Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/04/2022 11:04 # 1
buiducduong
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 17/220 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2020
Bài gởi: 2327
Được cảm ơn: 0
10 rủi ro khi dùng Dual Boot hệ điều hành


Cài đặt cả Windows và Linux trên PC sẽ giúp cho bạn tận hưởng những công nghệ tuyệt vời nhất. Nhưng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Dual Boot có thể dẫn đến các vấn đề, rủi ro rất khó nhìn thấy.10 rủi ro khi sử dụng dual boot

Dual boot có an toàn không? Nó có ảnh hưởng đến hiệu suất không? Dưới đây là 10 rủi ro khi sử dụng Dual boot mà bạn nên biết trước khi cài đặt hệ điều hành thứ hai.

1. Dual boot an toàn, nhưng giảm đáng kể dung lượng ổ đĩa

Trước tiên, hãy giải quyết vấn đề này: Khởi động kép (dual boot), nếu được thực hiện đúng, sẽ an toàn. Máy tính của bạn sẽ không bị lỗi, CPU sẽ không quá tải và ổ đĩa sẽ không quay điên cuồng (trừ SSD).

Tuy nhiên, nó có một thiếu sót quan trọng: Dung lượng ổ đĩa của bạn sẽ giảm rõ rệt.

Ví dụ: nếu bạn đang chạy Windows 10, nó sử dụng khoảng 11GB dung lượng SSD hoặc HDD trên hệ thống 64 bit. Ngoài ra, đây là không gian được sử dụng để cài đặt phần mềm, tệp swap và tệp page.

Khởi động kép, giả sử, việc cài đặt Ubuntu tiêu chuẩn sử dụng ít nhất 5 GB dung lượng. Sau đó, nó yêu cầu tối thiểu 10-15GB nữa để hoạt động (cài đặt ứng dụng, hoán đổi dữ liệu, cập nhật,…).

Nếu bạn định sử dụng cả hai phân vùng Windows và Linux thường xuyên, bạn có thể sử dụng nhiều không gian lưu trữ trên mỗi phân vùng. Do đó, dung lượng ổ đĩa sẽ đầy khá nhanh.

2. Ghi đè dữ liệu/OS

10 rủi ro khi dùng Dual Boot hệ điều hành 13

 

Nếu đây không phải là điều quan trọng nhất, thì đó chắc chắn là rủi ro có thể ập đến với bạn trước cả khi bạn bắt đầu. Việc ghi đè lên dữ liệu hiện có của bạn hoặc thậm chí là hệ điều hành chính sẽ dẫn đến các sự cố khó chịu. Chắc chắn, bạn có thể sử dụng các công cụ khôi phục, nhưng cơ hội khôi phục tất cả dữ liệu của bạn là rất ít.

May mắn thay, hầu hết các trình hướng dẫn cài đặt hệ điều hành có thể phát hiện các phân vùng chính. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang cài đặt Windows cùng với bản phân phối Linux, trình hướng dẫn sẽ đánh dấu phân vùng hiện có. Bạn sẽ có được lựa chọn những việc cần làm tiếp theo. Trong khi đó, các hệ điều hành Linux cũng có các tính năng thông minh tương tự.

Nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, vì vậy hãy cẩn thận khi cài đặt. Hãy chắc chắn rằng bạn cài đặt hệ điều hành mới vào ổ đĩa và phân vùng chính xác, mà không vô tình làm mất dữ liệu của bạn.

3. Dual Boot có thể giảm năng suất

Chạy nhiều hệ điều hành trên PC của bạn là một cách tuyệt vời để tối đa hóa năng suất. Nhưng đôi khi nó có thể phản tác dụng. Nếu bạn muốn dual boot Windows 10 và Ubuntu, để dễ dàng chuyển sang cả 2 hệ điều hành đó.

Nhưng bạn có thực sự cần? Bạn cần đảm bảo các ứng dụng trong Windows cũng có trong Linuxx. Tương tự, bạn nên đảm bảo có các tùy chọn phù hợp nếu chuyển sang hệ điều hành khác. Khởi động kép là thứ bạn nên trải nghiệm và tận hưởng toàn bộ môi trường hệ điều hành mới.

Nhắc bạn một lần nữa, bạn thậm chí có thể không cần phải cài đặt Dual Boot vì bạn có thể chạy Windows trên máy ảo trong Linux.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng hệ điều hành tốt nhất cho các tác vụ hiện có.

