Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/03/2022 20:03 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Đau nửa đầu là gì


Đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mãn tính. Phần lớn người bị bệnh có biểu hiện đau đáng kể nửa bên đầu trong nhiều giờ hay thậm chí là cả ngày, với các triệu chứng buồn nôn, ói, nhạy cảm với ánh sáng.

Tìm hiểu chung

Đau nửa đầu là gì?

Đau nửa đầu thuộc nhóm đau đầu mãn tính. Phần lớn người bị bệnh có biểu hiện đau đáng kể nửa bên đầu trong nhiều giờ hay thậm chí là cả ngày, với các triệu chứng buồn nôn, ói, nhạy cảm với ánh sáng. bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới gấp 3 lần.

Nguyên nhân của căn bệnh còn chưa rõ ràng, bệnh có những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, thiếu máu não tạm thời,… vì thế nên người bệnh cần khám và chữa bệnh sớm để tránh hậu quả không đáng có về sau.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau nửa đầu

Các triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Gồm 4 giai đoạn phổ biến trong một cơn đau:

  • Giai đoạn triệu chứng báo trước, xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước cơn đau đầu: Thay đổi tính tình, ngứa ngáy, trầm cảm, mệt mỏi, ngáp và ngủ nhiều, căng cơ,…

  • Giai đoạn xuất hiện hiện tượng thoáng qua, xảy ra ngay trước hoặc trong cơn đau: Xuất hiện dần từ 5 đến 20 phút và không kéo dài quá 1 tiếng, chiếm tỷ lệ ít trong các bệnh nhân; xuất hiện hình ảnh gồm các tia sáng lóe sáng màu đen trắng, điểm sáng hoặc ánh sáng nhấp nháy, mất thị lực, mất vị giác, tay và cánh tay như bị kim châm…

  • Giai đoạn tấn công: Cơn đau từ từ và dai dẳng từ 4 đến 72 tiếng ở người lớn và 1 đến 48 tiếng ở trẻ em với tần suất ở mỗi người khác nhau. Kèm các triệu chứng như: buồn nôn, sợ ánh sáng, âm thanh, mùi vị, mắt mờ, ngạt mũi, mặt tái và đổ mồ hôi,…

  • Giai đoạn cuối hay postdrome: Có người sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhận thức kém, thay đổi tính tình; có người lại cảm thấy tỉnh táo; có người sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm. Tùy theo cơ địa mỗi người mà các triệu chứng sẽ diễn tiến khác nhau.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cần lưu ý các dấu hiệu sau đây để đến phòng khám hoặc bệnh viện thực hiện kiểm tra, trước khi bệnh trở nặng:

  • Đau đầu đột ngột, dữ dội.

  • Đau đầu sau khi bị chấn thương mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Đau đầu dữ dội kèm căng cứng cổ, giảm thị giác, có dấu hiệu suy nhược.

  • Đau đầu ở độ tuổi trung niên 50 tuổi.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu

Có 5 yếu tố trực tiếp hình thành cơn đau ở người bệnh. Trong đó các nguyên nhân được ghi nhận bao gồm bốn yếu tố cấu thành: yếu tố tâm lý, yếu tố nội tiết, yếu tố môi trường và chế độ ăn.

  • Tâm lý: Phổ biến nhất là do stress, rối loạn giấc ngủ.

  • Thay đổi nội tiết: Do ảnh hưởng của hoạt động nội tiết đến serotonin trong máu.

  • Môi trường: Thời tiết thay đổi đột ngột, biến động độ ẩm hay áp suất.

  • Chế độ ăn: Ăn các thực phẩm chứa chất kích thích, chất chứa cồn hay caffeine như rượu, cà phê.

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Cần lưu ý liều lượng sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị đau nửa đầu?

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh.

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần đàn ông. Thường gặp ở nữ giới dưới 45 tuổi. Hiếm gặp ở người cao tuổi, trẻ em.

Có yếu tố gia đình, tức nếu trong dòng họ có người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.


Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau nửa đầu

Các bác sĩ có thể chẩn đoán đau nửa đầu bằng cách:

  • Dựa trên tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.

  • Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.

  • Kết hợp cùng với chụp CT, cộng hưởng từ MRI, chọc dò tủy sống, xét nghiệm máu để xác định tủy hoặc não có khối u, xuất huyết, nhiễm trùng… hay không.

Phương pháp điều trị đau nửa đầu hiệu quả

Dùng thuốc là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân bị đau nửa đầu.

  • Có thể dùng thuốc để điều trị: ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Nên sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau trước khi nó xảy ra.

  • Các loại thuốc thường được dùng khi bắt đầu cơn đau: aspirin, acetaminophen.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau nửa đầu

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống đủ nước (6 ly mỗi ngày).

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Magie như cá, đậu, rau màu xanh sậm giúp giảm tần số đau.

  • Bổ sung kali (có trong chuối, khoai tây), canxi (có trong sữa chua, bơ, sữa), vitamin E (trong rau chân vịt).

  • Không ăn quá nhiều và quá nhanh.

  • Không bỏ bữa sáng, ăn nhiều bữa trong ngày.

  • Kiêng đồ ăn chứa chất kích thích như: đồ uống có gas, chocolate, phomat, giăm bông, rượu bia, cà phê, thuốc lá…

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Tránh các yếu tố có thể là nguyên nhân hay có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Các yếu tố dẫn đến stress như làm việc quá sức.

  • Tâm trạng lo âu, mất ngủ kéo dài hay ngủ quá nhiều.

  • Không bỏ bữa.

  • Tránh tác động của môi trường như thời tiết thay đổi, ánh sáng mạnh, tiếng ồn, mùi nồng.

  • Không lạm dụng và tự sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn từ bác sĩ.

  • Hạn chế tối đa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

  • Béo phì sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh.

  • Luôn khởi động trước khi vận động.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024