Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/03/2022 20:03 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Cảnh báo bệnh lý khi đau khớp miệng


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp miệng do đó cần chẩn đoán chính xác để có cách điều trị thích hợp như chụp X-quang, khám lâm sàng,...

Đau khớp miệng có thể xảy ra với bất kỳ người nào, một số triệu chứng thường thấy như đau cứng cơ hàm, đau khi há miệng, nhai thức ăn, đau xung quanh vùng tai,... Khi gặp những dấu hiệu này không nên chủ quan vì nó cảnh báo nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Người đau nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau kéo dài. Dưới đây là một số cảnh báo bệnh lý khi đau khớp miệng mà bạn không nên bỏ qua.

Tình trạng đau khớp miệng là như thế nào?

Hàm được tạo nên từ các khớp thái dương, cơ và răng. Sự liên kết của các bộ phận giúp răng hai khớp hàm có thể hoạt động như ăn nhai, nói chuyện. Nếu một trong các bộ phận trên gặp vấn đề thì miệng khó há mở, đau khớp miệng.

Đau khớp miệng là tình trạng đau nhức khó chịu xảy ra ở vùng hàm. Nơi đảm nhiệm các chức năng như ăn uống, nói chuyện nên khi bị đau sẽ cản trở các hoạt động đó.

Lúc đầu cảm giác đau nhẹ và tự hết nhưng có lúc cơn đau dữ dội hơn và kéo dài trong vài ngày. Lúc này chức năng của hàm giảm dần và ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống và giao tiếp của người bệnh.

Cảnh báo bệnh lý khi đau khớp miệng 1Đau khớp miệng sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống như ăn uống, nói chuyện 

Nguyên nhân đau khớp hàm

Có nhiều nguyên nhân gây khiến đau khớp hàm như:

Viêm khớp thái dương hàm

Khớp cử động duy nhất trong toàn bộ phần sọ mặt là khớp thái dương hàm, giúp thực hiện các hoạt động như ăn, nói,... Khớp thái dương hàm bao gồm khớp xương hàm dưới và xương thái dương, cùng với dây chằng, mô sụn,...

Triệu chứng có thể thấy của viêm khớp thái dương hàm:

  • Đau xung quanh tai.
  • Đau khi ăn hoặc nói, khó cử động há mở miệng.
  • Nghe thấy tiếng lạch cạch khi hoạt động miệng,
  • Đau đầu, đau tai, đau thái dương.
  • Mặt có thể bị sưng phù.

Loạn năng khớp thái dương hàm

Tỷ lệ mắc trường hợp loạn năng không nhiều và một số ít người mắc không có triệu chứng nên khi phát hiện thì bệnh ở tình trạng nặng. Nguy cơ mắc xơ cứng khớp cao nếu điều trị muộn.

Biểu hiện có thể thấy của loạn năng khớp thái dương hàm:

  • Khó chịu khi há to miệng, mỏi cơ nhai.
  • Lúc đầu có thể đau khi nhai nhưng sau đó đau cả khi không nhai.
  • Có thể đau lan ra vùng đầu.
  • Ù tai, chóng mặt.

Sái quai hàm

Đau khớp miệng cũng có thể do cười quá to hoặc há miệng quá rộng không kiểm soát được hành động của mình dẫn đến sái quai hàm.

Triệu chứng của tình trạng sái quai hàm:

  • Bị ù tai, đau đầu, đau tai, mặt.
  • Khó khăn khi di chuyển cổ do cứng khớp tại vị trí nối giữa quai hàm và cổ.
  • Nghe tiếng kêu lạch cạch khi nhai.

Đau do các vấn đề về răng

Có rất nhiều vấn đề về răng miệng liên quan đến đau hàm. Ví dụ, một chiếc răng bị gãy có thể gây đau từng cơn, âm ỉ hoặc đau nhói khi ăn. Sâu răng có thể gây đau nhức liên tục và tình trạng trở lại có thể trầm trọng hơn khi có các kích thích nóng hoặc lạnh. Các vấn đề răng miệng khác cũng ảnh hưởng đau hàm chẳng hạn như áp-xe răng và đau răng khôn.

