lão hóa da

Quá trình lão hóa sẽ biểu hiện ra bên ngoài da một số dấu hiệu:

  • Nếp nhăn: Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi da có tình trạng lão hóa. Các nếp nhăn, vết chân chim đặc biệt xuất hiện nhiều ở khuôn mặt như vùng đuôi mắt, trán, hai bên cánh mũi và vùng cổ.

  • Chùng, nhão, chảy xệ: Do thiếu đi các mô mỡ,collagen, elastin, da thiếu đi sự đàn hồi, bị chùng, nhão và chảy xệ. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những bộ phần có nhiều mô mỡ như má, bắp tay, ngực, bụng, đùi. Điều này làm cho thể tích da bị thu hẹp lại đáng kể so với khi còn trẻ.

  • Tóc xỉn màu và mỏng dần: Lão hóa khiến lượng tóc sẽ rụng nhiều hơn thông thường và có hiện tượng tóc dần chuyển bạc. Điều này cũng xuất hiện tương tự với lông mày và lông mi.

  • Đồi mồi: Melanin là sắc tố quyết định màu tóc, màu mắt và màu da. Do nhiều yếu tố gây hại tác động vào da khiến lượng sắc tố melanin trong cơ thể sản sinh quá tải và đọng lại ở những vùng da chịu thiệt hại nặng nhất. Điều đó làm da xuất hiện vết đồi mồi và sạm nám.

  • Da khô: Người lớn tuổi thường có làn da khô nhăn vì tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn và khả năng giữ nước của hyaluronic acid ở trung bì không còn hoạt động tốt khiến da không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.

Hậu quả của lão hóa da

Quá trình lão hóa da diễn ra âm thầm bên trong cơ thể, tác động đến toàn bộ cấu trúc nền của da. Những biểu hiện bên ngoài của da chính là hậu quả của quá trình lão hóa. Cấu trúc da gồm có 3 lớp:

  • Thượng bì (biểu bì: lớp ngoài cùng của da)

  • Trung bì

  • Hạ bì

Quá trình lão hóa da chính là quá trình mà 3 lớp này bị những thay đổi đáng kể:

Biểu bì:

Quá trình tái tạo các tế bào da mới diễn ra chậm dần theo tuổi tác, sự sản sinh lipid suy giảm, điều này khiến làn da không nhận đủ các tế bào mới nên da rất khô sần, dày hơn và xuất hiện nhiều nếp nhăn, không có sự hồng hào như da của em bé. Đồng thời, da lúc này thường nhạy cảm với tia UV và khả năng phục hồi vết thương bị suy giảm, khiến da có thể bị nhiễm trùng.

Trung bì:

Chiếm đại đa số diện tích trong cấu trúc da. Đây là tổ hợp của các sợi collagen, elastin có chức năng giúp da săn chắc, đàn hồi, cùng với hyaluronic acid giữ nước cho da. 3 yếu tố này quan trọng để cơ thể có làn da căn mịn.

Sau 25 tuổi trở đi, mỗi năm làn da bị mất đi 1% lượng collagen tự nhiên cộng với thiếu hụt elastin ngày một trầm trọng khiến cho mô trung bì của da bị phá hủy, làm toàn bộ cấu trúc da bị tổn thương. Da không còn giữ được sự săn chắc và những nếp nhăn sẽ xuất hiện rõ nét trên mặt cũng như những bộ phận khác.

Hạ bì:

Nằm dưới trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Đây là thành phần quan trọng giúp bảo về các cơ bắp và cơ quan bên của da, giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định và làm cơ thể đầy đặn.

Khi lão hóa da, lớp mỡ trong da ít đi khiến thể tích da cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Điều này dễ nhận thấy ở người lớn tuổi, khi lớp mỡ ít dần, da sẽ bị chùng nhão nhiều hơn ở những bộ phận tích mỡ như ngực, bụng, đùi, gò má và những bộ phận như gò má.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Lão hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị lão hóa sớm hoặc bạn muốn làm chậm lại quá trình lão hóa thì bạn có thể đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn cụ thể.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến lão hóa da

Bao gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể hoặc có sự tác động từ bên ngoài:

  • Tuổi tác:

Tuổi tác sinh học quyết định tới vấn đề lão hóa, đây là điều mà con người không thể tránh khỏi. Các tế bào của cơ thể mang trong mình gen đã cài lập sẵn chương trình hoạt động bất di bất dịch, theo thứ tự sinh - lão- bệnh - tử. Theo như đó, các tế bào sẽ được sao chép với số lần nhất định và chết đi sau đó, không thể tái sinh được nữa. Điều này khiến con người càng lớn tuổi thì lượng tế bào lại càng ít đi, các chức năng trong cơ thể bị suy giảm kéo theo nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể. da là một ví dụ.

  • Di truyền:

Màu da được di truyền theo chủng tộc cũng là yếu tố tác động đến sự lão hóa. Mỗi chủng tộc có một sắc da khác nhau dẫn đến tính chất của da cũng khác nhau. Ví dụ như là làn da khá nhạy cảm có thiên hướng có nếp nhăn ở độ tuổi sớm, trong khi làn da châu Á thì dễ bị chứng không đều màu da và các nếp nhăn xuất hiện trễ hơn. Sự khô ráp da do tuổi tác cao có thể là do yếu tố di truyền học của mỗi người.

