Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/02/2022 23:02 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/240 (20%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2808
Được cảm ơn: 16
Rùng rợn quái vật khổng lồ thời tiền sử nuốt chửng khủng long


Từ thời cổ đại, cá sấu đã là cỗ máy giết chóc khiến ngay cả một số loài khủng long cũng không phải là đối thủ của chúng.

 
Rùng rợn quái vật khổng lồ thời tiền sử nuốt chửng khủng long - 1

Hình đồ họa mô tả khoảnh khắc cuối đời của khủng long trong bộ hàm sắc nhọn của một con cá sấu khổng lồ thuộc kỷ Phấn trắng (Ảnh: Imgur).

Khoảng 95 triệu năm trước, tại vùng đất ngày nay là Australia, một giống loài cổ xưa của cá sấu thời nay đã kẹp chặt bộ hàm mạnh mẽ của nó trên cơ thể của một con khủng long, và nuốt chửng con vật tội nghiệp vào bụng.

Thế nhưng, bữa ăn dường như cũng khiến cá sấu bị chết ngay sau đó. Bằng chứng là những khúc xương của con khủng long chưa tiêu hóa hết đã được tìm thấy gần như hoàn chỉnh.

Được biết, con khủng long này thuộc một nhóm động vật ăn cỏ chủ yếu di chuyển bằng hai chân, gọi là Ornithopod, có chiều dài khoảng 1 mét. Trong khi đó, kẻ săn mồi là một con Confractosuchus sauroktonos, thuộc dòng bò sát cỡ lớn, có ngoại hình và cấu trúc cơ thể gần giống với cá sấu hiện nay, nhưng to lớn hơn rất nhiều.

Phát hiện mới cung cấp bằng chứng xác thực đầu tiên cho thấy khủng long có thể đã bị ăn thịt bởi những con cá sấu khổng lồ sống trong giai đoạn kỷ Phấn trắng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra khủng long có lẽ là đã một phần trong bữa ăn tiêu chuẩn của chúng.

Trước đó, các nhà khảo cổ học từng cho rằng cá sấu có thể đã cùng tồn tại với khủng long bắt đầu từ kỷ Trias (251,9 triệu đến 201,3 triệu năm trước).

Rùng rợn quái vật khổng lồ thời tiền sử nuốt chửng khủng long - 2

Mẫu xương khủng long được tìm thấy trong bụng của một con cá sấu cổ đại (Ảnh: White).

Đây cũng là lần hiếm hoi mà một bộ xương khủng long được tìm thấy trong khoang bụng của cá sấu, cùng với các dấu răng được in trên đó một cách rõ ràng. Đó là bởi trong bụng cá sấu cổ đại có chứa axit ăn mòn mạnh - cũng như cá sấu thời nay, nhằm mục đích tiêu hóa con mồi.

Do xương của con khủng long này quá mỏng manh để chia tách khỏi mẫu đá, các nhà nghiên cứu đã tiến hành quét phần bụng của loài khủng long này bằng thiết bị chụp cắt lớp vi tính X-ray (CT) và sau đó tạo ra các mô hình 3D kỹ thuật số của những chiếc xương.

Sau đó, họ tính toán được rằng con Ornithopod xấu số này nặng gần 2 kg, dài chưa đến 1 mét. "Loài khủng long này có lẽ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng trong chuỗi thức ăn của nhiều loài động vật kỷ Phấn trắng", Matt White, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Theo ông, con cá sấu tiền sử này cùng với bữa ăn cuối cùng của nó sẽ tiếp tục cung cấp manh mối về mối quan hệ và hành vi của các loài động vật đã sinh sống ở Australia hàng triệu năm trước.

Theo www.livescience.com



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024