Cảnh báo bệnh lý khi đau khớp miệng 2Nếu bạn có tình trạng nghiến răng khi ngủ thì nên dùng hàm bảo vệ

Nhiễm trùng 

Nhiễm trùng vùng đầu, cổ, xoang và tai có thể dẫn đến đau hàm, một số triệu chứng của viêm xoang là: Sốt, đau má, khó thở, đau đầu,... Ngoài tra nhiễm trùng tai có các biểu hiện như chóng mặt, khó nghe, buồn nôn, có thể chảy nước tai.

Các tình trạng viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, thoái hoá khớp đều là các viêm làm mòn bề mặt các khớp, làm các khớp cọ xát vào nhau gây đau.

Hoại tử xương

Hoại tử xương xảy ra khi không có nguồn cung cấp máu cho xương và xương bắt đầu chết, nó có thể gây ra cơn đau dữ dội. Nguyên nhân có thể là do chấn thương, uống quá nhiều rượu hoặc dùng thuốc corticosteroid.

Đau dây thần kinh sinh 3

Đau dây thần kinh sinh 3 là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến dây thần kinh giúp bạn cảm nhận được cử động mặt và hàm. Những cơn đau buốt thường xuất hiện khi ăn uống, nói chuyện hoặc mặt tiếp xúc với không khí lạnh.

Khi nào nên gặp bác sĩ khi đau khớp hàm?

Những nguyên nhân gây đau khớp hàm không thể liệt kê hết được. Đây là lý do tại sao điều cần được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Mặc dù hầu hết các cơn đau hàm không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bạn đau dai dẳng hoặc nếu cơn đau kết hợp với các triệu chứng như khó thở, đau ngực, chóng mặt, buồn nôn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các điều trị đau khớp hàm

Biện pháp giảm đau tại nhà với tình trạng nhẹ

  • Chườm nóng hoặc đá: Cho đá vào vải mỏng và chườm lên mặt khoảng 10 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ấm rồi chườm lên vùng quai hàm. Nhiệt độ nóng ẩm có thể làm giãn cơ hàm hoạt động quá mức và giảm đau.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen và acetaminophen giúp giảm đau. Đối với trường hợp đau thái dương hàm có thể dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ.
  • Tránh ăn thức ăn cứng, khó nhai giảm hoạt động cho cơ hàm.
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga, thiền.
  • Xoa bóp vùng cơ hàm giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu.
  • Đeo bảo vệ hàm nếu bạn hay nghiến răng khi ngủ.

Đi khám và chẩn đoán

Khám lâm sàng: Sau khi xem xét bệnh sử đầy đủ, bác sĩ sẽ bắt đầu với việc khám miệng, răng, khớp thái dương hàm, cổ và vai. Nếu nghi ngờ rối loạn thái dương hàm, bác sĩ có thể đo phạm vi chuyển động cơ mở hàm. Thông thường độ mở hàm là 40 - 55mm, những người bị rối loạn thường có độ mở hàm dưới 30mm. Người bệnh cũng có thể bị đau ở các cơ xung quanh mặt, có tiếng lách cách khi đóng mở miệng. Ngoài ra bác sĩ sẽ kiểm tra dây thần kinh sọ để đảm bảo cơn đau không liên quan đến thần kinh.

Chụp X-quang: Đối với một số nguyên nhân như rối loạn khớp thái dương hàm, vấn đề về răng, lệch hàm chụp X-quang toàn cảnh thường là đủ. Còn với trường hợp chẩn đoán phức tạp thì cần chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng MRI.

Phẫu thuật: Can thiệp phẫu thuật khi được chẩn đoán ung thư miệng hay gãy xương hàm. Ngoài ra, còn thực hiện điều trị nha khoa khác như nhổ răng, điều trị tủy răng,...

Cảnh báo bệnh lý khi đau khớp miệngTình trạng đau nhức kéo dài nên đến gặp bác sĩ tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân dẫn đến đau khớp miệng hay cách điều trị tùy thuộc vào từng triệu chứng. Nhìn chung với các trường hợp nhẹ do vận động cơ nhai, đột ngột há rộng miệng hay thói quen các bạn có thể cải thiện tại nhà. Nhưng trường hợp đau nhiều ngày, cơn đau dữ dội thì không nên chủ quan và cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024