Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/03/2022 22:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
LÀM SAO ĐỂ TEAMWORK KHÔNG THÀNH TAOWORK


Câu trả lời đó là: làm gì cũng được nhưng xin đừng làm biếng, làm thinh và làm ngơ ạ!!!

Là một sinh viên thì chắc ai trong đời cũng phải trải qua những câu chuyện đau thương mang tên teamwork. Và với một sinh viên  như mình, khi mà điểm bài tập nhóm thậm chí có thể lên đến 70% số điểm hay thậm chí phải liên tục “được random nhóm” để chuẩn bị thuyết trình trong 15 phút, thì teamwork cũng từng là nỗi ám ảnh của cuộc đời mình.

Nhưng may mắn là mình đã có được những bí kíp để giúp mình vượt qua “ác mộng teamwork” một cách mượt mà và hiệu quả nhất.

1.Chủ động và lắng nghe

Bước vào một môi trường mới, hẳn là nhiều bạn sẽ ngại ngùng khi bắt chuyện với “người lạ”. Tuy nhiên hãy cố gắng chủ động và đừng ngần ngại nêu lên quan điểm và đóng góp ý kiến nhé. Thật ra đôi khi việc quá khép kín và thiếu sự chủ động sẽ tạo một ấn tượng không tốt đến mọi người đấy.

Bên cạnh đó, các bạn cũng phải luôn thể hiện sự tôn trọng trong cả việc lắng nghe và phản hồi đến mọi người. Chẳng ai lại muốn ý kiến đóng góp của mình bị phớt lờ hay bác bỏ một cách vô lí và cũng chẳng ai lại muốn nhận được “những cái seen không rep” từ teammates của mình cả. Sự lắng nghe và phản hồi cũng thể hiện thái độ lịch sự, chuyên nghiệp và tôn trọng nhau trong công việc nên mọi người nhớ lưu ý nha.

2.Phân công việc rõ ràng

Mình để ý thấy mọi người thường sẽ phân người này làm nội dung, người này làm slide, người kia thuyết trình. Nhưng với mình đây là cách chia việc khiến cho việc nhóm trở nên rời rạc, thiếu kết nối nhất. Mình và team của mình thường sẽ chia theo đề mục của nội dung, ai làm phần nào thì sẽ chuẩn bị nội dung, powerpoint và thuyết trình phần đó luôn. Điều này sẽ khiến các bạn nắm rõ được tất tần tật từ A đến Á của nội dung lẫn hình thức và giúp bạn sẽ dễ dàng trong việc thuyết trình hơn đó.

Và làm sao để phân chia công việc một cách hiệu quả? Bất kì thành viên nào, không nhất thiết phải là leader, sẽ xem tổng quát phần nội dung việc làm và chia thành các phần tương ứng với số lượng thành viên của nhóm. Và nếu các thành viên khác cảm thấy chưa phù hợp, các bạn vẫn có thể đóng góp ý kiến và thảo luận với nhau để chỉnh sửa cho phù hợp hơn. Sau đó, các bạn tự do lựa chọn phần việc phù hợp với khả năng của mình, còn nếu không thì cứ để “random an bài số phận”.

3. Đặt Deadline “lên đầu” - gạch chân, in đậm, tô màu

Một người thầy đã bảo với bọn mình rằng đừng gọi “hạn nộp bài” là deadline vì từ đó quá tiêu cực. Hãy xem đây là “freedom day” để các bạn có thêm động lực làm việc hết công suất và hoàn thành chúng một cách tốt nhất nhé.

Ngoài deadline của giảng viên thì nhóm cũng nên tự đặt deadline riêng cho nhau. Chẳng hạn, như deadline của soạn nội dung, deadline của soạn powerpoint, ngày để rehearsal, … Mọi thứ càng chi tiết thì các thành viên sẽ càng dễ dàng và chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt phần việc của mình đấy.

4. Thể hiện rõ quan điểm làm việc với nhau

Mình từng phải viết một chiếc “sớ” khá dài vào group chat để bày tỏ quan điểm và thái độ không hài lòng của mình về cách làm việc của các teammates khi các bạn quá thụ động và thiếu trách nhiệm với bài tập nhóm.

Việc để các thành viên nhận thức được rằng “Công việc là công việc. Và công việc luôn hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng và trách nhiệm” là vô cùng quan trọng. Mình thậm chí còn bày tỏ rằng nếu như mọi người không đóng góp vào việc nhóm, mình sẵn sàng báo cáo lên giảng viên và xin bảng đánh giá công việc để đảm bảo tính công bằng cho tất cả mọi người.

Feedback cũng như complain không phải là để hù dọa mọi người, mà đó là cách để mọi người có thể nhìn nhận lại bản thân cũng như nhận thức được bài tập nhóm là vô cùng quan trọng, vì nó cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của mỗi cá nhân.

Hi vọng những kinh nghiệm trên của mình có thể giúp các bạn vượt qua cơn ác mộng teamwork và enjoy những moment khi được làm việc nhóm với mọi người nha.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024