Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/03/2022 18:03 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
5 bài học từ thầy Lê Thẩm Dương về kỹ năng sáng tạo


Xin chào tất cả moi người!

5 bí quyết rèn luyện kỹ năng sáng tạo

Người có tính sáng tạo cao là những người áp dụng được những cách rèn luyện kỹ năng sáng tạo một cách hiệu quả nhất! Dưới đây là 5 bí quyết rèn luyện kỹ năng sáng tạo cực kỳ hữu ích và thiết thực được tổng hợp từ bài giảng của của tiến sĩ Lê Thẩm Dương.

1. Thay đổi tư duy, nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau

Sự sáng tạo chỉ có thể đến khi bạn biết thay đổi tư duy, cách suy nghĩ của chính bản thân mình. Đừng bao giờ “đóng khung” lối suy nghĩ, lối tư duy của mình bởi điều đó chỉ khiến đầu óc của bạn thêm cứng nhắc và kém linh động hơn mà thôi.

Lời khuyên của TS.Lê Thẩm Dương dành cho những ai muốn có được sự sáng tạo đó là “nên chủ động nhìn nhận mọi vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau”. Có nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ thì bạn mới có thể phát hiện ra những cái hay, cái mới của vấn đề đó. Cũng từ đó, sự sáng tạo sẽ “bật” ra một cách tự nhiên từ chính những góc độ mới mẻ mà bạn đã tinh ý phát hiện ra. Nếu một người chỉ ôm khư khư một lối nhận thức, cách suy nghĩ nguyên tắc, bảo thủ thì khả năng tư duy sáng tạo của người đó sẽ bị “đóng băng” hoàn toàn.

2. Học tập không ngừng để nâng cao kiến thức

Bill Gates sáng tạo ra phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới, đây được xem là một trong những bước ngoặt lớn giúp định hình cuộc sống hiện đại ngày nay của nhân loại. Vị tỷ phú người Mỹ nổi tiếng với giai thoại bỏ học giữa chừng ngay cả khi đó là trường Đại học danh tiếng Havard. Thế nhưng hãy nhìn Bill Gates mà xem, dù nắm trong tay cả mấy chục tỷ đô thế nhưng ông vẫn không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân bằng cách đọc sách mỗi ngày. Đọc sách chính là một trong những cách hữu hiệu nhất để chúng ta bồi dưỡng tri thức cho bản thân.

Giống như tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã khẳng định:“Nếu không có học thì bạn đừng bao giờ nói đến chuyện tư duy bởi cái học nó định hướng cho mình cái tư duy”. Nói cách khác, bạn phải có tri thức, có học tập thì mới có thể tư duy sáng tạo bởi đơn giản sự sáng tạo phải dựa trên nền tảng của tri thức.

3. Liên tục đặt câu hỏi “Tại sao?”

“Tại sao mưa lại rơi?”, “Tại sao chim lại hót?”, “Tại sao phải đi học?”…Những câu hỏi tưởng chừng như vớ vẩn hay được trẻ con đặt ra với người lớn thực ra không hề vớ vẩn như bạn tưởng. Việc một đứa bé luôn thắc mắc tại sao thế này, tại sao thế kia chính là cách giúp đứa bé đó phát triển tính tư duy sáng tạo của mình.

Thầy Lê Thẩm Dương từng tự tin khẳng định rằng: “Tôi 54 tuổi đầu rồi nhưng cỡ như 25 tuổi không bằng tôi về tốc độ nghĩ bởi lẽ não của tôi hoạt động liên tục. Tôi gặp cái gì tôi cũng tại sao, tại sao, tại sao”. Kinh nghiệm rút ra dành cho những người muốn kích thích quá trình tư duy sáng tạo của bản thân đó chính là hãy liên tục đặt câu hỏi “tại sao” đối với mọi vật, mọi sự việc và mọi vấn đề bạn gặp trong cuộc sống.

4. Đặt ra những mục tiêu mang tính “dài hơi”

Thay vì chỉ đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, tạm thời tốt hơn cả bạn nên chủ động đặt ra những mục tiêu mang tính “dài hơi”, lâu dài. Bạn muốn đạt học lực giỏi trong học kỳ sắp tới – đó là mục tiêu ngắn hạn. Còn nếu bạn muốn đạt được học lực giỏi trong cả 4 năm Đại học – đó sẽ là mục tiêu mang tính “dài hơi”.

Lý do là bởi những mục tiêu mang tính dài hơi thường phải tốn nhiều thời gian và sức lực hơn nếu muốn đạt được mục đích đó. Nhưng cũng chính trong quá trình nỗ lực hướng đến những mục tiêu “dài hơi” đó mà bạn sẽ “khởi động” được tính sáng tạo của mình. Hãy nhớ lấy lời của Lê Thẩm Dương: “Những kẻ thành công phải biết nghĩ đến chuyện “dài hơi”.

5. Nên tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng 1 vấn đề

Khi đôi giày cao gót của bạn đang đi có một chiếc bị gãy gót, bạn sẽ làm gì? Trong trường hợp này phần đông trong chúng ta sẽ lựa chọn hướng giải quyết là cởi luôn là đôi giày, đi chân trần cho đến khi tìm thấy một cửa hàng bán giày dép nào đó rồi mua đôi mới. Thế nhưng có một cách giải quyết khác vừa giúp bạn có giày để đi, không phải đi chân đất lại vừa không khiến bạn phải mất tiền mua giày mới – đập gãy luôn phần gót của chiếc giày còn lại, để cả 2 chiếc giày cùng trở thành giày bệt thay vì giày cao gót như trước!

Có một thực tế đó là cùng một vấn đề, chúng ta thường chỉ chọn một cách giải quyết giống nhau. Đó thường là cách giải quyết an toàn, quen thuộc, được mặc định là đúng, là hợp lý thường được nhiều người lựa chọn. Việc giải quyết theo “lối mòn” kiểu đó cũng chính là cách khiến tính sáng tạo của chúng ta bị triệt tiêu đi. Hãy luôn tâm tâm niệm niệm về câu nói này của thầy Lê Thẩm Dương: “Một vấn đề giống nhau có rất nhiều giải pháp để giải quyết khác nhau.” Cố gắng tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau khi đối diện với 1 vấn đề nào đó.Trong quá trình tìm ra cách giải quyết mới biết đâu bạn lại sáng tạo ra được một ý tưởng nào đó thú vị, độc đáo hơn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024