  • Ánh nắng mặt trời:

Đây là kẻ thù số 1 của làn da. Có đến 80% nguyên nhân khiến da bị lão hóa là từ ánh nắng mặt trời Trong ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia UVA và UVB, khi đi vào da kích thích một số tế bào sản sinh men Matrix Metalloproteinases (MMPs) tiêu diệt cấu trúc nền của da, ngăn cản sự tái tạo collagen, elastin khiến da bị chùng nhão, chảy chệ, không còn độ đàn hồi và săn chắc. Ngoài ra, tia UV còn kích thích sắc tố melanin tích tụ dưới da gây nám, sạm da và biến đổi cấu trúc ADN gây ung thư da.

  • Hóa chất độc hại:

Khi các loại chất độc trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc, chất độc công nghiệp,... đi vào da sẽ sản sinh ra chất độc ROS. Chất này kích thích men MMPs phát triển mạnh làm tổn thương đến cấu trúc nền của da khiến da bị mất nước, nhăn nheo và tăng sắc tố da.

  • Tinh thần căng thẳng:

Một lượng lớn các cortisol (hormone gây căng thẳng) được giải phóng sẽ phá vỡ cấu trúc protein dạng sợi và tăng tích lũy các rãnh gấp gây nên những vết nhăn hằn sâu trên da.

  • Gốc tự do:

Quá trình oxy hóa làm nhiều chất trong cơ thể biến đổi và trở thành có hại, chúng được gọi là gốc tự do. Các gốc tự do lần lượt biến các phân tử trong cơ thể trở thành chúng và gieo rắc sự lão hóa và các căn bệnh nghiêm trọng khác. Ngoài yếu tố tuổi tác, các tác nhân vật lý từ môi trường đều có thể kích thích gốc tự do phát triển mạnh hơn trong cơ thể và gây lão hóa da nhanh hơn.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ lão hóa da?

Lão hóa da ngoài vấn đề của tuổi tác còn có ảnh hưởng rất lớn của môi trường. Vì vậy, không phải những ai ở tuổi trung niên trở đi mới có khả năng bị lão hóa.

Thực tế, sau độ tuổi 20, cơ thể đã có thể biểu hiện những dấu hiệu đầu tiên của nguy cơ lão hóa. Tình trạng thường gặp là da bị khô, có thể điều này giúp ngăn chặn tình trạng của mụn nhưng đồng thời cũng tăng sự hình thành những nếp nhắn nhỏ trên khuôn mặt. Cộng với việc nghĩ đến lão hóa trong thời điểm này, nên thường xuyên không bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại như tia UV, môi trường ô nhiễm,... lại càng khiến làn da tích tụ các chất độc hại để có cơ hội lão hóa sớm hơn.

Từ độ tuổi 30 trở đi, lượng collagen và elastin trong cơ thể bị hao hụt nhiều bởi yếu tố tuổi tác và môi trường, làm cho cấu trúc nền của da bị suy yếu và giảm độ đàn hồi, săn chắc. Đây là thời điểm mà chắc chắn làn da cần có sự bao bọc và chăm sóc để ngăn cản quá trình lão hóa trên da.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lão hóa da

Những biểu hiện bên ngoài của da có thể giúp chẩn đoán được tình trạng của da và tiến trình lão hóa da. Nhưng để có kết quả chính xác hơn, ngoài các chẩn đoán bên ngoài, các bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể kết hợp soi da để nhìn rõ hơn những tổn thương và các vấn đề mà da đang gặp phải.

Phương pháp điều trị lão hóa da hiệu quả

  • Thăm khám da thường xuyên: Ít người có nhu cầu tìm đến bác sĩ để được khám da nếu như da không có những biểu hiện bất thường. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì kể cả khi da không thể hiện rõ dấu hiệu ra bên ngoài thì những tác nhân gây hại vẫn âm thầm bào mòn làn da của bạn. Khám da ở những cơ sở y tế chuyên môn ngoài việc giúp bạn hiểu rõ về làn da của mình mà còn giúp ngăn chạn kịp thời các vấn đề lão hóa da.

  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Không để da tiếp xúc trực tiếp với tia UV bằng cách trang bị các vật dụng cần thiết để che chắn, dùng kem chống có chỉ số SPF 30+ để có hiểu quả tốt.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Giảm lượng calo đưa vào cơ thể. Thay vào đó là bổ sung thực phẩm có chưa các loại vitamin A, C, E và omega 3 giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và giữ cho da luôn căn mịn.

  • Cung cấp thêm dưỡng chất cho da: Ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cho da bằng các loại mỹ phẩm, mặt nạ, thực phẩm chức năng có thành phần tự nhiên, chứa collagen, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho da.

  • Tinh thần lạc quan: Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến da. Giữ cho tâm trạng luôn lạc quan, vui vẻ là cách tốt để chống lại lão hóa da.

  • Lối sống khoa học: Ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường loại bỏ các chất độc trong cơ thể ra ngoài, khiến làn da có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo lại các tế bào có lợi cho da.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Lão hóa da là tình trạng không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể làm chậm quá trình này và ngăn chặn tình trạng xấu hơn có thể xảy đến với da bằng cách chăm sóc da thường xuyên với các phương pháp chống lão hóa.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024