4. Các phân vùng bị khóa có thể gây ra sự cố

Có lẽ một trong những cạm bẫy lớn nhất của khởi động kép là không thể truy cập dữ liệu của bạn. Hầu hết trường hợp, đây không phải là một vấn đề. Nếu bạn đã tổ chức mọi thứ một cách hiệu quả, các tệp cá nhân quan trọng của bạn sẽ có sẵn thông qua bất kỳ hệ điều hành nào bạn đang sử dụng.

Bạn có thể sử dụng giải pháp lưu trữ đám mây, hoặc sử dụng phân vùng ổ cứng dành riêng cho các tệp cá nhân.

Tuy nhiên, vấn đề có thể xảy ra. Nếu bạn đang sử dụng Windows và hệ thống bị tắt đột ngột, bất kỳ phân vùng chuyên dụng nào được sử dụng cho các tệp cá nhân sẽ bị khóa. Điều này có nghĩa là việc cố gắng truy cập ổ đĩa từ phân vùng Linux của bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ thấy một thông báo như thế này:


Error mounting /dev/sda5 at /media/karma/data:
Command-line `mount -t "ntfs" -o "uhelper=udisks2,nodev,nosuid,uid=1000,gid=1000,dmask=0077,fmask=0177"
"/dev/sda5" "/media/karma/data"' exited with non-zero exit status 14: The disk contains an unclean file system (0, 0).
Metadata kept in Windows cache, refused to mount. Failed to mount '/dev/sda5':
Operation not permitted The NTFS partition is in an unsafe state.
Please resume and shutdown Windows fully (no hibernation or fast restarting), or mount the volume read-only with the 'ro' mount option.

Đây có lẽ là vấn đề bực bội nhất của Dual Boot.

May mắn thay, nó có thể được fix, nhưng có thể mất vài phút (tùy thuộc vào tốc độ ổ cứng). Bạn có hai sự lựa chọn:

  • Làm theo hướng dẫn trong lỗi và khởi động thiết bị dưới dạng chỉ đọc
  • Khởi động lại vào Windows, sau đó vào menu khởi động và chuyển về Linux

Với cả hai cách trên, các tệp sẽ có sẵn với quyền truy cập đầy đủ trở lại.

5. Virus có thể ảnh hưởng đến độ bảo mật của Dual boot

 

10 rủi ro khi dùng Dual Boot hệ điều hành 14

Hệ điều hành dựa trên Linux rất mạnh mẽ, phần lớn chúng vẫn không bị dính virus và các phần mềm độc hại khác gây ra. Mặc dù có một số ngoại lệ, điều này phần lớn là nhờ vào lượng người dùng tương đối nhỏ. Nhiều hệ điều hành Linux gọi chung chỉ chiếm một phần nhỏ thị trường hệ điều hành.

Rõ ràng, những kẻ lừa đảo sẽ nhắm mục tiêu vào máy tính Windows vì nó hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều trang web bị tấn công hoặc thậm chí bị sập do virus và phần mềm độc hại, và hầu hết các máy chủ web đều chạy trên Linux.

Do đó, nếu bạn đang sử dụng Dual Boot, khả năng phần mềm độc hại ảnh hưởng đến môi trường Linux sẽ tăng lên.

Do đó, nên duy trì một bộ phần mềm bảo mật internet khi chạy Windows. Trong hệ điều hành Linux của bạn, việc chạy các trình quét phần mềm độc hại như ClamAV hàng ngày cũng sẽ khiến bạn an tâm hơn. Đừng chỉ tập trung vào hệ điều hành khi quét virus. Bạn cũng nên quét các tệp dữ liệu cá nhân của mình.

6. Các lỗi driver có thể được phát hiện

Một nguy cơ chính của khởi động kép là các vấn đề phần cứng dường như xảy ra ngẫu nhiên. Tuy nhiên, chúng thường được liên kết với driver thiết bị Windows và ngày càng trở nên hiếm.

Có lẽ vấn đề phần cứng phổ biến nhất khi khởi động kép là do card mạng không dây tích hợp sẵn. Các thiết bị này có thể bị vô hiệu hóa trong Windows và do đó không thể khởi chạy trong Linux.

Theo một số cách, card Wi-Fi bị vô hiệu hóa sẽ gợi lại các vấn đề với phân vùng bị khóa được thảo luận ở trên.

