Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/04/2022 19:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ


Bệnh loạn thị ở mắt là loại bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là đối với trẻ em. Có khá nhiều trường hợp khoảng một thời gian sau khi trẻ mắc bệnh loạn thị sẽ để lại những biến chứng trên mắt bé. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý cho con đi điều trị sớm để tránh xảy ra những trường hợp xấu.

Loạn thị là một loại bệnh lý về mắt mắc tật khúc xạ. Nếu như cha mẹ thấy con mình có những dấu hiệu loạn thị thì nên cho con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh xảy ra hiện tượng mù lòa. Trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng với nhà thuốc Long Châu đi tìm hiểu về bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ nhé. 

Loạn thị ở trẻ nhỏ là gì?

Loạn thị là bệnh lý về mắt liên quan đến tật khúc xạ. Đối với mắt người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc sẽ tập trung ở đúng một điểm trên võng mạc. Còn đối mắt của người loạn thị, các tia hình ảnh tập trung ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. 

Biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ 1

Loạn thị ở trẻ nhỏ là loại bệnh khiến cho mắt của bé chịu nhiều tổn thương

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng loạn thị ở trẻ nhỏ là do giác mạc bị biến dạng và độ cong của thủy tinh thể bị bất thường, làm cho các tia sáng đi vào mắt tập trung ở nhiều điểm khác nhau.

Biểu hiện của trẻ nhỏ khi mắc bệnh loạn thị

Các triệu chứng của loạn thị ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Mắt nhìn các sự vật bị mờ, nhìn không rõ kể cả ở xa hay gần.

  • Hay bị mỏi và đau nhức mắt, đặc biệt là ở vùng trán và thái dương.

  • Nhìn đồ vật ở xa thì phải nheo mắt thì mới có thể nhìn rõ được.

  • Thường xuyên bị chảy nước mắt.

  • Khi nhìn một hay nhiều vật thường thấy có bóng mờ.

Cha mẹ nên lưu ý rằng nếu con mình dưới 5 tuổi mà bị loạn thị nặng thì nên cho con đi khám sớm để không bị nhược thị. Sau đó theo dõi tình hình sức khỏe mắt của con thường xuyên để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Nếu trẻ bị loạn thị nặng thì phải làm sao?

Đối với những trường hợp ở trẻ bị loạn thị nặng thì cần phải sử dụng đến những biện pháp điều trị an toàn để mắt của trẻ được hồi phục. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Kính thuốc: Là biện pháp đơn giản và an toàn nhất, được sử dụng phổ biến và rộng rãi tính đến thời điểm hiện nay, đặc biệt là không để lại nhiều biến chứng ở mắt. Tuy nhiên, cần để bác sĩ tư vấn cho trẻ nên dùng loại kính nào phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Phẫu thuật: Được sử dụng nếu như phương pháp trên không có hiệu quả. Phương pháp này sử dụng tia laser và dao vi phẫu để định hình lại giác mạc. 
  • Ortho-K (Orthokeratology) customize: Là phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng, sử dụng vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình ảnh của giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt người bệnh có thể nhìn rõ hơn vào sáng hôm sau và duy trì suốt cả ngày.

Nguyên nhân gây ra loạn thị ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh loạn thị là do sự biến dạng của giác mạc. Thông thường, bề mặt giác mạc có hình cầu, nhưng khi bị loạn thị, giác mạc sẽ có độ cong không đều. Điều này làm cho người bệnh khi nhìn hình ảnh của một số đồ vật bị mờ, nhòe.

Bệnh loạn thị xảy ra cũng có thể là do trẻ nhỏ bị di truyền từ bố mẹ hoặc do sự tác động của các yếu tố bên ngoài như thói quen xem các thiết bị điện tử quá lâu, chế độ ăn uống nghèo nàn các chất dinh dưỡng,...

Biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ 2

Cha mẹ cho trẻ nhỏ xem các thiết bị điện tử quá lâu khiến cho mắt bé dễ bị mắc bệnh loạn thị

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây loạn thị ở trẻ nhỏ như mắc các bệnh tổn thương mắt, bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng hoặc bị chấn thương mắt sau phẫu thuật. 

Các biện pháp phòng ngừa loạn thị ở trẻ nhỏ

Đôi mắt là thứ quan trọng nhất đối với con người, vì vậy cha mẹ nên để ý và chăm sóc cho con mình một cách chu đáo để bé không bị mắc bệnh loạn thị. Một số biện pháp phòng ngừa mà cha mẹ có thể tham khảo là:

  • Khi ngồi học, hãy hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, mặt cách mặt bàn khoảng 30cm và bàn ghế học tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhỏ.

  • Trong phòng của bé phải có điều kiện ánh sáng vừa đủ, không quá tối hoặc quá chói.

  • Hạn chế cho trẻ xem tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều.

  • Cân bằng giữa thời gian học và thời gian vui chơi giải trí ở ngoài trời.

  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, ăn các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để bổ sung khoáng chất cho mắt.

  • Nếu thấy mắt bé có những biểu hiện lạ, hãy cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để mắt được chữa trị kịp thời, tránh để cho bé gặp các biến chứng về mắt.

Trẻ em lớn lên có hết loạn thị không?

Độ tuổi ổn định để bệnh loạn thị của trẻ có thể chữa khỏi hoàn toàn là sau 18 tuổi vì lúc này sức khỏe của bé đã ổn định và có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật mắt. Một số loại phẫu thuật phổ biến hay được các bác sĩ sử dụng như thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc, thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô, thay đổi khúc xạ cắt bỏ mô giác mạc như Lasik, Lasek, PRK,…

Biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ 3

Phương pháp phẫu thuật mắt là cách tốt nhất để bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ bị loại bỏ hoàn toàn

Những phương pháp phẫu thuật nêu trên có khả năng phục hồi cao và hiếm khi bị tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhỏ như mắt hay bị khô, bị nhiễm trùng và nếu không may thì trẻ có thể bị tái phát lại bệnh. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để lắng nghe tư vấn trước khi quyết định cho bé tiến hành mổ mắt.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng những thông tin về loạn thị ở trẻ nhỏ trong bài viết trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Đừng quên theo dõi website chính thức của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích về sức khỏe cũng như các dược phẩm uy tín.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024