Giải pháp là nghiên cứu card không dây (hoặc thiết bị khác) trước khi cài đặt hệ điều hành của bạn. Bạn cũng nên đảm bảo các driver được cập nhật trên cả hai hệ điều hành. Ngoài ra, hãy dành một chút thời gian để kiểm tra trạng thái của thiết bị trong UEFI/BIOS của PC.

7. Khởi động kép có thể ảnh hưởng đến dung lượng ổ đĩa Swap

Trong hầu hết các trường hợp, bạn không nên có quá nhiều tác động đến phần cứng từ Dual Boot. Tuy nhiên, một vấn đề mà bạn cần lưu ý là ổ đĩa Swap. Cả Linux và Windows đều sử dụng các ổ đĩa cứng để cải thiện hiệu suất trong khi máy tính đang chạy. Tuy nhiên, bằng cách cài đặt các hệ điều hành bổ sung trên ổ đĩa, bạn sẽ giảm dung lượng có sẵn cho việc này.

Giải pháp ở đây là: Không cài đặt các hệ điều hành bổ sung nếu không còn đủ dung lượng đĩa. Nếu bạn muốn khởi động kép trên PC, thì bạn chỉ cần mua một ổ cứng HDD hoặc SSD mới. Sau khi cài đặt, bạn sẽ có không gian cho nhiều hệ điều hành hơn.

8. Dual Boot có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của ổ đĩa và PC

Khi Windows khởi động kép và Linux, Windows thường là HĐH chính. Dù kịch bản khởi động kép của bạn là gì, phân vùng chính sẽ được tối ưu tốt hơn.

Trước tiên là trên ổ đĩa, HĐH chính có tổng thể nhanh hơn, từ tốc độ khởi động đến hiệu suất ổ đĩa. Điều này có nghĩa là Windows sẽ khởi động nhanh hơn; Các ứng dụng sẽ tải nhanh hơn; Tệp page và tệp swap sẽ hiệu quả hơn. Trong khi đó, hệ điều hành phụ sẽ khởi động chậm hơn, phần mềm sẽ tải chậm hơn,…

Về cơ bản, Dual boot sẽ làm chậm máy tính hoặc laptop của bạn.

Trong khi một HĐH Linux có thể sử dụng phần cứng tổng thể hiệu quả hơn, là hệ điều hành phụ, đó là một điều bất lợi.

9. Cập nhật Windows và khởi động kép

10 rủi ro khi dùng Dual Boot hệ điều hành 15

 

Cập nhật hệ điều hành của bạn là một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để đảm bảo máy tính mạnh mẽ và an toàn. Thật không may, nó có thể dẫn đến các vấn đề khi dùng Dual boot.

Chạy Windows Update có thể dẫn đến Master Boot Record (MBR) được viết lại, để lại cho bạn một phân vùng Linux bị thiếu. Cập nhật thất bại hoặc thậm chí các bản cập nhật driver đơn giản, cũng có thể gây ra sự cố với PC dùng Dual boot.

Trong tình huống này, bạn nên dùng các công cụ khôi phục Windows 10. Mặc dù tốn thời gian, nếu bạn thực sự cần chạy Windows, đây là cách khiến nó hoạt động trở lại.

Để có trải nghiệm Dual boot tốt nhất, hãy đảm bảo rằng thứ tự khởi động của máy tính của bạn mặc định là Windows, thay vì HĐH Linux của bạn.

10. Sử dụng cùng một ứng dụng hai lần là lãng phí

Thêm một thiếu sót của việc Dual boot so với rủi ro mà nó mang lại là sử dụng cùng một phần mềm trên hai hệ điều hành khác nhau là một sự lãng phí không gian.

Bạn cài 1 phần mềm trên cả hai hệ điều hành để sử dụng? Bạn không thấy nó lãng phí thời gian và không gian lưu trữ à? Nếu bạn đang gặp trường hợp này thì đã đến lúc quyết định hệ điều hành chính của mình rồi.

Các biện pháp phòng ngừa

Rất ít khả năng bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi TẤT CẢ những rủi ro này. Tuy nhiên, ít nhất một, có lẽ là hai, có khả năng xảy ra vào một thời điểm nào đó. Nhưng không có gì ở đây có thể khiến bạn tắt tính năng Dual Boot. Đảm bảo hệ thống của bạn được thiết lập chính xác là rất quan trọng và có thể giúp giảm thiểu hoặc thậm chí tránh những vấn đề này. Sao lưu dữ liệu trên cả hai phân vùng là điều nên làm, nhưng dù sao bạn cũng nên đề phòng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024